Các Nguyên Tắc Pháp Lý Cơ Bản Của Hợp Đồng Trong Quan Hệ Hợp Đồng Cho Vay


Hệ quả của hệ thống kinh tế - tài chính, tiền tệ giai đoạn này tác động tiêu cực đến các quan hệ cho vay, thể hiện ở những điểm sau: Các khoản cho vay cá nhân còn hạn chế (xuất phát từ kinh tế tư bản tư nhân chưa được thừa nhận), chủ yếu nhằm mục đích sửa chữa nhà ở hoặc cho các xã viên vay để phát triển kinh tế hộ gia đình, với lãi suất thấp;40 Thuật ngữ “cho vay tiêu dùng” bỏ ngỏ, gần như không được pháp luật ngân hàng đề cập đến;41 Giao dịch cho vay giai đoạn này còn sơ khai... Khi các quan hệ cho vay thay đổi theo định hướng của kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng hai cấp hình thành, hoạt động ngân hàng chủ động, chuyên nghiệp, phát triển mạnh mẽ hơn, hòa cùng với nền tài chính thế giới.

Sự phát triển của giao dịch cho vay gắn với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đã khẳng định vai trò quan trọng, trung tâm của giao dịch này trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cụ thể ở những điểm như sau: Một là, nhu cầu vốn vay là tiền tệ dễ sử dụng, dễ cung ứng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhu cầu vốn đa dạng, phức tạp, ngày càng cao của đời sống kinh tế; Hai là, các thành phần kinh tế có nhu cầu vốn, có đủ điều kiện nhất định đều có thể tham gia quan hệ cho vay, được tự chủ tiến hành ký kết, thực hiện hợp đồng tùy theo nhu cầu và khả năng của mình; Ba là, giao dịch cho vay vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, quyết định hiệu quả, thành công trong hoạt động ngân hàng. Các giao dịch cấp tín dụng khác (bảo lãnh, bao thanh toán,...) chiếm tỷ lệ giao dịch rất thấp (có thể thấy rõ tỷ trọng này trong các báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm của các NHTM); Bốn là, các yêu cầu về điều kiện, an toàn khi cho vay, xử lý hậu quả phát sinh do yếu kém trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đều nhằm mục đích để bảo đảm cho các giao dịch cho vay phát triển lành mạnh, củng cố quan hệ hợp đồng.

Với những đặc điểm làm hình thành nên vai trò trung tâm của chế định hợp đồng vay trong hệ thống pháp luật ngân hàng như đã được phân tích, pháp luật HĐCV về xu hướng phát triển chung phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời đáp ứng các mục tiêu, nhu cầu nêu trên. Đó còn là định hướng, chiến lược phát triển của ngành ngân hàng được nhà nước đặt ra, gắn với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.

Tóm lại, cho vay là hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện trong tình trạng có nơi thừa vốn, nơi thiếu vốn khi nền kinh tế - xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (do tách khỏi các quan hệ vay tài sản tự nhiên như ban đầu). Hoạt động này làm hình thành cơ chế giao dịch vay có những đặc điểm riêng, đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước thay vì để các bên tự giao dịch, tự giải quyết xung đột mâu


40 Xem: Quyết định số 223 – QĐ/017 ngày 18/5/1962 về việc ban hành biện pháp tạm thời cho vay sửa chữa nhà ở của nhân dân tự quản lý

41 Ví dụ: Thông tư số 11-TTG-TN ngày 29/1/1965 về cho vay tiền làm nhà ở đối với công nhân, cán bộ về hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức cho phép thời gian trả nợ vay kéo dài 9 năm, mức lãi suất là 0,6%/năm. Nếu so sánh với quy định của pháp luật hiện hành, khó tìm thấy khoản vay nào có thời hạn kéo dài với lãi suất cố định ưu đãi như trên. Vì về phương diện nghiệp vụ, khoản vay kéo dài với mức lãi suất cố định sẽ tạo nhiều rủi ro cho bên cho vay. Trong khi đó, mục tiêu cho vay là phải nhanh chóng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay sẽ không đạt được


thuẫn bằng các tập quán, đạo đức kinh doanh. Trong cơ chế này, ngân hàng làm đầu mối, giữ vai trò trung gian điều tiết nguồn vốn với chức năng kinh doanh sinh lời, đồng thời thực hiện chức năng xã hội đối với cộng đồng thông qua các quyền tiếp cận tín dụng, được các nhà làm luật quan tâm, ngày càng củng cố hoàn thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

b) Khái niệm về hợp đồng cho vay trong khoa học pháp lý và trong pháp luật

- Về phương diện khoa học pháp lý:

