Giải Pháp Đối Với Cộng Đồng Xã Hội


Hệ thống mạng và máy tính phục vụ cho trẻ tra cứu các thông tin liên quan tới các ngành học cũng cần được bổ sung thêm.

Hệ thống máy ghi âm và một số trang thiết bị khác cũng cần có giúp đội ngũ NVCTXH tổ chức các hoạt CTXHN.

4.2.1.6. Giải pháp đối với cộng đồng xã hội

Để các cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục và bảo vệ TEMC một cách tốt nhất, không chỉ phụ thuộc vào vai trò quản lý của Nhà nước, các cấp có thẩm quyền, lãnh đạo các cơ sở, mà còn phụ thuộc nhiều vào chính cộng đồng xã hội nói chung và cộng đồng xã hội nơi có các cơ sở chăm sóc trẻ em đóng trên địa bàn.

Sự chung tay hỗ trợ về mặt vật chất cho các cơ sở chăm sóc trẻ em nhằm đảm bảo và tăng thêm các nguồn lực giúp đáp ứng tốt nhất các nhu cầu cơ bản của TEMC, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp nhất.

Sự tham gia vào các hoạt động giáo dục cho TEMC thông qua các hoạt động thực tiễn như: tổ chức các buổi giao lưu với các cơ sở; khi địa phương tổ chức các hoạt động cần tạo điều kiện và khuyến khích trẻ sống trong các cơ sở chăm sóc trẻ em tham gia với vai trò như một thành viên trong cộng đồng đó; mỗi dịp tết đến, cộng đồng xã hội nói chung và địa phương nói riêng cũng cần có các hoạt động dành tặng cho TEMC tại các cơ sở chăm sóc trẻ em.

Làm cầu nối giữa các cơ sở chăm sóc trẻ em với các cá nhân, tổ chức nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các nguồn lực tốt nhất cho trẻ, các nguồn lực có thể như: học bổng; đội ngũ giáo viên dạy kèm miễn phí; giáo viên bổ trợ các kỹ năng sống; tài chính; học nghề; việc làm...

Cộng đồng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kết nối với các gia đình có nhu cầu nhận con nuôi/gia đình thay thế cho trẻ (những trẻ có nhu cầu). Việc tìm kiếm được các gia đình thay thế giúp giảm thiểu gánh nặng lên hệ thống an sinh của Đất nước nói chung và các cơ sở chăm sóc trẻ em nói riêng. Bên cạnh đó, gia đình thay thế sẽ đảm bảo cho trẻ được những cơ hội bền vững, ngay cả khi trẻ đã trưởng thành.

Trích phỏng vấn sâu dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Cũng chia sẻ thật với em, Trung tâm chị là một Trung tâm có bề dày và lâu năm trong hoạt động chăm sóc TEMC. Nhưng cũng không thể hoàn toàn trông chờ vào Nhà nước mà cũng rất cần sự chung tay của cộng đồng xã hội. Trong nhiều năm


Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 21

qua, Trung tâm chị luôn nhận được sự hỗ trợ tuy không nhiều nhưng cũng được phần nào sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức như các trường Đại học tham gia dạy kèm miễn phí cho trẻ, các trường dạy nghề cũng sẵn sàng hỗ trợ học phí học nghề cho các con và hơn nữa vào dịp lễ, tết, Trung tâm nhận được nhiều sự hỗ trợ bánh kẹo, gạo, sách vở... từ các cá nhân và các công ty.” (PVS, nữ 46 tuổi – TTBTXH4).

Cộng đồng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền các kiến thức nhằm phòng ngừa các vấn đề phát sinh liên quan tới việc TEMC bị bỏ rơi. Giúp các cá nhân, gia đình có cái nhìn đúng đắn và hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

4.2.2. Các giải pháp cụ thể

4.2.2.1. Giáo dục kỹ năng sống

Giáo dục kỹ năng sống được xem là nội dung quan trọng và không thể thiếu trong các cơ sở chăm sóc TEMC. Hiện nay, các cơ sở đã phần nào tổ chức được các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tuy nhiên, các hoạt động đó vẫn còn tổ chức chung chung, chưa có sự phân hóa theo độ tuổi, nhu cầu cũng như vấn đề trẻ cần được hỗ trợ. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tổ chức các nhóm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách khoa học, phù hợp với độ tuổi, nhu cầu... và NVCTXH cần vận dụng phương pháp CTXHN vào can thiệp, hỗ trợ và giáo dục kỹ năng sống cho các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ được trang bị các kiến thức cơ bản, các kỹ năng giao tiếp, sự tự tin và các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bản thân, sự an toàn và các giá trị bản thân...

