Các Vấn Đề Xã Hội Của Địa Phương Bị Ảnh Hưởng Bởi Kcn


2009. Ngược lại, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, hiện chỉ còn chiếm 10% GDP của toàn Vùng. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng tăng nhưng tỷ lệ không nhiều, hiện chiếm 45,6%. Cụ thể chúng ta xem hình 2.13 để thấy động thái này.


Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

45,1

43,7

45,2

46,0

45,6

45,3

45,6

37,1

41,2

42,2

42,7

44,0

44,1

44,4

17,8

15,1

12,6

11,3

10,4

10,5

10,0

2000 2003 2005 2006 2007 2008 2009


*Ghi chú: Số liệu 2009 là con số dự báo.

Hình 2.13: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng KTTĐBB, giai đoạn 2000 – 2009

Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]

Nếu tính riêng các địa phương trong phạm vi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ KCN (xã có KCN hoặc huyện có KCN) thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn cao hơn rất nhiều do nhiều ngành nghề mới được phát triển để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN và người lao động. Từ đó có thể đánh giá, các KCN đã góp phần tích cực và việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

- Đứng trên góc độ cấu trúc kinh tế, có thể nhận thấy như sau:

+ Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành vùng KTTĐBB dù có xu hướng chậm đi nhưng tốc độ chuyển dịch là khá cao (xem bảng 2.9):

Bảng 2.9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo hệ số Cosφ của 3 vùng KTTĐ



Vùng

Giai đon 2000-05

Giai đon 2006-2008

Giai đon 2000-08

Cosφ

Tl(%)

Cosφ

Tl(%)

Cosφ

Tl(%)

Vùng KTTĐBB

0,9934

7,3

0,9970

4,9

0,9820

12,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 16


Vùng KTTĐMT

0,9802

12,7

0,9935

7,3

0,9542

19,2

Vùng KTTĐPN

0,9975

4,5

0,9994

2,2

0,9968

5,1

Cả nước

0,9949

6,4

0,9991

2,7

0,9900

9,0

Nguồn: Tác giả xử lý từ [4]

Bảng 2.9 cho thấy giá trị của hệ số Cosφ thấp nhất ở vùng KTTĐMT (xem cụ thể phương pháp và kết quả tính hệ số Cosφ ở phụ lục 1), điều đó có nghĩa là tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành của vùng KTTĐMT là cao hơn cả 3 vùng do điểm xuất phát của Vùng này là rất thấp. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng KTTĐBB những năm từ 2000 đến 2008 cao hơn nhiều so với vùng KTTĐPN và cả nước.

+ Xu hướng chuyển dịch có phần chậm lại. Ở vùng KTTĐBB, với đóng góp ngày càng cao của các KCN, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên nhanh chóng, nhưng tỷ trọng ngành dịch vụ lại có xu hướng giảm do bản thân ngành dịch vụ không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với công nghiệp và so với các giai đoạn trước. Trong khi đó ở vùng KTTĐPN, tỷ trọng ngành công nghiệp lại có xu hướng giảm đi do ngành công nghiệp không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với dịch vụ và so với những năm trước đây.

c. Tác động đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật địa phương

Bên cạnh các đóng góp về con số trong GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, sự phát triển các KCN đã có những tác động rất lớn đến việc phát triển về số lượng và cải thiện về chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương. Bên cạnh các đầu tư về CSHT bên trong hàng rào KCN của các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN là sự cam kết đầu tư hạ tầng bên ngoài KCN từ phía nhà nước hoặc khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư như: Đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước sạch, Bưu chính viễn thông… thể hiện thông qua các chính sách nhất quán như tại Nghị định số 108/2006/NÐ-CP, ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và


hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ðầu tư và nhiều văn bản trước đó để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh bên trong và phát triển xã hội bên ngoài KCN. Nhờ sự ảnh hưởng này mà diện mạo hạ tầng nông thôn của nhiều địa phương nơi có KCN đứng chân đã thay đổi một cách nhanh chóng.

2.3.3. Thực trạng PTBV về xã hội

2.3.3.1. Các vấn đề xã hội của địa phương bị ảnh hưởng bởi KCN

a. Chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương có KCN

Việc đền bù đất đai cho người dân mà chủ yếu là nông dân khi giải phóng mặt bằng để phát triển KCN chủ yếu mới chỉ giải quyết được phần nào việc chuyển đổi nghề nghiệp, còn chi phí đào tạo để nông dân và con em họ có nghề nghiệp và thu nhập hàng ngày bằng cách chuyển hẳn sang công nghiệp, dịch vụ để ổn định đời sống vẫn là bài toán nan giải với nhiều địa phương vùng KTTĐBB hiện nay.

Tuy các KCN đã thu hút được một lực lượng lao động địa phương vào làm việc (hình 2.16), nhưng mâu thuẫn hiện nay là KCN yêu cầu lao động có kỹ thuật, có tay nghề, trong khi nông dân và con em họ lại chưa chưa được đào tạo nghề. Do đó việc đào tạo, tuyển dụng người dân vào làm việc trong các KCN cũng gặp nhiều khó khăn.