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 5

Khái niệm về HĐCV là tập hợp các quan điểm, phản ánh thuộc tính chung nhất, thể hiện bản chất của quan hệ này. Với ý niệm đó, các giáo trình (của Trường Đại học luật Hà Nội, Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh) đã đề cập đến khái niệm về hợp đồng vay, đó là: “sự thỏa thuận bằng văn bản giữa TCTD với khách hàng là tổ chức, cá nhân, theo đó TCTD thỏa thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời gian nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm42.

Ở quan điểm khác, khái niệm về hợp đồng vay dựa trên cấu trúc của quan hệ hợp đồng, theo nghĩa là: “… thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay43.

Nhìn chung, hai khái niệm trên đã làm sáng tỏ những nét đặc trưng, cơ bản nhất thuộc về bản chất của HĐCV. Song trong từng khái niệm, các nhà nghiên cứu đã thể hiện những cách thức tiếp cận khác nhau: i) Tại khái niệm thứ nhất, quan điểm của các tác giả đã căn cứ vào những điểm đặc thù của quan hệ cho vay. Theo đó, bằng việc cam kết giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích, theo thời gian nhất định, bên vay phải tuân thủ nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay khi đến hạn; ii) Tại khái niệm thứ hai, các tác giả dựa trên những căn cứ pháp lý làm phát sinh thay đổi hoặc chấm dứt HĐCV qua quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng vay. Quy trình cho vay theo khái niệm này bắt đầu từ khâu lập hồ sơ, xét duyệt cho vay cho đến khi thu hồi hết nợ, với mục đích đem lại hiệu quả khoản vay.

Mặc dù cả hai khái niệm đã nêu đầy đủ những đặc điểm cơ bản, nhưng vẫn chưa đi sâu đề cập, phân loại chủ thể hợp đồng vay, mục đích vay vốn của một dạng hợp đồng đặc thù (trong từng mục đích vay các điều khoản hợp đồng có những khác biệt cơ bản về nghiệp vụ, pháp lý); từ đó, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi quan hệ dân sự, hoặc kinh doanh, thương mại (dựa trên các tiêu chí được luật hóa, theo quy định của pháp luật tố tụng), thiết lập cơ chế pháp lý điều chỉnh phù hợp với từng đặc điểm chủ thể và mục đích của hợp đồng này.

- Về phương diện pháp luật:

Quan hệ cho vay tồn tại dưới hình thức pháp lý là HĐCV. Theo đó, pháp luật thực định Việt Nam định nghĩa HĐCV về hình thức, nội dung để bảo đảm giao dịch vay được vận hành hợp pháp. Khoản 1, Điều 23 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN định



42 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr. 153

43 Xem: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Sđd (34), tr. 317-318


nghĩa tương đối đầy đủ về HĐCV như sau: “thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có các nội dung sau:… b) Số tiền cho vay;… c) Mục đích sử dụng vốn vay; d) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ; đ) Phương thức cho vay;…”.

Trong khi đó, pháp luật thực định của các nước trên thế giới đề cập thuật ngữ HĐCV chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, pháp luật New Zealand: Pháp luật quốc gia này không chỉ ra các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng vay. Luật Hợp đồng tín dụng và Tài chính tiêu dùng New Zealand (năm 2003) dựa trên khái niệm hợp đồng được đề cập trong hệ thống thông luật (sự cam kết, lời hứa nếu vi phạm sẽ bị chế tài44), từ đó đạo luật này định nghĩa về HĐCV giản đơn, theo nghĩa: “HĐTD là hợp đồng mà theo đó tín dụng được hoặc có thể được cung cấp” (Điều 7 Phần 1).45

Tại Trung Quốc, pháp luật nước này định nghĩa đầy đủ hơn về hình thức và những nội dung chủ yếu của HĐTD, theo đó “Khi tiến hành cho vay, NHTM phải ký hợp đồng bằng văn bản với người vay. Hợp đồng phải ghi rõ loại vay, mục đích sử dụng, số tiền, lãi suất, ngày và hình thức hoàn trả, nghĩa vụ trong trường hợp không trả được nợ và những vấn đề khác mà hai bên thấy cần thiết”.46

