Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

10


hợp đầy đủ vai trò của các thành phần trong xã hội; thông qua phát triển nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền làm chủ của con người bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa; thông qua chủ trương đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; thông qua việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguyễn Tùng Lâm, “Mấy suy nghĩ về nhân tố con người trong triết lý phát triển của Hồ Chí Minh” [22]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề: (1) Lấy con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, theo Hồ Chí Minh đó là việc phát triển xã hội theo hướng nhân văn nhằm đáp ứng những khát vọng của con người để tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển toàn diện, hài hòa, như một chủ thể xã hội; (2) Làm rõ một số nội dung, biện pháp mà Hồ Chí Minh đã đưa ra để thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, thúc đẩy phát triển xã hội, như: cần phát huy yếu tố động lực chính trị - tinh thần; coi trọng lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đạo đức cách mạng.

Trần Thị Hợi, Phát huy nhân tố con người từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn Việt Nam hiện nay [15]. Cuốn sách bao gồm 3 chương, trong đó có những nội dung lý luận chính sau đây: (1) Phân tích nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua việc làm rõ khái niệm phát huy nhân tố con người, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người khi coi phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng; (2) Phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; phát huy nhân tố con người với tư cách là thực thể thống nhất giữa cá nhân và xã hội; (3) Làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn về phát huy nhân tố con người khi nó kết tinh thành những giá trị bền vững, những định hướng cho việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KTTT định hướng XHCN.

Đoàn Nam Đàn, “Sự phát triển nhận thức của Đảng về phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước” [6]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề về: (1) Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam, nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam; (2) Phân tích sự kế thừa và phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người từ Đại hội VI đến Đại hội XII với việc xác định xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục

11


tiêu của chiến lược phát triển; (3) Những quan điểm của Đảng đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, con người được phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Nguyễn Hiền Lương, “Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [23]. Tác giả đã làm rõ một số nội dung cơ bản, đó là: (1) Phân tích quan điểm của triết học mác xít về vai trò của con người trong lịch sử như là chủ thể của lịch sử; (2) Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nhân tố con người khi coi con người với tư cách là nguồn lực của mọi sự phát triển và coi trọng nhân tố con người không chỉ là thước đo trình độ văn minh của một xã hội mà còn là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển và tiến bộ xã hội; (3) Làm rõ các động lực cơ bản phát huy vai trò của nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay như việc quan tâm đến lợi ích của con người, thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và nâng cao năng lực trí tuệ của con người Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nguyễn Trọng Chuẩn, “Nhân tố con người và văn hoá trong sự phát triển bền vững của đất nước” [2]. Bài viết đã làm rõ những nội dung sau: (1) Để phát triển bền vững đất nước đòi hỏi cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền vững của nhân tố con người - nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, đồng thời chính con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể của sự phát triển; (2) Đối với mỗi cá nhân, khi tự ý thức được bản thân là chủ thể trong quá trình phát triển, con người sẽ khơi dậy và tự bộc lộ được tất cả khả năng, từ khả năng tư duy cho đến khả năng hành động, cùng với sự tự ý thức về trách nhiệm công dân của mình để đóng góp cho quá trình đổi mới, phát triển đất nước; (3) Trong quá trình đổi mới chúng ta đã cố gắng khai thác tất cả các nguồn lực hiện có, đặc biệt là nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định.

Trần Văn Phòng, “Một số giải pháp đột phá nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước” [29]. Tác giả đã làm rõ các nội dung Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ hơn con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước và đề ra những giải pháp nhằm phát huy tối đa nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cụ thể là: (1) Đảng, Nhà nước đã có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn lực con người Việt Nam; Đảng, Nhà nước đã có cơ chế, chính sách cán bộ tương đối toàn diện, đồng bộ từ quy hoạch nguồn, đào

Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 3


tạo bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, sử dụng và đãi ngộ; (2) Đảng, Nhà nước đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước; xây dựng hệ thống các chính sách đối với từng giai tầng xã hội để phát huy tối đa tiềm năng, sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập; (3) Đảng, Nhà nước khẳng định đại đoàn kết toàn dân là chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng; thường xuyên quan tâm đến hoàn thiện các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy các giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