Do chưa có cuộc điều tra mang tính toàn diện tình hình đời sống, việc làm của người dân các địa phương có KCN và người lao động làm việc trong các KCN vùng KTTĐBB mà chỉ có một số đề tài thực hiện điều tra ở một số tỉnh, chủ yếu là các tỉnh phía Nam và vào các thời điểm khác nhau nên tác giả sử dụng các kết quả điều tra của đề tài: “Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đã được NXB Lao động xuất bản năm 2009 [37] mà tác giả là thành viên tham gia chính để minh họa và đại diện cho vùng KTTĐBB trong luận án. Theo đó, số lao động bị mất việc làm do xây dựng KCN trên địa bàn là khá lớn, số liệu cụ thể như sau:


Bảng 2.10: Lao động mất đất được giải quyết việc làm

(Tỉnh Hưng Yên, tính đến hết năm 2008)

Tiêu chí

Tng s

Văn Lâm

MHào

Yên M

Văn Giang

1. Lao đng phi di ri đphát

trin KCN.

29.759

9.400

5.593

5.735

10.750

2. SLĐ đã được GQVL

12.645

5.782

3.889

2.608

1.962

3. SLĐ được làm trong KCN

8.500

2.683

1.898

1.670

300

4. SLĐ chưa được GQVL

17.114

3.618

1.740

3.127

8.788

5. TlLĐ được GQVL (%)

42,5

61,5

69,5

45,5

18,3

6. TlLĐ di di được làm vic

trong KCN (%)


28,6


28,5


33,9


29,1


2,8

Nguồn: [37]

Bảng 2.10 cho thấy số lượng lao động bị mất đất để phát triển KCN của tỉnh được giải quyết việc làm hiện mới đạt 42,5%; trong đó tỷ lệ được làm việc tại các KCN của tỉnh còn quá nhỏ, chỉ chiếm 28,6% so với tổng số, tức 8.500 người, chiếm 70% số lao động được giải quyết việc làm và 65% tổng số lao động làm việc trong các KCN. Số lao động được giải quyết việc làm theo cơ cấu ngành nghề như sau:


Khác

19%

Công nghiệp

25%

Nông nghiệp

26%

Dịch vụ

16%

Tiểu thủ CN

14%


Hình 2.14: Cơ cấu việc làm của lao động sau khi bị mất đất

Nguồn: [37]

Bảng 2.14 cho thấy, số lao động được giải quyết việc làm chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, TTCN và dịch vụ. Đây là một hướng đi đúng. Tuy vậy, vẫn còn một tỷ lệ lao động không nhỏ làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và các lĩnh vực khác chủ yếu là làm công việc đơn giản, phổ thông như nghề xe ôm, bốc vác, nội trợ, và chủ yếu là tự tìm việc làm, thời gian làm việc không đủ, và họ luôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm.

b. Thực trạng đời sống vật chất của người dân bị thu hồi đất làm KCN

Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có chính sách bồi thường cho họ mà việc bồi thường trước hết là bằng tiền để bù đắp một phần những ảnh hưởng đó. Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:

- Trước hết người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.

- Từ tiền bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.

- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái trong việc học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.

- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà… Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.

Việc thay đổi nghề nghiệp và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của các hộ có đất bị thu hồi thay đổi khá sâu sắc. Thu


100%


80%


60%

40%


20%


0%

0,4

2

0,8

3,8

Giảm nhiều


Giảm một ít


Tương đương trước kia

Tăng không nhiều Tăng thêm nhiều


4,5

12,7

5,5

54,5

17,8 9,9

24,5

22,5

33,6

22,7

2

46,9

26,5

19,2

33,6

3,8

30,2

61,3

9,2 1,2

46,2

23,4

14,3

nhập của hầu hết các hộ so với trước khi bị thu hồi đất để phát triển KCN không tăng lên, mặc dù nhiều người trong số họ phải chuyển sang làm các công việc mới vất vả hơn. Kết quả điều tra của đề tài cấp nhà nước: “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia" [58] cho thấy những thay đổi về thu nhập được thể hiện qua hình 2.15:


M C

13,4

23 24,5

8 35,3

22,4

6,4 40

64,8

1,1

15,6

12,3

TP. H

Tính chung

Hình 2.15: Thu nhập bình quân đầu người của các hộ so với trước khi bị thu hồi đất xây dựng KCN

Nguồn: [58]


Hình 2.15 cho thấy, trong số các địa phương vùng KTTĐBB, Hải Phòng có tỷ lệ ý kiến trả lời có thu nhập tăng lên chiếm cao nhất mới đạt 28,5%; trong khi tỷ lệ này ở Bắc Ninh chỉ có 8,4%. Ngược lại, tỷ lệ ý kiến cho rằng thu nhập của họ bị giảm đi sau khi bị thu hồi đất ở Bắc Ninh cao nhất, chiếm 56,3%, tức trên ½ ý kiến; trong đó số cho rằng thu nhập giảm nhiều là 22,7%. Trong khi tỷ lệ này thấp nhất là Hà Nội tương ứng chỉ là 27,9% và 9,9%. Nếu so với các tỉnh vùng KTTĐPN là Bình Dương và TP. HCM, tỷ lệ số hộ có thu nhập giảm sau khi bị thu hồi đất ở các tỉnh vùng KTTĐBB là cao hơn rõ rệt. Điều này phản ánh khả năng thích nghi với việc chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở các tỉnh vùng KTTĐBB thấp hơn so với phía Nam.