Như vậy, pháp luật mỗi quốc gia như viện dẫn có cách tiếp cận khác nhau về nội dung của HĐCV (dưới tên gọi là “thỏa thuận cho vay”, “hợp đồng tín dụng”). Nhìn chung, định nghĩa trong luật của các quốc gia nói trên đã nêu được khái quát bản chất pháp lý của quan hệ tín dụng, đó là “khoản tiền được cấp cho người vay”. Do có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội, pháp luật Việt Nam định nghĩa về HĐCV khá đầy đủ (như được phân tích), tương tự như định nghĩa này trong pháp luật ngân hàng của Trung Quốc.

Tóm lại, khách hàng vay tìm đến TCTD thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm các mục đích vay vốn khác nhau. Mỗi chủ thể có lợi ích, sự hiểu biết pháp luật, hiểu biết về quyền lợi, vị thế bình đẳng hợp đồng không đồng đều. Trong đó, những cá nhân vay vốn mục đích tiêu dùng, vốn dĩ chiếm số đông nhưng lại là bên “yếu thế” của quan hệ tín dụng. Vì vậy, quan hệ HĐCV tiêu dùng có đặc điểm đối tượng và mục đích riêng, cần được thể hiện rõ trong các khái niệm về HĐCV (trong khoa học pháp lý) mới bao quát, đồng thời bảo đảm ý nghĩa, mục tiêu các nhà làm luật hướng đến (bình đẳng quyền lợi hợp đồng), bảo vệ đúng mực quyền lợi người vay tiêu dùng trong nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh tại Việt Nam.

2.1.1.2. Các nguyên tắc pháp lý cơ bản của hợp đồng trong quan hệ hợp đồng cho vay

Các quy định về HĐCV không tách rời khỏi các nguyên tắc pháp lý cơ bản của quan hệ hợp đồng. Đó là quyền tự do, bình đẳng giao kết, thực hiện hợp đồng với


44 John D. Calamari và Joseph M. Perillo (1987), Sđd (9), tr. 1-2

45 Nguồn: http://www.legislation.govt.nz/act/public/2003/0052/latest/DLM211512.html, truy cập lúc 06:15 ngày 27/11/2016

46 Điều 37 Luật NHTM Trung Quốc năm 1995. Xem tại: Law of the People's Republic of China on Commercial Banks, http://www.npc.gov.cn/englishnpc/Law/2007-12/12/content_1383716.htm


những giới hạn để bảo đảm lợi ích chung của xã hội khi các bên thực hiện đầy đủ các quyền này.

- Tự do giao kết, thực hiện HĐCV:

Nguyên tắc này được phản ánh khá phổ biến trong các học thuyết triết học, tôn giáo và trong các đạo luật cổ.47 Quyền tự do giao kết hợp đồng mang tính nguyên tắc được pháp định, ghi nhận cả trong luật chung và luật chuyên ngành theo pháp luật Việt Nam (Ví dụ: Điều 3 BLDS Việt Nam năm 2015; khoản 1, 2 Điều 7 Luật các TCTD năm 2010; Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Theo pháp luật ngân hàng, các quyền này được thể hiện ở việc các TCTD (với tư cách bên cho vay) có quyền: được lựa chọn, tìm kiếm đối tác (khách hàng) để ký kết, thay đổi hợp đồng, từ chối cho vay nếu họ (bên vay) không đáp ứng các yêu cầu vay vốn được pháp luật quy định; quyền chủ động tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát vốn vay; kiểm tra, giám sát nội bộ; thu hồi nợ. Đối với bên vay, đó là quyền được lựa chọn TCTD để vay vốn, thỏa thuận lãi suất, phương thức vay vốn, thời hạn vay, đưa ra các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện năng lực tài chính thực tế của mình.

Tự do hợp đồng không có nghĩa các bên (bên cho vay và bên vay) được phép làm bất cứ những gì mình muốn. Sự can thiệp của nhà nước vào hợp đồng vay thông qua các quy định về điều kiện hoặc những giới hạn thực hiện… bắt buộc các bên phải thực thi nghiêm túc.

- Thỏa thuận thống nhất ý chí:

Các bên tự do giao kết hợp đồng dưới nhiều hình thức nhưng phải thống nhất ý chí, nghĩa là họ phải đạt được sự đồng thuận cả về hình thức, nội dung của hợp đồng đúng như nhận thức chung về hợp đồng, được tác giả Catherine Elliott và Frances Quinn trong tác phẩm kinh điển “Contract Law” (Luật hợp đồng) nhận định: “Để một hợp đồng tồn tại, thường một bên phải thực hiện một đề nghị giao kết hợp đồng, và bên kia phải chấp nhận nó. Một khi chấp nhận có hiệu lực, hợp đồng thường sẽ ràng buộc hai bên”48. Do đó, mọi hành vi đe dọa, bị lừa dối, nhầm lẫn có thể làm cho hợp đồng vay bị vô hiệu, các bên phải chấm dứt thực hiện hợp đồng, khắc phục hậu quả.

Những thỏa thuận trong HĐCV hợp pháp sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Để đạt được thỏa thuận này, các bên phải trải qua quá trình gặp gỡ, đàm phán và giao kết hợp đồng kéo dài. Trong lĩnh vực ngân hàng, thỏa thuận giao kết HĐCV luôn bị giới hạn ở biên độ lãi suất, giới hạn sử dụng tiền vay. Các bên có thể tự do thay đổi nội dung của HĐCV, những sửa đổi, bổ sung này cũng phải được lập thành văn bản, là một phần không thể tách rời hợp đồng, phản ánh đúng bản chất của quan hệ kinh tế, dân sự: Các chủ thể được tự do thay đổi ý chí khi ký kết hợp đồng xuất phát từ nhu cầu, hoàn cảnh tín dụng thực tế.

- Bảo đảm cân bằng quyền và lợi ích của các bên (tính bình đẳng):


47 Xem: Corinne Renault – Brahinsky, Essentiel du droit des contrats (Đại cương về pháp luật hợp đồng), Bản dịch của Trần Đức Sơn, Nhà pháp luật Việt – Pháp

48 Catherine Elliott and Frances Quinn (2009), Sđd (10), U.K. tr. 47


Phần lớn HĐCV do TCTD chủ động soạn thảo mẫu HĐCV áp dụng trong toàn hệ thống đơn vị của mình (ngân hàng). Điều này làm hình thành một số thỏa thuận khung, được TCTD ấn định trước, ghi trong HĐCV, không thay đổi trong quá trình đàm phán, ký kết với khách hàng. Bên vay vẫn phải chấp nhận những bất lợi do khó có thể can thiệp, tác động vào từng điều khoản (nội dung) này của hợp đồng.

Trong quan hệ cho vay tiêu dùng, bên vay tiêu dùng chiếm số đông, bị hạn chế quyền lợi hợp đồng. Do vậy, những chủ thể này (bên vay tiêu dùng) cần được các nhà làm luật quan tâm thiết lập, bổ sung các quy định để bảo đảm quyền bình đẳng, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng với tư cách là bên yếu thế.

Luật hóa các quyền cơ bản, chủ yếu để bảo đảm cân xứng quyền lợi hợp đồng, nhất là đối với bên vay tiêu dùng là hết sức cần thiết. Công tác này được thực hiện để phòng tránh việc TCTD lạm dụng ý thức thỏa thuận hợp đồng gây bất lợi cho bên vay (do pháp luật chưa quy định hoặc quy định không rõ ràng), khi có tranh chấp xảy ra.

- HĐCV phải được bảo đảm thực hiện:

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, phí tín dụng, TCTD thường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, được ràng buộc bằng các điều khoản hợp đồng chặt chẽ. Đây là biện pháp dự phòng để thu hồi nợ trong trường hợp bên vay không thực hiện hợp đồng, biện pháp này được bảo đảm thực hiện thông qua cơ chế giám sát, cưỡng chế thực thi pháp luật. Đó là hệ thống các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp (tòa án, thi hành án, công chứng, luật sư,…) có chức năng giải quyết tranh chấp, cưỡng chế thi hành án theo yêu cầu của các bên, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, lựa chọn các cơ quan tòa án, trọng tài phải được các bên tham khảo, suy tính đến ngay từ khi bắt đầu ký hợp đồng. Điều này là nhằm để thuận lợi hơn cho việc giải quyết các tranh chấp về sau, bảo đảm sự ổn định hợp đồng, răn đe các tổ chức, cá nhân sẽ gánh chịu thiệt hại nặng nề hơn nếu cố tình sai phạm.

2.1.2. Bản chất của hợp đồng cho vay

2.1.2.1. Bản chất pháp lý của hợp đồng cho vay

a) Hợp đồng cho vay là một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản

Như được trình bày, quan hệ cho vay ngân hàng hình thành từ quan hệ vay mượn tài sản sơ khai ban đầu, có cơ chế giao dịch, đối tượng, phạm vi điều chỉnh riêng biệt. Tuy cùng là nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhưng tính chất, mức độ điều tiết vốn tập trung của các ngân hàng cao hơn thông qua vai trò, chức năng của một định chế trung gian (TCTD) hoạt động chuyên nghiệp, ngày càng mở rộng.

Tác giả Nguyễn Văn Vân đã tham khảo luận điểm của học giả Nga, pháp luật thực định Việt Nam hiện hành khẳng định HĐCV như một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản xuất phát từ đặc điểm chung nhất của hai dạng hợp đồng này: “nghĩa vụ


hoàn trả của người đi vay (tài sản, tiền) cho người cho vay49 là có đầy đủ những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn. Song, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay trong lĩnh vực ngân hàng có sự khác biệt rõ nét, được ràng buộc bằng các điều kiện thực thi khắc khe, phức tạp hơn như sau:

- TCTD có nghĩa vụ giải ngân theo tiến độ HĐCV, trường hợp vi phạm phải bị phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại cho bên vay:

Theo các luận điểm trong khoa học, HĐCV là một dạng “hợp đồng ưng thuận”, có hiệu lực ngay từ khi được ký kết (nếu các bên không có thỏa thuận khác) xuất phát từ nhu cầu, kế hoạch sử dụng vốn (của bên vay) đã được bên cho vay nhất trí. Đồng nghĩa rằng, bên cho vay phải có nghĩa vụ giải ngân theo tiến độ và điều kiện của hợp đồng (về phía bên vay, nếu đã ký kết hợp đồng nhưng không vay cũng phải gánh chịu phí cam kết rút vốn).

Quyền yêu cầu giải ngân của bên vay, xét về bản chất, đó là quyền yêu cầu tiếp tục thực hiện HĐCV. Trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này là trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng như cam kết của bên cho vay, cho dù các điều kiện giải ngân đã được bên vay nghiêm túc thực hiện.

Trên thực tế, khó có thể tìm thấy phán quyết nào của tòa án tuyên buộc một ngân hàng phải bồi thường hoặc phạt vi phạm nghĩa vụ giải ngân,50 làm căn cứ chứng minh thời điểm hiệu lực của HĐCV. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, pháp luật Việt Nam không xem HĐCV là hợp đồng thực tế, nhưng quan điểm này lại bỏ ngỏ vấn đề bồi thường nếu TCTD không tiếp tục cho vay: “Luật Việt Nam không coi hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế. Song, trên thực tế, nếu TCTD đã giao kết hợp đồng rồi cuối cùng lại không cho vay, thì sao?51.

Về lập luận này, theo tác giả luận án, trước khi các bên ký kết thỏa thuận cho vay, hồ sơ xin vay vốn của khách hàng phải được lãnh đạo TCTD phê duyệt. Kết quả bằng việc TCTD có văn bản thông báo chấp thuận, hoặc từ chối cho vay. Pháp luật ngân hàng trước đây cũng như hiện nay không quy định cụ thể nghĩa vụ của TCTD nếu không giải ngân. Mặc dù vậy, trách nhiệm pháp lý vẫn phải được đặt ra đối với bên cho vay, xuất phát từ những cam kết ràng buộc theo các điều kiện được ghi trong hợp đồng vay. Trường hợp bên cho vay vi phạm, bên vay được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện yêu cầu phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại về những tổn thất bên vay đã bỏ ra, để khắc phục hậu quả. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền được tiếp cận tín dụng của bên vay, đồng thời để tránh tình


49 Nguyễn Văn Vân (2000), Tlđd (21), tr. 30

50 Lịch sử tài phán đã có phán quyết của tòa án tuyên buộc ngân hàng bồi thường thiệt hại cho bên vay trên 109 tỷ đồng do vi phạm nghĩa vụ giải ngân. Sau đó, phán quyết này đã bị Tòa án cấp phúc thẩm bác bỏ với lý do ngân hàng không có lỗi. Xem: Lê Hợi, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tây Đô phải trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa 109,199 tỷ đồng, http://baothanhhoa.vn/vn/phap-luat/n115678/Cong-ty- TNHH-Tay-Do-phai-tra-cho-Ngan-hang-Phat-trien-Viet-Nam---Chi-nhanh-Thanh-Hoa-109,199-ty-dong, truy cập lúc 6:19, ngày 27/11/2016

51 Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, tr. 465


trạng ngân hàng cam kết cấp tín dụng nhưng sau đó tùy tiện không cho vay, với những lý do thiếu thuyết phục.

- Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay và lãi suất của bên vay theo các cam kết ghi trong HĐCV cho đến khi bên vay trả hết nợ:

Về cơ sở lý luận, TCTD với tư cách là trung gian tín dụng nên phải có nghĩa vụ hoàn trả tiền gửi và cả lãi suất cho khách hàng (người gửi tiền) đúng hạn. TCTD không thể viện dẫn bất kỳ lý do nào để trì hoãn nghĩa vụ thanh toán tiền gửi khi đến hạn. Nguyên tắc hoàn trả tiền vay và lãi suất được các nhà làm luật đặt ra, nhằm cân xứng với quyền lợi và trách nhiệm hợp đồng của các bên. Để thực thi quy định này, các TCTD bắt buộc phải xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ, hiệu quả, nổ lực giám sát dòng vốn vay, có biện pháp bảo đảm tiền vay, thận trọng lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính, kinh tế thật sự để cho vay. TCTD chỉ được cho phép miễn giảm nợ gốc và lãi tiền vay khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được pháp luật quy định (khi khách hàng gặp khó khăn tạm thời, hoặc miễn giảm lãi theo các chính sách của nhà nước, của TCTD).

Như vậy, HĐCV thể hiện những điểm đặc thù cơ bản so với hợp đồng vay tài sản. Trong đó, trách nhiệm hợp đồng vay (ngân hàng) được đề cao, không chỉ đối với bên cho vay ngay từ khi ký kết hợp đồng, mà cả đối với bên vay khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. Từ đặc điểm này, các nhà làm luật đã thiết lập một cơ chế pháp lý xuyên suốt quy trình cho vay, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để bảo đảm rằng: Các nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, lãi suất của bên vay được thực hiện đúng tiến độ như đã cam kết.

b) Hợp đồng cho vay chứa đựng những đặc điểm pháp lý chuyên biệt Thứ nhất, bên vay phải được sự tín nhiệm của bên cho vay

Khi tham gia quan hệ HĐCV, bên vay phải được tín nhiệm (yếu tố lòng tin), khi đó bên cho vay mới tiến hành cho vay. Sự tín nhiệm vẫn thường hiện diện trong quan hệ kinh doanh, thương mại nhưng trong quan hệ tín dụng, yếu tố này được cấu thành dưới nhiều hình thức: quan hệ tín dụng lâu dài, ổn định; bên vay trả nợ đầy đủ, tài chính lành mạnh,… Trong các quy định nội bộ, ngân hàng cũng thường đặt ra những tiêu chí đánh giá mức độ tín nhiệm riêng phù hợp với năng lực kiểm soát của mình. Chẳng hạn, mô hình đánh giá 6C52 được các NHTM vận dụng khá phổ biến, phù hợp với môi trường cho vay ở nước ta. Trong đó, chỉ tiêu năng lực tài chính (hiệu quả sử dụng tiền vay, thu nhập) của khách hàng được mô hình này đề cập luôn là yếu tố then chốt, gắn liền với uy tín, năng lực của người vay.

Trên lý thuyết, khách hàng có thể có quan hệ tín dụng cùng một thời điểm với nhiều TCTD nhằm đa dạng hóa nguồn vốn vay, giảm rủi ro do không được cho vay từ một TCTD, đáp ứng các yêu cầu vay vốn phục vụ cho các doanh nghiệp có quy mô tập đoàn, đa ngành nghề. Vì vậy, công tác xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ


52 Mô hình này bao gồm: Tư cách của người vay (Character) năng lực của người vay (Capacity) thu nhập của người vay (Cashflow) tài sản bảo đảm (Collateral) các điều kiện môi trường (Conditions) kiểm soát (Control)


của các TCTD cần dựa vào các nguồn thông tin từ nhiều TCTD, nơi khách hàng có quan hệ tín dụng, với ý nghĩa, hạn chế những sai sót trong việc đánh giá uy tín, rủi ro tín dụng của khách hàng.

Như vậy, yếu tố tín nhiệm có thể được định lượng bằng các tiêu chí cụ thể, làm cơ sở để đánh giá mức độ uy tín của bên vay, khả năng tuân thủ, thực hiện tốt các nghĩa vụ hợp đồng. Từ cơ sở đó, các TCTD quyết định cho vay hay không cho vay, nếu cho vay thì ở phạm vi, mức độ nào. Đây là công việc khó khăn đối với các TCTD vì công tác đánh giá tín nhiệm thường mang tính dự báo, nhiều rủi ro, bất trắc có thể xảy ra, kể cả những rủi ro do trình độ phân tích dữ kiện (hồ sơ tín dụng khách hàng) của cán bộ tín dụng còn hạn chế.

Thứ hai, đối tượng giao dịch của HĐCV là vốn tiền tệ

Vốn tiền tệ, bao gồm tiền mặt (tiền Việt Nam và tiền nước ngoài; đối với khoản vay là ngoại tệ - tiền nước ngoài, pháp luật có quy định về điều kiện cho vay đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ chính đáng khi thanh toán ra nước ngoài) và bút tệ (số dư trên tài khoản hay tiền dưới dạng bút toán ghi sổ). Tiền do nhà nước phát hành, dễ sử dụng, là công cụ thanh toán trong nền kinh tế, ảnh hưởng và liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội.53 Đối tượng của HĐCV khác với hợp đồng thương mại có đối tượng là hàng hóa, những sản phẩm lao động, được giao dịch trao đổi, mua bán để thỏa mãn nhu cầu của con người (ví dụ như: bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản…). Vì vậy, các quy định của pháp luật đặt ra phải phù hợp với đặc điểm đối tượng của quan hệ này. Chẳng hạn, pháp luật thương mại cho phép áp dụng chế tài phạt vi phạm (khoản 2, Điều 292 Luật Thương mại 2005) do chậm giao nhận hàng hóa. Song trong ngân hàng, khi bị chuyển nợ quá hạn bên vay đã phải gánh chịu lãi trên nợ gốc. Các cơ quan pháp luật không thể tiếp tục áp dụng khoản phạt vi phạm theo một tỷ lệ nhất định, cho dù các bên có thỏa thuận hợp đồng như thực tiễn xét xử tòa án đã tuyên bác bỏ.54

Về nguyên tắc, đối tượng của HĐCV bao giờ cũng phải là một số tiền vay xác định được ghi rõ trong hợp đồng vay.55 Bên vay chỉ phải chịu trách nhiệm đối với số tiền vay đã nhận cho dù khoản tiền đó trượt giá so với sự biến động của thị trường tại thời điểm hoàn trả. Quy định này tương tự như quy định trong pháp luật của các nước (Ví dụ: Điều 1894 BLDS của Cộng hòa Pháp (chương II56). Người vay khi sử dụng tiền vay phải tuân thủ mục đích sử dụng được bên cho vay chấp thuận. Đối với những khoản vay tiêu dùng dưới hình thức thấu chi, do giá trị khoản vay nhỏ, bên vay có thể sử dụng tiền vay vào bất kỳ mục đích nào mình muốn, chỉ cần trong hạn mức tín dụng cho phép. Những trường hợp vay này không chịu sự ràng buộc bởi những yêu cầu sử dụng vốn vay đúng mục đích.


53 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Sđd (34), tr. 209

54 Xem thêm: Quyết định giám đốc thẩm số 08/2017/KDTM-GDT ngày 19/5/2017 của Tòa án nhân dân tối cao

55 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Sđd (42), tr. 158

56 Nhà pháp luật Việt Pháp (1998), BLDS của nước Cộng hòa Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 486

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí