Mức Độ Cảm Nhận Của Du Khách Về Loại Hình Du Lịch Tại Các Địa Điểm Du Lịch Văn Hóa Raglai Ở Huyện Bác Ái‌


Bảng 2.7. Mức độ cảm nhận của du khách về loại hình du lịch tại các địa điểm du lịch văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái‌


Điểm du lịch


Nội dung

Loại khách (số

khách)


Rất thích


Khá thích


Thích

Không thích

Không ý kiến

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Nhà truyền thống Bác Ái

Tham quan

Nội địa

(55 khách)

5

9,1

8

14,5

35

63,6

2

3,7

5

9,1

Quốc tế

(15 khách)

3

20,0

4

26,7

7

46,7

0

0

1

6,6

Nghiên cứu

Nội địa

(20 khách)

4

20,0

5

25,0

8

40,0

0

0

3

15,0

Quốc tế

(5 khách)

1

20,0

1

20,0

2

40,0

0

0

1

20

Vườn quốc gia Phước Bình

Tham quan

Nội địa

(50 khách)

5

10,0

7

14,0

18

36,0

8

16,0

12

24,0

Quốc tế

(8 khách)

1

12,5

1

12,5

3

37,5

0

0

3

37,5

Nghiên cứu

Nội địa

(10 khách)

1

10,0

2

20,0

3

30,0

0

0

4

40,0

Quốc tế (7 khách)


1


14,2


1


14,2


2


28,7


1


14,2


2


28,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

(Nguồn: khảo sát tại Bác Ái, tháng 6/2018)

Kết quả ghi nhận được từ đánh giá của du khách tại Nhà truyền thống Bác Ái, qua khảo sát cho thấy:

Với mục đích đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Raglai, tỉ lệ khách có cảm nhận từ mức thích trở lên khá cao, kể cả khách nội địa và khách quốc tế (khách nội địa là 87,2%, khách quốc tế là 93,4%. Lí do là du khách có nhiều ấn tượng với các vật phẩm trưng bày tại Nhà truyền thống cũng như thái độ phục vụ khách tham quan của người hướng dẫn viên khi giới thiệu về văn hóa Raglai.

Với mục đích nghiên cứu về văn hóa Raglai, tỉ lệ khách có cảm nhận từ mức thích trở lên cũng ở mức cao (khách nội địa là 85% và khách quốc tế là 80%). Lí do


là tại Nhà truyền thống, du khách tham quan nghiên cứu có thể sưu tầm được các hình ảnh, tìm hiểu được những nét độc đáo của văn hóa Raglai qua các vật trưng bày cũng như sự cung cấp thông tin về văn hóa Raglai của đội ngũ hướng dẫn viên.

Và tại Vườn quốc gia Phước Bình cho thấy:

Với mục đích tham quan tìm hiểu văn hóa Raglai, tỉ lệ du khách có cảm nhận từ thích trở lên chỉ ở mức khá (khách nội địa 60,0% và khách quốc tế là 62,5%), còn lại là không có ý kiến. Với mục đích tham quan, nghiên cứu khoa học, tỉ lệ du khách cảm nhận từ mức thích trở lên cũng chỉ ở mức khá (khách nội địa là 60% và khách quốc tế là 57,1%), còn lại là không có ý kiến. Cảm nhận của du khách chủ yếu ở mức khá là do là nhìn chung sản phẩm du lịch văn hóa còn chưa đa dạng, đội ngũ hướng dẫn viên còn yếu và thiếu, việc tham quan nhà sàn truyền thống và đời sống sinh hoạt thực tế của cộng đồng người Raglai còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.3. Số lượng khách du lịch‌

Bảng 2.8. Số lượng khách du lịch văn hóa đến Bác Ái từ năm 2014 - 2017‌


Năm

2014

2015

2016

2017

Số lượng khách đến Ninh

Thuận (lượt người)

1.100.000

1.380.000

1.500.000

1.900.000

Số lượng khách đến Bác

Ái (lượt người)

1.351

1.464

1.675

2.693

Tỉ lệ khách đến Bác Ái so

với toàn tỉnh Ninh Thuận (%)


0,12


0,11


0,11


0,14

(Nguồn: Sở VH –TT – DL Ninh Thuận 2018)

Qua số lượng lượt khách du lịch văn hóa đến Bác Ái trong gia đoạn 2014 - 2017 cho thấy lượng khách đến Bác Ái ngày càng tăng (tăng 1342 lượt khách và tăng gần 2 lần), đặc biệt là những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân do huyện Bác Ái đã bước đầu chú ý tới việc phát triển du lịch văn hóa, xem đây là một trong những biện pháp để phát triển kinh tế xã hội, công tác tuyên truyền quảng bá về văn hóa Raglai ngày càng được chú trọng. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch từng bước được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Các


sản phẩm du lịch gắn với văn hóa Raglai ngày càng được chú trọng phát triển. Công tác giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Raglai ngày càng tốt hơn. Tỉ trọng du khách đến Bác Ái trong tổng tỉ trọng lượng khách du lịch đến Ninh Thuận tuy đang tăng nhưng chiếm rất thấp trong tổng lượng khách đến Ninh Thuận (chỉ chiếm 0,14% năm 2017) (bảng 2.7).

Về thành phần khách du lịch, chủ yếu khách du lịch nội địa chiếm hơn 90%, du khách chủ yếu là người trong tỉnh Ninh Thuận và từ các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, du khách quốc tế đến Bác Ái còn ít và chiếm tỉ lệ thấp.

Tuy du lịch văn hóa tại huyện Bác Ái đang từng bước khởi sắc nhưng do là một huyện có kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng vẫn chưa được chú trọng phát triển. Công tác phát triển, quảng bá du lịch tuy đã được chú ý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nên lượng khách du lịch đến huyện Bác Ái còn ít và phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của huyện.

2.3.4. Về doanh thu du‌

Bảng 2.9. Doanh thu từ du lịch ở tỉnh Ninh Thuận và ở huyện Bác Ái‌



Năm


Tỉnh Ninh Thuận (triệu đồng)


Huyện Bác Ái (triệu đồng)

Tỉ lệ doanh thu từ du lịch ở Bác Ái trong tổng doanh thu từ du lịch của tỉnh Ninh

Thuận (%)

2014

500.000

262,750

0,05

2015

550.000

337,400

0,06

2016

630.000

586,250

0,09

2017

883.000

942,550

0,1

(Nguồn: Sở VH – TT – DL Ninh Thuận 2018) Qua số lượng doanh thu từ du lịch văn hóa của Bác Ái trong gia đoạn 2014 -

2017 cho thấy doanh thu từ du lịch của huyện Bác Ái ngày càng tăng (tăng 679,8 triệu đồng và tăng 3,6 lần). Tuy vậy, doanh thu từ du lịch văn hóa của huyện Bác Ái còn rất thấp, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh


Thuận (năm 2017 chỉ chiếm 0,1% ) (bảng 2.9). Do đó có thể nói doanh thu từ du lịch chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bác Ái.

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động du lịch văn hóa vùng dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái‌

Có thể nói, Bác Ái là một trong những địa điểm du lịch văn hóa rất tiềm năng của tỉnh Ninh Thuận. Đồng bào Raglai vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo về kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, nhạc cụ truyền thống, ẩm thực… Đây là nguồn tiềm năng quan trọng để huyện Bác Ái phát triển các loại hình du lịch văn hóa qua việc khai thác văn hóa Raglai. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm du lịch ở các điểm du lịch hiện nay ở huyện Bác Ái còn khá đơn điệu, nghèo nàn, phần lớn được khai thác qua các hoạt động như tham quan nhà truyền thống, nhạc cụ, các điệu múa truyền thống,… và mức độ khai thác chủ yếu mang tính chất thời vụ.

Dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng hầu như chưa có, do đó khó phát triển du lịch theo hình thức homestay, hơn nữa hiện nay các mẫu nhà sàn, nhà ở truyền thống của người Raglai được thay thế dần bằng nhà xây xi măng, không còn các khu tập trung nhà sàn truyền thống để phục vụ cho các hoạt động du lịch văn hóa cho du khách. Các chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch còn mang nặng yếu tố thị trường, sản phẩm thủ công truyền thống còn nghèo nàn, đơn điệu. Tại điểm du lịch Phước Bình đã có sự vận dụng, khai thác một số giá trị truyền thống của người Raglai để phục vụ phát triển du lịch như bảo tồn, phục dựng nhà sàn truyền thống của người Raglai, thành lập các đội văn nghệ biểu diễn, tạo sản phẩm du lịch… Tuy nhiên, còn mang tính hình thức, thời vụ vì không có người tham gia thường xuyên. Một số phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của người Raglai chưa được khai thác thành các sản phẩm du lịch như các lễ hội truyền thống, chợ phiên, các làng nghề, các làn điệu văn hóa dân gian Raglai… do đó chưa hấp dẫn, thu hút được du khách.

Ngoài ra, du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái còn thiếu nhiều nguồn lực để phát triển. Qua thực tế cho thấy, do điều kiện địa lý của huyện Bác Ái là một huyện vùng cao nên các điểm du lịch văn hóa còn chưa thu hút được sự quan tâm, đầu tư của nhà


nước, các công ty du lịch, tổ chức và cá nhân hoạt động du lịch. Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, các công trình công cộng tại các thôn còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu xây dựng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch văn hóa chưa được chú trọng đầu tư, dẫn tới các hoạt động du lịch văn hóa ở Bác Ái chưa được nhiều du khách biết đến.

Bên cạnh đó nguồn lực đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng cho người tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái còn hạn chế. Hiện nay, số lượng người Raglai tham gia hoạt động du lịch văn hóa ở Bác Ái rất ít (chủ yếu là thành viên các đội văn nghệ truyền thống), về căn bản là mang tính thời vụ, không cố định vì đối với họ du lịch vẫn là một nghề phụ bên cạnh nghề chính là sản xuất nông nghiệp. Việc tham gia vào hoạt động du lịch chủ yếu là vào thời gian rãnh rỗi, đặc biệt là sau khi thu hoạch xong. Đội ngũ hướng dẫn viên phải là những người ít nhiều hiểu biết về văn hóa Raglai, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ hoặc được tập huấn về các giá trị văn hóa Raglai nhưng thực tế hiện nay ở huyện Bác Ái, đội ngũ hướng dẫn viên chưa được chú trọng phát triển. Việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch là người Raglai mới chỉ được thực hiện tại Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường thuộc Vườn quốc gia Phước Bình và đến năm 2017 trung tâm đã tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ thuyết minh viên cho 35 người cộng đồng, tuy nhiên do một số yếu tố khách quan nên hiện nay chỉ còn 4 người tham gia hướng dẫn. Các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối trong hoạt động du lịch văn hóa giữa người dân địa phương và khách, công ty lữ hành du lịch còn hạn chế. Bởi vậy muốn phát triển du lịch văn hóa ở Bác Ái cần sự đầu tư nguồn lực từ bên ngoài và huy động nguồn nội lực từ bên trong, trong đó cần khuyến khích sự tham gia đóng góp của người dân địa phương vào hoạt động du lịch văn hóa.


Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN BÁC ÁI 1


Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN BÁC ÁI ĐẾN NĂM 2020‌

TẦM NHÌN 2030

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng‌

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch văn hóa Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận‌

Hiện nay ngành du lịch ở nước ta đang được chú trọng và tập trung đẩy mạnh để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch.Tiềm năng của các di sản văn hóa đã và đang phát huy mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Nhận thức được vai trò của việc phát huy các giá trị văn hóa và vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch, Đảng và nhà nước ta luôn xác định phát triển du lịch phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa góp phần phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam cũng định hướng khai thác các di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch. Di sản văn hóa và du lịch di sản văn hóa được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật, chủ trương, chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong: Luật Du lịch; Luật Di sản văn hóa; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra mục tiêu tổng quát: “...phát triển du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...”, văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu trong phát triển du lịch; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là yếu tố cuốn hút và nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược cũng đưa ra các mục tiêu phát triển du lịch phải hướng tới góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam; lấy du lịch là động lực, tạo nguồn lực để đẩy mạnh bảo tồn văn hóa; nguồn thu từ du lịch hướng


tới đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, đồng thời tăng cường kiểm soát những tác động từ hoạt động du lịch lên các thiết chế văn hóa; phát triển du lịch văn hóa gắn với giảm nghèo.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu các quan điểm về phát triển du lịch, trong đó du lịch văn hóa là một nội dung quan trọng, quan điểm nêu rõ: “gắn với khai thác và bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc”, “khai thác tiềm năng về văn hóa”, “ khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử có tính đặc thù, có sức cạnh tranh trên thị trường”.

Như vậy có thể thấy việc khai thác các giá trị văn hóa dân tộc Raglai phục vụ phát triển du lịch văn hóa ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển du lịch văn hóa trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và ở tỉnh Ninh Thuận.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận‌

* Mục tiêu tổng quát

Khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện Bác Ái để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, rút ngắn nhanh khoảng cách mức sống dân cư ngang bằng với các huyện trong vùng và của tỉnh Ninh Thuận; Tập trung xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa lớn; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bác Ái theo hướng nông- lâm - thủy sản, công nghiệp chế biến và du lịch - dịch vụ gắn với cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm nghèo nhanh và bền vững; Bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

* Mục tiêu cụ thể Mục tiêu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 21%/năm; trong đó, Nông, lâm và thuỷ sản tăng 18 - 19%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 25 - 26%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 17 - 18%/năm.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí