Kế Hoạch Phát Triển Du Lịch Huyện Bác Ái Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030‌


Thu hẹp nhanh khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với mức bình quân của tỉnh Ninh Thuận. Đến năm 2020 đạt 42 triệu đồng, bằng khoảng 75% mức bình quân của tỉnh Ninh Thuận.

Cơ cấu kinh tế của huyện Bác Ái dựa trên nền tảng ngành nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và du lịch, dịch vụ. Đến năm 2020 tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 42 - 43%, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp chiếm 40% và du lịch, dịch vụ chiếm 17 - 18%.

Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt 130 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 26,5%/năm.

Huy động vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18.724 tỷ đồng.

Mục tiêu xã hội

Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2016 - 2020 còn 1,2%/năm. Đến năm 2020 quy mô dân số đạt khoảng 32,6 nghìn người.

Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân 4%/năm. Đến năm 2020 còn dưới 20%.

Đến năm 2020 có trên 75% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bác sỹ/dân số đạt 7,5 bác sỹ/1 vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 20%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 50%, trong đó đào tạo nghề nghề đạt trên 40%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Đến năm 2020 có 65% trường học đạt chuẩn quốc gia, công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, củng cố giữ vững kết quả phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi và phổ cập trung học cơ sở.

Mục tiêu xây dựng Nông thôn mới

Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 14

Định hướng đến năm 2020 có 30% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kênh mương nội đồng, đường sản xuất…, hình thành vùng sản xuất hàng hoá ở khu vực nông thôn.

Về môi trường

Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 98%, số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh đạt 80%, rác thải sinh hoạt


được thu gom và xử lý tập trung đạt 100%, quản lý và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế đạt 100%.

Quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các nguồn gen và động vật quý hiếm của Vườn quốc gia Phước Bình; tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tăng cường năng lực quản lý môi trường.

* Phương hướng phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành du lịch, dịch vụ, thương mại giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 17-18%/năm. Kết hợp du lịch sinh thái giữa thác Chapơr và Vườn quốc gia Phước Bình với các tour du lịch văn hoá Raglai, các khu di tích truyền thống Bác Ái, bẫy đá Pi Năng Tắc, hang 403, tour du lịch đi Đà Lạt, Nha Trang,...

Hình thành các cụm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái: Hồ sông Cái, hồ sông Sắt, hồ sinh thái Đa Mây kết hợp nuôi cá Tầm; làng sinh thái thôn Hành Rạc, thôn Ma Lâm (dân tộc Raglai), thôn văn hoá Bố Lang (dân tộc Chu Ru) và phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp du lịch thể thao mạo hiểm đi xuyên Vườn quốc gia Phước Bình kết hợp thả bè sông Cái, du lịch tham quan thiên nhiên.

Phát triển nhanh tất cả các dịch vụ công cộng và dịch vụ sản xuất như: Khách sạn - nhà hàng, tài chính – ngân hàng, vận tải - bưu điện, dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp,...

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động đầu tư kinh doanh, khai thác chợ, phục vụ tốt nhu cầu đời sống của nhân dân trên địa bàn, đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và văn minh thương mại. (Phòng Văn hóa

– Thông tin huyện Bác Ái, 2014)

3.1.3. Kế hoạch phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

* Mục đích, yêu cầu

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch bền vững, bảo đảm hài


hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

Khai thác các lợi thế về tài nguyên, khí hậu, lợi thế tự nhiên để phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch- dịch vụ, giải quyết việc làm, phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phát triển du lịch đi đôi với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, nâng cao vị thế du lịch Bác Ái – Ninh Thuận đối với cả nước, thúc đẩy tiêu dùng, xuất khẩu tại chỗ và phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tạo việc làm, góp phần giảm nghèo và bền vững trên địa bàn huyện Bác Ái theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

* Phương hướng phát triển du lịch ở huyện Bác Ái

Với những đặc điểm riêng về đa dạng sinh học động thực vật rừng cũng như con người ở huyện Bác Ái, phát triển du lịch theo hướng khai thác TNDL tự nhiên và văn hoá cộng đồng. Cụ thể:

Thu hút nhiều lượng khách tham quan nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học vườn quốc gia; tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Phương hướng chính là phát triển mạnh du lịch sinh thái, đây là động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Từng bước xây dựng ngành du lịch thành ngành công nghiệp "sạch" về môi trường vật chất kỹ thuật, về môi trường văn hoá tinh thần, hiện đại, dân tộc và độc đáo của huyện Bác Ái.

Khai thác tối đa lợi thế tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt và tuyến đường Khánh Hoà – Ninh Thuận (đi qua huyện Khánh Sơn) vào phát triển du lịch, đặc biệt khai thác tốt vườn quốc gia Phước Bình thu hút khách du lịch và nghiên cứu khoa học.