Hoàng Thái Triển, Phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [46]. Nội dung cuốn sách được chia làm ba chương, đó là: (1) Nhân tố con người với vấn đề CNH, HĐH trong đó làm rõ các phương thức tiếp cận nhân tố con người, các vấn đề xung quanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu của nhân tố con người trước đòi hỏi của CNH, HĐH;

(2) Phân tích nhân tố con người trong sản xuất thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt trong đó làm rõ nhân tố con người đối với quá trình phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong quá trình CNH, HĐH và đưa đến kết luận về mâu thuẫn giữa hai quá trình này; (3) Khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH vừa qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Sithaluon Khamphuvong, Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Lào là yêu cầu khách quan [139]. Bài viết đã đưa ra, làm rõ một số nội dung về:

(1) Khái niệm cũng như nguyên nhân đòi hỏi cần phải chú trọng tới việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay; (2) Nhân tố con người hiện nay trong nước CHDCND Lào vẫn còn những hạn chế về trình độ, năng lực áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, sự chênh lệch về trình độ của trình độ dân trí trong cả nước đã có những ảnh hưởng không tốt đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước; (3) Phân tích thực trạng nhân tố con người tại nước CHDCND Lào với tư cách là động lực của quá trình phát triển kinh tế nhằm hội nhập với khu vực và thế giới cũng như đòi hỏi đối với nhân tố con người trong quá trình này.


Xi Tha Lườn Khăm Phu Vông, Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay [55]. Luận án đã làm rõ một số nội dung về: (1) Chính sách xã hội với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay qua việc phân tích lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người; chính sách xã hội, tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người qua việc góp phần điều tiết các quan hệ xã hội, tạo việc làm cho người lao động, là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức, đào tạo nguồn nhân lực và là sự hội tụ giữa ý Đảng và lòng dân; (2) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở Lào, như chính sách xã hội với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, về đào tạo tay nghề lao động, đền ơn đáp nghĩa, các tệ nạn xã hội, vấn đề môi sinh, môi trường và vấn đề đói nghèo trong xã hội; (3) Làm rõ những yêu cầu nhằm phát huy nhân tố con người, như đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế, gắn đổi mới chính sách xã hội với ổn định chính trị và an ninh, đổi mới chính sách xã hội với xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Khămpheng Thipmuntaly, “Phát triển nguồn lực con người - một số quan điểm và khái niệm về con người” [133]. Bài viết đã (1) Phân tích và làm rõ vấn đề cần phải coi trọng nhân tố con người, xem nhân tố con người như một động lực quan trọng đóng góp vào việc thúc đẩy quá trình phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải có tầm nhìn chiến lược hơn để phát huy yếu tố con người để đáp ứng quá trình CNH, HĐH đất nước; (2) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nhân tố con người, thể hiện qua những nội dung cơ bản như: lợi ích vật chất và tinh thần, nhu cầu của mỗi cá nhân - đây là động lực tác động trực tiếp đến mỗi một cá nhân cũng như ảnh hưởng đến việc phát huy, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của con người trong lao động sản xuất.

Sommad Phonesena, “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [34]. Tác giả bài viết góp phần làm rõ hơn những nội dung về: (1) Quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi cần coi trọng, cũng như thực hiện đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cả về yếu tố tri thức, kiến thức, năng lực, kinh nghiệm; (2) Làm rõ vấn đề hiện nay nước CHDCND Lào đang phải đối mặt với nhiều thách thức, tác động không tốt đến vấn đề này mà một trong những tác động đó chính là nhân tố con


người chưa có sự phát triển đồng đều; (3) Phân tích những yếu tố tác động đến nguồn nhân lực như về chính sách giáo dục, y tế và dinh dưỡng, chính sách hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực; biện pháp về nâng cao dân trí cho người dân cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho lớp trẻ đặc biệt là tại khu vực nông thôn.

Bunsathien Kingkeobunnong, Phát triển nguồn nhân lực gắn với quá trình đào tạo nghề [125]. Tác giả đã luận bàn về vấn đề phát triển nguồn nhân lực qua các nội dung như: (1) Làm rõ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào, coi đây là yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; (2) Đưa ra một số yêu cầu trong việc phát triển nguồn nhân lực, như coi trọng phát triển lực lượng lao động của nước CHDCND Lào có tay nghề, kiến thức, có đầy đủ năng lực và chấp hành kỷ luật; quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động cũng như trọng dụng những người có tri thức, đạo đức.

Sưlao Sôtuky, Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở thủ đô Viêng Chăn [35]. Luận án đã làm rõ một số vấn đề có liên quan đến đề tài như: (1) Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn qua việc phân tích khái niệm, nội dung cũng như các yếu tố ảnh hưởng; (2) Phân tích tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn với những nội dung về số lượng, chất lượng, sự phân bố, sử dụng nguồn nhân lực theo ngành nghề; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách, tác phong, giáo dục - đào tạo, hệ thống đào tạo nghề; (3) Làm rõ phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn mới.

Sysomphone Vongphachanh, “Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về phát huy nhân tố con người qua các kỳ Đại hội Đảng” [37]. Qua bài viết tác giả đã làm rõ một số nội dung sau: (1) Sự hình thành và phát triển về nhận thức, quan điểm của Đảng NDCM Lào về vấn đề con người cũng như phát huy nhân tố con người từ Đại hội IV đến nay; (2) Phân tích nguyên nhân, thành quả đạt được cũng như làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế đối với việc phát huy nhân tố con người;

(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay, như: nâng cao nhận thức về phát huy nhân tố con người, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, có chính sách phù hợp đối với các đối tượng trong quá trình lao động.


1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (Chủ biên), Kinh tế du lịch và du lịch học [24]. Cuốn sách bao gồm 9 chương, tại chương IV tác giả đã phân tích các nội dung về kinh tế du lịch, trong đó đã làm rõ những nội dung đó là: (1) Khái quát về kinh tế du lịch qua việc chỉ rõ các hoạt động về kinh tế du lịch; đặc điểm và các khâu vận hành của kinh tế du lịch; chiến lược và quy hoạch phát triển của kinh tế du lịch qua việc phân tích các điều kiện phát triển kinh tế du lịch, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế du lịch, quy hoạch bố cục chiến lược và quy hoạch trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế du lịch, quy hoạch biện pháp chiến lược phát triển kinh tế quốc dân; (2) Làm rõ nội dung về sản phẩm du lịch qua việc phân tích khái niệm về sản phẩm du lịch; cơ cấu của sản phẩm du lịch; giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch; đặc tính của sản phẩm du lịch như tính tổng hợp, tính không dự trữ, tính không thể chuyển dịch, tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ, tính dễ dao động và phân tích về thị trường du lịch và cạnh tranh của thị trường du lịch; (3) Phân tích hiệu quả và lợi ích kinh tế du lịch qua các nội dung về thu nhập và phân phối du lịch; hiệu quả và lợi ích cũng như con đường nâng cao hiệu quả của kinh tế du lịch; hiệu quả và lợi ích của kinh tế vi mô du lịch và vĩ mô du lịch.

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên), Giáo trình kinh tế du lịch

[8]. Cuốn sách bao gồm mười một chương trong đó có các nội dung cụ thể, đó là:

(1) Một số khái niệm cơ bản về du lịch; lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động kinh tế - xã hội của du lịch; nhu cầu du lịch, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; điều kiện để phát triển du lịch; tính thời vụ trong du lịch; lao động trong du lịch; cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; chất lượng dịch vụ du lịch; hiệu quả kinh tế du lịch; quy hoạch phát triển du lịch và tổ chức và quản lý ngành du lịch; (2) Trong chương 9, về hiệu quả của kinh tế du lịch, các tác giả đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế du lịch như điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân tố con người tham gia vào hoạt động du lịch và làm rõ một số yêu cầu và phạm vi phản ánh hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

Trần Văn Phương, “Phát triển kinh tế du lịch với bảo tồn văn hoá truyền thống các dân tộc ở Tây Nguyên” [30]. Bài viết đã: (1) Khái quát chung về địa bàn


Tây Nguyên với các đặc điểm vị trí, dân tộc và văn hóa hết sức đặc sắc, riêng biệt;

(2) Làm rõ văn hóa truyền thống Tây Nguyên dưới tác động của sự hội nhập và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân bên cạnh đó cũng có tác động nhất định tới việc bảo tồn kho tàng văn hóa đặc sắc của các dân tộc; (3) Phân tích kinh tế du lịch trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên cũng như yêu cầu cần huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa nhằm phục vụ du lịch, phát triển kinh tế ở Tây Nguyên để qua đó tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, truyền bá văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên với bạn bè trong và ngoài nước.

Nguyễn Thị Hồng Lâm, Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế [21]. Ngoài việc tổng quan các công trình có liên quan đến nội dung về kinh tế du lịch trong và ngoài nước, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

(1) Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế qua việc làm rõ khái niệm du lịch, khái niệm kinh tế du lịch; mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế như vai trò của Nhà nước, tiềm năng du lịch, quy mô và chất lượng hoạt động của các cơ sở cung ứng sản phẩm và dịch vụ du lịch, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế và tác động đến kinh tế du lịch, đưa ra kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số nước có khả năng vận dụng ở Việt Nam; (2) Làm rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch; phân tích thực trạng thành tựu và hạn chế kinh tế du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập quốc tế từ năm 2000 đến nay như vấn đề kinh doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, vận chuyển hành khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và sản phẩm du lịch; mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với các ngành khác; (3) Trình bày bối cảnh mới về kinh tế du lịch của các tỉnh Bắc Trung Bộ; phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong việc phát triển các sản phẩm du lịch, đầu tư phát triển, đảm bảo tính bền vững, mở rộng liên kết các khu du lịch nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.

Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thanh Quang, “Phát triển kinh tế du lịch ở một số nước Mỹ Latinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” [50]. Tác giả đã trình bày

17


(1) Một số ngành du lịch tại các nước Mỹ La Tinh như Mexico, Cu Ba, Brazil, Velezuela; (2) Đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế du lịch đó là: Nhà nước cần tôn trọng ý kiến của cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế du lịch; tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế du lịch cả về cơ chế, chính sách và kết cấu hạ tầng du lịch; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường, lựa chọn đối tác đầu tư phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế du lịch và phát huy các nguồn lực trong, ngoài nước để đầu tư phát triển kinh tế du lịch.

Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thùy Trang, “Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam” [17]. Các tác giả đã phân tích và làm rõ những nội dung về: (1) Thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch với việc chứng minh nhân lực ngành du lịch có vai trò quyết định không chỉ với sự phát triển du lịch mà còn góp phần không nhỏ vào việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và làm rõ cơ cấu nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực du lịch; (2) Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, trong đó chỉ rõ trong những năm qua nhà nước Việt Nam đã chú trọng tới việc hoạch định chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; khung pháp lý cho ngành du lịch cũng luôn được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn; bộ máy quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch được củng cố, có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ; công tác đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được cải tiến và công tác thanh tra kiểm tra các cơ sở đào tạo và kinh doanh du lịch ngày càng đi vào nền nếp.

Nguyễn Văn Tuấn, “Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và chất lượng, phấn đấu cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020” [52]. Bài viết đã làm rõ một số nội dung căn bản như: (1) Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường qua việc phân tích các yếu tố như về khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách nội địa trong cả nước, về tổng thu từ khách du lịch, về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, về quy hoạch phát triển du lịch, về xây dựng sản phẩm du lịch, về công tác nghiên cứu phát triển thị trường, về công tác quảng bá du lịch và về công tác bảo vệ tài nguyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022