Bên cạnh đó, để hoạt động giáo dục kỹ năng sống được hiệu quả và mang tính thực tiễn, đòi hỏi NVCTXH cần rèn luyện các kỹ năng và nhận biết được các nhu cầu của trẻ cũng như lựa chọn các thành viên vào nhóm phù hợp. Việc NVCTXH kịp thời nhận diện những trẻ có nhu cầu và động viên trẻ tham gia được xem là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của hoạt động nhóm.

Khi tiến hành can thiệp các nhóm giáo dục kỹ năng sống, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của phương pháp CTXHN, nhưng có sự linh hoạt và không cứng nhắc. NVCTXH cần tổ chức sinh hoạt nhóm theo kế hoạch; lựa chọn các thành viên vào nhóm có những đặc điểm tương đồng về độ tuổi, nhu cầu; thời gian tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm cần phù hợp với lịch học của các thành viên và có sự linh hoạt cũng như được thực hiện trong khoảng thời gian đủ để vấn đề của các thành viên


150


trong nhóm được giải quyết; tuyển số lượng các thành viên không quá nhiều và cũng không quá ít nhằm đảm bảo chất lượng các buổi sinh hoạt nhóm...

4.2.2.2. Can thiệp, trị liệu

Tại các cơ sở chăm sóc trẻ em với đặc thù là TEMC, mỗi trẻ có hoàn cảnh, vấn đề, khó khăn và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi NVCTXH cần có những cách thức can thiệp, hỗ trợ cho trẻ một cách phù hợp nhất, trong đó phải kể tới hoạt động can thiệp nhóm. Để tăng cường hoạt động can thiệp nhóm, đòi hỏi:

Lãnh đạo các cơ sở khuyến khích NVCTXH thực hiện các ca can thiệp theo nhóm trẻ có chung vấn đề. Khi NVCTXH can thiệp, có thể tham gia góp ý kiến nếu Lãnh đạo cơ sở có kiến thức chuyên sâu về CTXHN hoặc mời chuyên gia về phương pháp CTXHN tới quan sát hoạt động can thiệp của NVCTXH không tham dự hoặc bán tham dự. Như vậy, hoạt động can thiệp cho các nhóm trẻ có chung vấn đề sẽ được cải thiện và có tính lan tỏa, giúp trẻ giải quyết được những khó khăn.

NVCTXH đánh giá được mức độ các vấn đề trẻ gặp phải, chọn lọc những nhóm trẻ có vấn đề tương tự vào một nhóm và thực hiện can thiệp theo nhóm. Để thực hiện được hoạt động can thiệp theo nhóm, đòi hỏi phải là những NVCTXH có kiến thức chuyên sâu về CTXH nói chung và CTXHN nói riêng; nắm bắt được các yêu cầu khi can thiệp cho các nhóm trẻ có chung vấn đề; có kinh nghiệm để lường trước những rủi ro có thể xảy ra.

Khi tiến hành can thiệp, NVCTXH cần tính tới các yếu tố tác động, rủi ro trong quá trình can thiệp, từ đó lên các phương án dự phòng cũng như tìm kiếm trước các nguồn lực hỗ trợ.

Bên cạnh đó, để thực hiện được các hoạt động can thiệp hiệu quả và đúng với quy trình CTXHN, đòi hỏi NVCTXH cần nghiên cứu và tham gia học hỏi các mô hình can thiệp tại các cơ sở khác cũng như đòi hỏi sự phối hợp, có trách nhiệm của trẻ khi tham gia.

Hoạt động can thiệp nhóm sẽ được diễn ra trong thời gian dài, vì vậy, NVCTXH cần có sự chuẩn bị về không gian, thời gian hợp lý cùng các trang thiết bị phù hợp, nhằm thúc đẩy quá trình can thiệp nhóm hiệu quả.

Sự hợp tác giữa đội ngũ NVCTXH tại cơ sở trong quá trình can thiệp nhóm cho các nhóm trẻ có vấn đề khó khăn được xem là một giải pháp tốt. Bởi lẽ, có những trẻ thời gian đầu tỏ ra hợp tác, tuy nhiên sau một thời gian các em có không


151


kiên nhẫn tham gia, thậm chí tìm cách phá đám. Vì vậy, NVCTXH cần kêu gọi sự hợp tác của đồng nghiệp cũng như xin ý kiến các chuyên gia nếu vấn đề can thiệp trở nên khó khăn.

4.2.2.3. Hoạt động hướng nghiệp

Hướng nghiệp/định hướng giá trị nghề nghiệp cho TEMC luôn được xem là nhiệm vụ mũi nhọn và quan trọng của mỗi cơ sở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động triển khai hướng nghiệp cho trẻ chưa đem lại hiệu quả cao khi các hoạt động đó được triển khai quy mô đại trà mà chưa tính tới nhu cầu, độ tuổi và các đặc điểm khác của trẻ. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động hướng nghiệp theo nhóm hiệu quả cần:

Có sự chuyên môn hóa trong phân công nhiệm vụ cho đội ngũ NVCTXH trong các cơ sở, thậm chí cần có tổ chuyên tư vấn hướng nghiệp cho trẻ. Tổ sẽ được hoạt động định kỳ và tư vấn hướng nghiệp thường xuyên cho các cá nhân, nhóm trẻ có nhu cầu.

Bồi dưỡng kiến thức về các ngành nghề, thị trường lao động cho đội ngũ NVCTXH, khuyến khích NVCTXH tham gia tư vấn hướng nghiệp cho các học sinh cấp 2 và cấp 3. Hoạt động nhóm hướng nghiệp cần được tổ chức một cách bài bản, khoa học và đảm bảo các yếu tố tự nguyện và đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ.

Cá nhân trẻ cần chủ động đề xuất mong muốn được tham gia các nhóm hướng nghiệp, thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp, trẻ được khám phá khả năng, sở thích của bản thân, được tương tác với các bạn, được mở rộng sự hiểu biết về hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề cũng như thị trường lạo động hiện nay và xu thế trong thời gian tới.

Tổ chức các diễn đàn về hướng nghiệp nhằm giúp NVCTXH và trẻ có cơ hội được trao đổi, chia sẻ và giúp giải đáp các thắc mắc cho trẻ cũng như có những gợi ý phù hợp cho các nhóm trẻ

Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp theo nhóm, trong đó nên mời các chuyên gia về tư vấn hướng nghiệp để trợ giúp trong các buổi hướng nghiệp cũng như giúp trẻ được lắng nghe nhiều ý kiến, xác định được sở thích, năng lực của mình phù hợp nhất.

4.2.2.4. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao kiến thức

Tuyên truyền nâng cao kiến thức là hoạt động cần thiết đối TEMC. Thực tế cho thấy, đa số các cơ sở đã có hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức cho trẻ


nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ là tuyên truyền chung chung và mang tính chất tập thể, yêu cầu tất cả trẻ cùng tham gia. Trong khi hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức cho từng nhóm nhỏ lại là một giải pháp tốt nhưng chưa được triển khai. Vì vậy, cần phải có một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức cho các nhóm trẻ:

Tiến hành tổ chức các nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cho những trẻ có chung vấn đề, nhu cầu và mục đích. Có nghĩa là cần tổ chức các nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức mang tính chất phòng ngừa, chứ không chờ đợi khi trẻ gặp vấn đề rồi mới thực hiện tuyên truyền.

Các hoạt động nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức cần được thực hiện và có sự phân hóa độ tuổi, giới tính để trẻ tự tin, thoải mái chia sẻ những băn khoăn.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức cần được thực hiện trong quy mô nhóm không quá lớn, thường từ 7 tới 9 thành viên để đạt hiệu quả cao. Việc giới hạn quy mô các thành viên trong nhóm nhằm giúp các thành viên được tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và có trách nhiệm với nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ do NVCTXH/trưởng nhóm yêu cầu.

Khi các nhóm tuyên truyền nâng cao kiến thức được thực hiện và đi vào hoạt động bền vững, hiệu quả, NVCTXH cần rút bớt vai trò của mình và chuyển giao vai trò cho một thành viên trong nhóm làm trưởng nhóm quản lý và điều phối. Điều đó sẽ làm tăng tính chủ động, hứng thú cho trẻ, giúp các em cảm thấy dù không có NVCTXH nhưng các em vẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ.

Khi các nhóm đã đạt được hiệu quả nhất định, NVCTXH có thể nghĩ tới việc các thành viên trong nhóm sẽ tham gia tuyên truyền cho các bạn khác, đây cũng được xem là tính lan tỏa và hiệu quả của CTXHN trong hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức cho các nhóm trẻ.


Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, tác giả đã tiến hành thực nghiệm phương pháp CTXHN với một nhóm trẻ tại Làng trẻ em Birla Hà Nội gồm 7 thành viên.

Kết quả thực nghiệm sau tác động bằng tiến trình CTHXN đối với nhóm TEMC cho thấy có những thay đổi rõ nét khi mà thời gian đầu đa số các thành viên trong nhóm chưa xác định được năng lực, sở thích của bản thân, chưa hiểu về thị trường lao động cũng như chưa tự định hướng ngành nghề cho mình. Nhưng sau thời gian hơn 7 tháng được tham gia vào nhóm 7/7 thành viên đã có cái nhìn thực tế hơn, không có thái độ mơ mộng, viển vông về những ngành nghề không phù hợp với năng lực của các em. Các thành viên trong nhóm đã xác định được hoàn cảnh cũng như năng lực, sở thích của mình, từ đó lựa chọn một số ngành nghề phù hợp như: nghề cát tóc, may, sửa chữa điện lạnh, giáo viên mầm non...

Kết thúc quá trình thực nghiệm, 7/7 thành viên đã lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn và biết cách tìm kiếm thông tin về thị trường lao động sau khi được tác giả tập huấn về cách tìm kiếm thông tin nhanh nhất và hiệu quả.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận


1.1. Nghiên cứu lý luận về công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi được xem một hoạt động khoa học, chuyên nghiệp và cần thiết trong bối cảnh số lượng trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cần sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội. Nhân viên công tác xã hội vận dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội nhóm hỗ trợ cho các nhóm trẻ em mồ côi có cùng vấn đề, nhu cầu, mục đích giải quyết vấn đề thông qua tiến trình can thiệp với các hoạt động, các buổi sinh hoạt khác nhau. Cũng thông qua các buổi sinh hoạt nhóm, nhân viên công tác xã hội giúp các thành viên trong nhóm tương tác, trao đổi, chia sẻ, phục hồi năng lực và cùng nhau giải quyết vấn đề.

1.2. Trong nghiên cứu này có đề cập tới một số hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi như: hoạt động giáo dục kỹ năng sống; hoạt động hướng nghiệp; hoạt động tuyên truyền nâng cao kiến thức và hoạt động can thiệp, trị liệu.

1.3. Hiện nay các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi đã và đang thực hiện vai trò chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tương đối tốt, các nhu cầu cơ bản của trẻ đã được đáp ứng. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm tại các cơ sở chăm sóc trẻ em vẫn còn một số hạn chế và chưa được đồng bộ. Đa số các cơ sở tổ chức các hoạt động cho trẻ vẫn còn mang tính chất đại trà mà chưa có sự phân hóa độ tuổi, nhu cầu của trẻ. Khi tiến hành tổ chức các hoạt động vẫn chưa có màu sắc của phương pháp công tác xã hội nhóm cũng như chưa thực hiện đủ các bước của tiến trình công tác xã hội nhóm, các nguyên tắc của phương pháp công tác xã hội nhóm cũng chưa được tuân thủ khi tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm chung của các Làng trẻ/Trung tâm. Đa số trẻ em mồ côi có nhu cầu được tham gia vào các nhóm theo phương pháp công tác xã hội nhóm và mong muốn các vấn đề khó khăn như: tâm lý, tình cảm; hướng nghiệp; học tập; kỹ năng sống; mối quan hệ... được giải quyết. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh cho giả thuyết thứ nhất đưa ra là các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi chưa được triển khai đồng bộ.


1.4. Việc thực hiện phương pháp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hiện nay còn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố tác động như: yếu tố từ chính phía trẻ em mồ côi; từ nhân viên công tác xã hội; từ đội ngũ quản lý của các cơ sở; từ cơ sở vật chất và các chính sách... với nhiều mức độ khác nhau, trong đó yếu tố từ phía trẻ em mồ côi và nhân viên công tác xã hội được xem là những yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Kết quả này đã trả lời cho giả thuyết thứ 2 – có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội nhóm, trong đó có các yếu tố về cán bộ, nhân viên công tác xã hội, trẻ em mồ côi...

Với trẻ em mồ côi, việc trẻ còn tự ti, chưa chủ động tham gia các hoạt động cũng như chưa mở lòng chia sẻ những khó khăn với nhân viên công tác xã hội. Do đó, việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm sẽ gặp nhiều rào cản và khó thành công. Bên cạnh đó, hiện nay tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội nhóm nói riêng còn mỏng và chưa đồng bộ, hơn nữa, với những hạn chế về kinh nghiệm tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm cũng như kỹ năng làm việc với trẻ em mồ côi dẫn tới quá trình tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm chưa đạt hiệu quả. Không những vậy, yếu tố từ đội ngũ quản lý cũng ảnh hưởng một phần tới các hoạt động công tác xã hội nhóm do liên quan tới chiến lược phát triển của các cơ sở cũng như việc chú trọng các hoạt động can thiệp, trị liệu bằng phương pháp công tác xã hội nhóm cho trẻ em mồ côi. Với các yếu tố về chính sách cũng được xem là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm cũng như hiệu quả của hoạt động. Qua khảo sát đa số cho thấy mức lương của đội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện nay vẫn chưa đáp ứng với thời gian và công sức mà họ làm việc, vì đặc thù công việc của nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở chăm sóc trẻ em là không chỉ làm giờ hành chính, mà họ phải làm việc cả buổi tối nếu như trẻ gặp khó khăn và cần được hỗ trợ. Ngoài ra, yếu tố về cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng phần nào tới việc tạo ra không gian để tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm cho từng loại hình nhóm. Như vậy có thể nhận thấy các yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Nếu các yếu tố này được cải thiện sẽ thúc đẩy hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tốt và sẽ đồng bộ hơn. Cũng trong giả thuyết nghiên cứu ban đầu đưa ra: quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022