Tổ chức không gian du lịch: chú trọng không gian du lịch Phước Đại - Phước Bình theo hướng phát triển các loại hình trung tâm tiếp đón dịch vụ du lịch tập trung, cơ sở nhà sàn dọc theo tuyến đường xuyên rừng – xuyên vườn quốc gia Phước Bình (tuyến du lịch mạo hiểm), vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật, khu làng sinh thái


thôn Hành Rạc, thôn Ma Lâm (dân tộc Raglai), thôn văn hoá Bố Lang (dân tộc Chu Ru).

Phát triển các loại hình du lịch sinh thái kết hợp du lịch thể thao mạo hiểm đi xuyên vườn quốc gia Phước Bình kết hợp thả bè sông Cái – du lịch tham quan thiên nhiên, di tích lịch sử giao lưu tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc.

Các sản phẩm du lịch sinh thái

Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm gắn thả bè sông Cái.

Tuyến leo núi mạo hiểm suối Đa Mây – núi Gia Zich (cao 1926m) - đến vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (Lâm Đồng).

Tuyến du lịch mạo hiểm quan sát các loài động vật, thực vật quý hiếm theo các tuyến tuần tra, các chòi quan sát... cắm trại dọc suối Gia Nhông, thác Ba Tầng.

Các loại hình du lịch

Du lịch văn hoá

Du lịch nghỉ ngơi giải trí và leo núi, thể thao, du lịch cuối tuần. Du lịch sinh thái kết hợp tham quan các hồ chứa nước.

Đẩy mạnh công tác thông tin xúc tiến du lịch, tập trung xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Bác Ái ra thị trường trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận. Liên kết khai thác các tour trong và ngoài nước, đặc biệt tour TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt - Nha Trang - vườn quốc gia Phước Bình.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền quảng bá về ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, trong đó chú trọng đầu tư các khu, điểm du lịch lớn có khả năng cạnh tranh với các khu du lịch khác trong khu vực.

Phát triển loại hình du lịch văn hoá

Đầu tư, tôn tạo và thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ cảnh quan, môi trường, tính tôn nghiêm cho các di tích văn hoá, lịch sử cách mạng, các danh lam thắng cảnh và các điểm tham quan, nghiên cứu khoa học.


Xây dựng làng du lịch văn hoá của các dân tộc, kết hợp du lịch với các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng (trang trại vườn rừng, trang trại chăn nuôi...), các công trình thuỷ lợi...

Chú ý tính thẩm mỹ, hiện đại và bản sắc dân tộc khi xây dựng công trình kiến trúc trong các khu du lịch.

Coi trọng và tích cực khơi dậy những tinh hoa văn hoá của địa phương để thu hút khách du lịch.

Phục hồi các hoạt động văn hoá nhân dịp lễ tết và các lễ hội truyền thống đặc biệt của địa phương.

Khai thác, duy trì và nâng cao chất lượng các loại hình nghệ thuật dân gian vào quá trình hoạt động kinh doanh du lịch.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao trình độ dân trí, hình thành ý thức tự giác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự và truyền thống hiếu khách vốn có của dân tộc ta và của địa phương.

Quy hoạch các khu du lịch

Vườn quốc gia Phước Bình kết hợp du lịch tham quan nghiên cứu khoa học.

Hồ thuỷ lợi kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái: hồ sông Cái, hồ sông Sắt, hồ sinh thái Đa Mây kết hợp nuôi cá Tầm.

Trận địa PinăngTắc. Hang 403.

Thác Cha Pơ.

3.1.4. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái‌

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, huyện Bác Ái có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch đặc thù như: tham quan, du lịch văn hóa bản địa, sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng. Kết cấu hạ tầng của huyện Bác Ái đang trên chiều hướng phát triển, một số nhà đầu tư trong nước quan tâm, có một số dự án đăng ký đầu tư. Huyện Bác Ái có nhiều tiềm năng và khả năng mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour du lịch văn hóa kết hợp với du lịch biển, du lịch sinh thái. Bác Ái cũng nằm trong hành lang các tuyến, điểm du lịch quan trọng của tỉnh


Ninh Thuận cũng như quốc gia, đây là điều kiện thuận lợi để liên kết phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng ở Bác Ái.

Qua số liệu về lượng khách và doanh thu về du lịch văn hóa có thể thấy Bác Ái có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa nhưng các tiềm năng đó chưa được khai thác hiệu quả, các dự án đầu tư được thu hút vào lĩnh vực du lịch văn hóa còn hạn chế. Cơ sở lưu trú du lịch văn hóa chưa được đầu tư phát triển, sản phẩm du lịch văn hóa còn đơn điệu. Du lịch văn hóa phát triển chậm do chưa được quy hoạch cụ thể, chi tiết. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu để phát triển du lịch văn hóa. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa hầu như chưa có.

3.2. Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

3.2.1. Mục tiêu phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

Xác định mục tiêu phát triển du lịch gắn với dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao tỷ trọng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bác Ái”.

Tích cực triển khai công tác quy hoạch chi tiết về phát triển Du lịch - dịch vụ ở một số địa phương có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn huyện Bác Ái, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch.

Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, hệ thống cấp điện, nước, viễn thông, nhà vệ sinh, nơi trú chân… tại các vùng có tiềm năng phát triển du lịch như thác Chapơ,… để thu hút các nhà đầu tư có năng lực vào tham gia các dự án du lịch của huyện Bác Ái.

Tập trung khôi phục làng nghề theo sản phẩm:

Nghề rượu cần: sưu tập và bảo tồn các loại men, thực hiện việc sản xuất rượu cần theo truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai. Kết hợp biểu diễn điệu múa dân gian, đánh mả la theo phong tục tập quán của đồng bào dân tộc với thưởng thức rượu cần. Nghiên cứu sản xuất các loại hình mới phù hợp với việc lên men rượu, tránh gây


độc tố cho sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường trong sản xuất.

Nghề chế tạo các nhạc cụ và công cụ phục vụ lao động như: sáo trúc, đàn Chapi, gùi, ná… Cần nâng cao trình độ tinh xảo về tay nghề của người lao động, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ các nghệ nhân xây dựng các cơ sở sản xuất các nhạc cụ truyền thống và các công cụ phục vụ lao động sản xuất đa dạng, độc đáo nhằm cung ứng sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách.

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030‌

Quy hoạch khai thác phát triển du lịch

Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Raglai. Quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Raglai phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, kế hoạch xúc tiến đầu tư, quy hoạch mạng lưới giao thông, xây dựng kết cấu hạ tầng,… của huyện Bác Ái. Đây là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành chức năng trong huyện Bác Ái có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo, khai thác các thế mạnh, tiềm năng của văn hóa Raglai cho phát triển du lịch của huyện. Trong quy hoạch cần phải xác định mục tiêu tăng trưởng du lịch gắn với bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Raglai tại huyện Bác Ái. Khi tiến hành quy hoạch phát triển du lịch gắn với văn hóa Raglai cần phải tiến hành tổng kiểm kê, rà soát các di sản văn hóa Raglai trên địa bàn huyện Bác Ái, từ đó đánh giá tình hình phát triển du lịch văn hóa và tính toán, xác định các phương án để phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái. Quá trình quy hoạch phải căn cứ vào thực trạng công tác bảo tồn, hiện trạng các di sản văn hóa Raglai, phải phù hợp với điều kiện cụ thể về đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bác Ái và phù hợp với Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, các quy định pháp lý trong Luật di sản văn hóa, Luật du lịch. Trong quy hoạch cũng cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để người dân, nhất là đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái có ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ với bảo tồn di sản văn hóa Raglai khi phát triển du lịch.


Khai thác văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái để phát triển những sản phẩm đặc thù (lễ hội, âm nhạc dân gian, văn hóa dân gian, ẩm thực,…), có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. Hiện nay, hạn chế cơ bản nhất của du lịch huyện Bác Ái là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao so với các huyện trong tỉnh Ninh Thuận nên việc phát triển du lịch văn hóa trong thời gian tới cần khắc phục hạn chế này. Huyện Bác Ái có 85,7% dân số là người Raglai với nền văn hóa độc đáo – đây là tài nguyên du lịch có giá trị. Để khai thác có hiệu quả văn hóa Raglai cần quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Xây dựng các khu, điểm du lịch phù hợp với đặc trưng của từng di sản văn hóa của dân tộc Raglai. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các địa điểm du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái sẽ đồng nghĩa với việc những giá trị của văn hóa Raglai ở Bác Ái sẽ ngày càng được phát huy.

Bảo tồn và phát huy văn hóa

Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 – 2020, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần phát triển bền vững. Raglai là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, độc đáo, đây chính là tài nguyên quan trọng cho phát triển du lịch ở huyện Bác Ái. Phát triển du lịch góp phần quảng bá, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa Raglai. Xúc tiến, quảng bá du lịch là phương tiện quan trọng để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa của dân tộc Raglai đến với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ các giá trị đó.

Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc nói chung và dân tộc Raglai nói riêng đang gặp nhiều thách thức do tác động của quá trình toàn cầu hóa. Bên cạnh đó, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kĩ thuật nhất là công nghệ thông tin với các phương tiện, thiết bị thông tin hiện đại và cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải có nhiều tiến bộ đã tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dẫn tới kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí