Về Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Cho Việc Khai Thác Văn Hóa‌


Tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đài chúng để tuyên truyền rộng rãi về du lịch Bác Ái, giới thiệu những chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Ninh Thuận và UBND huyện Bác Ái về phát triển du lịch ở huyện Bác Ái, tuyên truyền các kiến thức phổ thông về du lịch nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch, các chương trình du lịch, các tuyến điểm du lịch mới, các địa danh, di tích văn hóa lịch sử của huyện Bác Ái nhằm thu hút du lịch trong và ngoài nước.

Cần có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội du lịch đa dạng và phong phú nhằm tạo thương hiệu cho du lịch huyện Bác Ái. Cần xây dựng các sự kiện nổi bật theo định kì để làm điểm nhấn thu hút khách du lịch. Xây dựng các điểm cung cấp thông tin du lịch miễn phí tại các địa bàn trọng điểm có lưu lượng khách vãng lai lớn như tại các thành phố, nhà ga, bến xe, chợ… Cần đặt du lịch Bác Ái trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận và rộng hơn nữa là chiến lược phát triển du lịch của các tỉnh Duyên hải Miền Trung, trong các liên kết du lịch đã phát triển trong thời gian qua là Đà Lạt – Phan Thiết – Nha Trang.

Hàng năm, ngành du lịch Bác Ái cần tham gia lễ hội hoặc liên hoan du lịch tại các địa phương có ngành du lịch (đặc biệt là du lịch văn hóa) phát triển mạnh. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về phát triển du lịch để giới thiệu các trung tâm lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tham quan, tìm cơ hội đầu tư để phát triển du lịch tại huyện Bác Ái.

Xây dựng chương trình sân khấu hóa các lễ hội Raglai, nồng cốt là thành lập Đoàn nghệ thuật dân gian Raglai để biểu diễn trong những Festival hay những tour khi du khách có yêu cầu. Trong xu thế hội nhập như hiện nay, văn hóa Raglai còn có dịp giới thiệu rộng rãi với du khách trong khu vực và thế giới. Thông qua các dịp liên hoan văn hóa quốc tế, những người làm công tác bảo tồn và phát huy văn hóa Raglai có dịp so sánh, học tập kinh nghiệm của bạn bè quốc tế trong việc khai thác văn hóa của dân tộc Raglai trong việc phát triển du lịch tại tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Bác Ái nói riêng.


3.3.4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác văn hóa‌

Tập trung triển khai thi công sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch ở huyện Bác Ái. Đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di sản văn hóa Raglai, đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ của ngành du lịch huyện Bác Ái; hình thành các khu du lịch có qui mô lớn tạo động lực cho phát triển; tập trung phát triển đúng hướng du lịch văn hóa, bao gồm di tích văn hóa, làng nghề kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; coi trọng hình thành các tour du lịch mới nhằm thu hút du khách.

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm như giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, công trình phục vụ cộng đồng…bằng cách tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, ngân sách tỉnh Ninh Thuận và huyện Bác Ái.

Tại các khu du lịch đã ổn định cần tạo điều kiện và môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng, dành ưu đãi đầu tư thỏa đáng cho từng địa bàn để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

3.3.5. Về nguồn vốn‌

Vốn đầu tư cho du lịch ở huyện Bác Ái cần được huy động từ nhiều nguồn như: Nhà nước, địa phương, các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Phát tiển du lịch văn hóa từ tiềm năng dân tộc ít người tỉnh Ninh Thuận trường hợp dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái - 16

Ban hành cơ chế chính sách, biện pháp thu hút đầu tư du lịch; các chính sách quản lý các khu tuyến, điểm du lịch cụ thể và rõ ràng đối với từng địa bàn trong huyện Bác Ái. Triển khai các quy hoạch, các dự án được duyệt một cách đồng bộ nhằm phổ biến rộng rãi kêu gọi hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết.

Trích ngân sách địa phương từ nguồn thu du lịch để đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tôn tạo, nâng cấp các điểm, khu du lịch có sức hấp dẫn cao nhằm nâng cao khả năng tái sản xuất hiệu quả.

Tiến hành cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phát triển du lịch vay vốn với chế độ ưu đãi và kiểm soát hiệu quả nguồn vốn cho vay, phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch trong tư vấn và định hướng sử dụng nguồn vốn.


3.3.6. Về đào tạo nhân lực‌

Phối hợp với các ngành có liên quan, tranh thủ và huy động các nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch hằng năm. Việc tuyển dụng mới nhất thiết phải có bằng cấp, qua trường lớp về du lịch, có phẩm chất đạo đức tốt.

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác phát triển du lịch của huyện Bác Ái bằng nhiều hình thức như liên kết các trường cao đẳng, đại học, học viện trong cả nước có đào tạo nghiệp vụ du lịch để cử cán bộ đi học, mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động phục vụ du lịch tại các điểm du lịch, trong đó chú trọng đào tạo nghiệp vụ du lịch cho lao động là người Raglai.

Tăng cường nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Ðổi mới công tác tuyển chọn lao động. Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao.

Nắm bắt được xu thế chung về đào tạo nhân lực cho du lịch của thế giới vẫn là nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch quốc tế với chất lượng cao. Đồng thời có chiến lược lâu dài để khai thác tiềm năng khách nội địa vì khách nội địa khá ổn định.

Cần có những chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa từ công đồng dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái. Các ngành chức năng ở huyện Bác Ái cần tạo điều kiện

3.3.7. Tăng cường vai trò của cộng đồng với phát triển du lịch‌

Các ngành chức năng ở huyện Bác Ái cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Raglai có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nơi mà cuộc sống của họ gắn liền, khuyến khích họ tham gia vào hoạt động du lịch để có được cuộc sống tốt hơn.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bải vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc sống của người Raglai với những thu nhập họ nhận được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và nhân văn bản địa.


Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống cộng đồng.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của huyện Bác Ái để đảm bảo một phân từ thu nhập du lịch sẽ quay lại hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch có sự tham gia của cộng đồng người Raglai.

3.3.8. Một số kiến nghị‌

* Đối với Bộ VH – TT – DL: Chú trọng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, trong đó phục dựng các lễ hội, các nghi lễ, nghi thức văn hóa, nghề truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp, điền hình của dân tộc Raglai.

Củng cố và xây dựng nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trong nước để góp phần phát triển du lịch văn hóa.

Cần đầu tư thỏa đáng cho việc khôi phục, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái nói riêng và người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận nói chung. Hỗ trợ kinh phí để tôn tạo các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người Raglai đang bị mai một theo thời gian. Thường xuyên tổ chức các đợt liên hoan về văn hóa các dân tộc thiểu số để quảng bá tốt hơn về văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Raglai.

* Đối với UBND tỉnh Ninh Thuận và Sở VH – TT – DL tỉnh Ninh Thuận cần đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai, chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan thành thành lập các đội văn hóa, văn nghệ dân gian Raglai để tham gia các liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số do Bộ VH – TT DL tổ chức. Cần có các cơ chế chính sách ưu tiên phát triển du lịch văn hóa từ khai thác các giá trị văn hóa Raglai. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cấp tỉnh về văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chỉ đạo Bảo tàng Ninh Thuận thực hiện nghiên cứu, sưu tầm và trưng bày các chuyên đề về văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận, trong đó có dân tộc Raglai. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa Raglai cho du khách trong nước và quốc tế.


* Đối với UBND và phòng VH – TT huyện Bác Ái: Các cơ sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các địa phương ở huyện Bác Ái phải chỉ đạo các cơ quan sở văn hóa, thường xuyên tổ chức các chương trình với chủ đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai, quan tâm và có kế hoạch cụ thể việc khai thác tìm hiểu phong tục tập quán của dân tộc Raglai. Rà soát các địa điểm có thể phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện Bác Ái. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Raglai cũng như phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn huyện. Cần có các chính sách ưu tiên để thu hút các doanh nghiệp khai thác, phát triển du lịch đến đầu tư ở huyện Bác Ái.

* Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Chú trọng xây dựng các chương trình, các tour du lịch về văn hóa Raglai, liên kết các doanh nghiệp lữ hành để đưa du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa Raglai ở huyện Bác Ái.

* Đối với cộng đồng dân tộc người Raglai: Cần giáo dục cho thế hệ trẻ, tôn trọng và cố gắng gìn giữ những nét văn hóa quý báu của thế hệ ông cha để lại. Bảo tồn và tích cực khai thác khoa tàng văn hóa của dân tộc mình nhằm giới thiệu những nét độc đáo cho các dân tộc trong và ngoài nước, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc đồng thời đem lại nguồn kinh phí thu nhập từ các lễ hội từ các giá trị văn hóa của chính dân tộc mình.


KẾT LUẬN‌

Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người ở Việt Nam là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và nhà nước. Có thể thấy cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái đang lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú, đặc sắc, có giá trị, góp phần vào sự thống nhất trong đa dạng của bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Sự độc đáo trong bản sắc văn hóa dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái là thế mạnh trong khai thác du lịch văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bác Ái. Trong thời gian tới, các ngành chức năng có liên quan cần có các chương trình, kế hoạch nghiên cứu các đề tài cụ thể về văn hóa dân tộc Raglai để bảo tồn những giá trị văn hóa Raglai nói chung và ở huyện Bác Ái nói riêng; Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng, tu sửa Nhà truyền Thống Raglai ở Bác Ái; Duy trì và khôi phục các lễ hội truyền thống Raglai, vận động bà con Raglai phục chế và di trì các nhà sàn truyền thống; Tiếp tục duy trì tăng cường xây dựng các thiết chế văn hóa vùng đồng bào Raglai, khuyến khích người dân sử dụng nhạc cụ truyền thống, hát những bài hát dân ca, hát ru, sử dụng trang phục truyền thống trong các lễ hội, các buổi sinh hoạt văn hóa; Tổ chức các lớp truyền dạy văn hóa dân gian cho lớp trẻ, đặc biệt là thiếu nhi người Raglai; Thường xuyên tổ chức các ngày Hội văn hóa Raglai có quy mô từ cấp cấp huyện trở lên; Tích cực tham gia các liên hoan Văn hóa các dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức; Nâng cao nhận thức của đồng bào Raglai về trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa Raglai để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ nhận được qua việc tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị của văn hóa Raglai; Nghiên cứu kết hợp với các văn hóa của các dân tộc khác trong tỉnh Ninh Thuận như người Chăm, người K’ho, người Hoa…; Nghiên cứu kết hợp với TNDL khác của Ninh Thuận như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu về cảnh quan khô hạn ở Ninh Thuận,…


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

Cục di sản văn hóa. (2018). Tài liệu hội thảo – Tập huấn nâng cao về kỹ năng cho nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện kiểm kê sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Cục thống kê Ninh Thuận . (2016). Niên giám thống kê 2015 tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận. Hải Liên, Hoài Sơn. (2009). Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ. Nxb

Thế Giới, Hà Nội.

Hải Liên, Hoài Sơn. (2009). Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ: Nxb Thế Giới, Hà Nội.

Hải Liên. (2001). Trang phục cổ truyền Raglai: Nxb Đại học Quốc gia. Hà Nội.

Hải Liên. (2009). Chhar nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung Bộ. Nxb Thế giới, Hà Nội.

Hải Liên. (2009). Lễ hội Raglai. Nxb Thế giới. Hà Nội.

Hải Liên. (2010). Lễ tang của người Raglai cực Nam Trung Bộ: Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

Lai Châu. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và phát triển cộng đồng ở Việt Nam. Khai thác từ http: //laichau. tourism.vn

/index.php?cat= 30&itemid=347.

Lê Ngọc Luyến. (2005). Văn hóa Raglai Những sắc màu. Hội văn học Nghệ thuật Ninh Thuận.

Lê Thông. (2006). Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, Tập 5: Các tỉnh, thành phố cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ: Nxb Giáo dục. Tp. Hồ Chí Minh.

Luật Du lịch. (2017). Nxb Sự thật Quốc gia.

Nguyễn Hữu Thông, Trần Đức Anh Sơn. (2011). Mấy vấn đề phát triển du lịch văn hóa ở các tỉnh duyên hải miền Trung. Hội thảo khoa học Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, 59-68. http:// dised.vn /LinkClick.aspx

?fileticket=rRUMtZv.

Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông. (2013). Địa lý dịch vụ, tập 2: Địa lí thương mại và du lịch, Nxb ĐHSP. Hà Nội.

Nguyễn Minh Tuệ. (2014). Địa lý du lịch Việt Nam. Nxb GD Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Thế Sang. (2005). Akhàt Juca Raglai. Nxb Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.


Nguyễn Thế Sang. (2005). Luật tục Raglai. Nxb Văn hóa Dân tộc. Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu, Thập Liên Trưởng, Phạm Văn Thành. (2010). Lễ nghi nông nghiệp truyền thống tộc người Chăm – Raglai Ninh Thuận,. Nxb Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Tuấn Triết. (1991). Người Raglai ở Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

Phan Quốc Anh. (2007). Văn hóa Raglai những gì còn lại. Nxb Văn Hóa Dân Tộc.

Hà Nội.

Phan Quốc Anh. (2012). Văn hóa Raglai . Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bác Ái. (2014). Kế hoạch phát triển du lịch huyện Bác Ái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Thuận.

Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Ninh Thuận. (2017). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Ninh Thuận.

Thông tin thư mục chuyên đề Văn hóa Raglai. (2011). chuyên đề Văn hóa Raglai.

Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Ninh Thuận.

Thư viện học liệu mở Việt Nam. Khái niệm về du lịch và loại hình du lịch. Khai thác từ http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-du-lich-va-loai-hinh-du-lich/853456d6.

Tổng cục du lịch. (2014). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.

Tổng cục du lịch. (2016). Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Hà Nội.

Trần Diễm Thúy. (2010). Văn hóa Du lịch. Nxb Văn hóa – Thông tin, TP. Hồ Chí Minh.

Trần Đức Thanh, Trần Thị Mai Hoa. (2017). Giáo trình Địa lý du lịch. Nxb ĐHQG Hà Nội. Hà Nội.

Trần Kim Hoàng. (2010). Yếu tố biển trầm tích trong văn hóa Raglai. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023