Từ các thực trạng đời sống của người có đất bị thu hồi cho phát triển KCN có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất ở các tỉnh vùng KTTĐBB tăng lên chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong đó, Hà Nội là 27,7%; Hải Phòng 47%; Bắc Ninh 56,3% và Hà Tây (cũ) chỉ có 28,5%. Số còn lại đều cho rằng thu nhập của họ chỉ tương đương và giảm, thậm chỉ giảm nhiều so với trước đây. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho người có đất bị thu hồi bất bình với các chính sách thu hồi, bồi thường của các địa phương đối với họ.

Hai là, trong khi Nhà nước và các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN đã bỏ ra khoản tiền khá lớn để chi trả cho việc bồi thường thu hồi đất, nhưng thu nhập của người bị thu hồi đất chỉ tăng ở một số không nhiều, số còn lại ở trạng thái giảm. Trên phương diện này, có thể đánh giá tính kém hiệu quả của các phương thức bồi thường các địa phương đã triển khai và là ảnh hưởng tiêu cực của phát triển KCN đến các địa phương này.

Ba là, thu nhập của người bị thu hồi đất tăng do có tiền bồi thường, nhưng đó là sự biến động tăng không bền vững. Ở một số địa phương, một bộ phận nhỏ (khoảng 10%) người dân được nhận tiền bồi thường đất đã không có nghị lực, lại thiếu kiến thức, thiếu nghề nghiệp, lười nhác, khi nhận tiền bồi thường đã không đầu tư vào kinh doanh và đầu tư mua sắm phương tiện sinh hoạt mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút v.v.. vì vậy, không lâu, số tiền của họ nhận được đã hết, họ trở thành tay trắng, không việc làm, không thu nhập.

Về điều kiện sinh hoạt, sau khi thu hồi đất điều kiện sống của người có đất bị thu hồi có cải thiện đáng kể so với trước khi bị thu hồi ở gần như tất cả các chỉ số so sánh. Các phương tiện cho sản xuất và sinh hoạt đều tăng. Trong số các chỉ số về phương tiện sinh hoạt, dù đất ở của hộ bị thu hồi đất giảm đi nhưng diện tích nhà kiên cố bình quân lại tăng lên (từ 77,2m2 lên 82,3m2) [58]. Xe máy và ti vi là những


tài sản đắt tiền, nhưng lại có tỷ lệ số hộ sở hữu tăng lên. Đặc biệt có những phương tiện quá đắt tiền như ô tô, những tài sản như máy vi tính cũng đã biến động theo chiều hướng tăng. Tóm lại, ở các địa phương có KCN, đời sống của người nông dân có sự phân hóa khá rõ rệt, nhiều người đời sống khá lên, những nhiều người thì cuộc sống lại trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một số hộ trước mắt thì đời sống cao hơn nhưng còn có thể tiềm ẩn những khó khăn trong tương lai.

c. Thực trạng về trật tự, an ninh ở các địa phương có KCN


Đối với các địa phương có KCN, cùng với sự phát triển của các KCN, nhiều doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động đã tạo điều kiện thu hút hàng nghìn lao động đến làm việc và lưu trú tại địa phương. Do qui mô dân cư tăng lên đột biến, thậm chí ở nhiều địa phương số lao động nhập cư còn cao hơn cả lực lượng lao động địa phương; một số lao động còn là đối tượng đang lẩn tránh sự truy tìm của pháp luật nên chắc chắn tình hình an ninh, trật tự của địa phương sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, chỗ ở của người lao động phần lớn được hình thành tự phát và cho thuê một cách tùy tiện nên tình hình an ninh trật tự tại các khu nhà trọ là khá phức tạp, thiếu sự quản lý cần thiết. Công nhân trong cùng một doanh nghiệp thường không ở tập trung nên cũng gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh. Thêm vào đó, do đa phần dân cư địa phương đều ít nhiều bị mất đất sản xuất, nhiều hộ mất hoàn toàn đất đai canh tác làm cho người dân mất việc làm nhưng lại có thêm thu nhập từ tiền đền bù đất sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự như: trộm cướp, gây rối trật tự công cộng, tệ nạn xã hội… Tình hình trật tự, an ninh của các địa phương có KCN được đánh giá như sau:

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 24/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí