Quá Trình Hình Thành Khái Niệm Hợp Đồng Cho Vay Trong Pháp Luật Và Khoa Học Pháp Lý


điều tiết, điều chỉnh của nhà nước thông qua các công cụ pháp luật – kinh tế. Cụ thể như sau:

i) Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes (J.M.Keynes)25 về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của thị trường: Nhà nước vẫn can thiệp vào kinh tế, sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng làm công cụ chủ yếu để điều tiết kinh tế,... Luận án đã liên hệ, phân tích phạm vi giới hạn can thiệp của nhà nước bằng các biện pháp: xử lý hành chính TCTD sai phạm trong các giao dịch HĐCV, can thiệp bằng công cụ về lãi suất (định mức, mục đích cho vay), công cụ dự trữ bắt buộc khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ để an toàn vay…

ii) Các học thuyết kinh tế của Chủ nghĩa tự do mới:26 Nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội, phòng tránh được các khuyết tật lớn của thị trường,… Lý thuyết này được vận dụng nhằm củng cố những cơ sở lý luận về năng lực của các tổ chức, cá nhân được tự chủ giao kết, thực hiện HĐCV, vấn đề bình đẳng khi tham gia quan hệ HĐCV, đóng góp vào sự phát triển của dịch vụ cho vay.

iii) Các lý thuyết về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Hội đồng lý luận trung ương27 về vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế: Trong lĩnh vực ngân hàng, nhà nước can thiệp bằng các hoạt động rót vốn vào các NHTM, chủ đạo điều tiết giao dịch vay theo chính sách để ổn định hệ thống tiền tệ, hay bằng các quy định bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng tiềm năng, vì mục tiêu lợi ích lâu dài của kinh tế - xã hội.

Luận án còn sử dụng các lý thuyết chuyên ngành về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng:28 Lý thuyết kinh tế về chi phí - hiệu quả dưới phương diện kinh tế học pháp luật làm cơ sở đánh giá hiệu quả hợp đồng, giải quyết tranh chấp, mua bán nợ;29 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (asymmetric infomation),30 nhằm làm rõ tình trạng bất cân


25 Xem tại: Voer, Học thuyết kinh tế của trường phái KeyNes, https://voer.edu.vn/m/hoc-thuyet-kinh-te-cua- truong-phai-keynes/cb9a4f8e, truy cập lúc 19:20 ngày 17/5/2017

26 Một số lý thuyết tiêu biểu của Chủ nghĩa này là: Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức, các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ. Xem thêm tại: https://voer.edu.vn/m/hoc-thuyet- kinh-te-cua-truong-phai-tu-do-moi/c96adff4, truy cập lúc 8:30 ngày 17/5/2017

27 Xem: Tạp chí Cộng sản, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các văn kiện của Đảng trong thời kỳ đổi mới, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/xay-dung-dang/2016/37544/Kinh-te-thi-truong-dinh-huong- xa-hoi-chu-nghia-qua-cac.aspx, truy cập lúc 22:00 ngày 10/5/2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

28 Quan điểm từ lâu đã cho rằng: “Tín dụng ngân hàng là khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, các hành vi tín dụng ngân hàng có cùng một lôgích kinh tế…,” (Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (1974), Tài chính và Tín dụng, Hà Nội). Theo tác giả, nghiên cứu HĐCV không thể tách rời phương pháp này, bởi giao dịch “cho vay” đã là quan hệ kinh tế - pháp lý

29 Boardman, NE (2006), Cost-benefit Analysis: Concepts and Practice, (3 ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall

Pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng - 4

30 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế. Thông tin bất cân xứng đã trở nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Xem thêm: Akerlof, George A. (1970), The market for lemons: quality uncertainty and the market mechanism, Quarterly Journal of Economics, Vol. 84, No. 3, tr. 488–500 (http://www.econ.yale.edu/~dirkb/teach/pdf/akerlof/themarketforlemons.pdf); Akerlof, George A. (2001), Behavioral Macroeconomics and Macroeconomic Behavior, American Economic Review, 2002, vol. 92, issue 3, tr. 411-433 ; Spence, A. Michael (2001), Signaling in Retrospect and the Informational Structure of Markets,


xứng, tăng cường mức độ, trách nhiệm nghĩa vụ cung cấp thông tin về khoản tiền vay từ phía TCTD khi cho vay; Lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng (credit risk management) trong hoạt động điều chỉnh lãi suất, giám sát, xử lý nợ…, phòng tránh rủi ro hệ thống; Lý thuyết về quyền tiếp cận tín dụng (credit access rights),31 bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng có tài chính hạn hẹp, bảo đảm thực thi, xóa bỏ những rào cản đến các quyền cơ bản này.

1.2.1.3. Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 01: Nghiên cứu quan hệ HĐCV dựa trên cơ sở lý luận về bình đẳng, tự do hợp đồng gắn liền với những đặc thù của quy định về cho vay. Các nghĩa vụ hợp đồng được pháp luật đặt ra nhằm củng cố quan hệ hợp đồng vay, phù hợp với lợi ích của các bên. Sự can thiệp của nhà nước để bảo đảm an toàn của hệ thống tiền tệ, hạn chế rủi ro nhưng không được làm cản trở quyền tự do kinh doanh, cản trở quyền tiếp cận tín dụng.

Giả thuyết này đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án, được kiểm định bằng các luận cứ, và bằng các kiến nghị, giải pháp.

Giả thuyết 02: Thiết lập các tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật HĐCV cần dựa trên yêu cầu: Pháp luật về HĐCV phải được ban hành kịp thời, đồng bộ, thống nhất, không chồng chéo. Các giải pháp trong thực thi phải nhận diện những rủi ro gây mất an toàn, những bất hợp lý, thiếu bình đẳng trong quan hệ HĐCV, giải quyết được những bất cập từ thực tiễn giao kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp, tiết kiệm chi phí, hiệu quả thực hiện.

Giả thuyết 03: Đánh giá thực trạng pháp luật về HĐCV phải phù hợp với phương pháp thực hiện. Bên cạnh các nghiên cứu về lý luận, công tác này phải bám sát thực tiễn từ khâu tiếp xúc khách hàng của các TCTD cho đến khi kết thúc hợp đồng vay. Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng là chất liệu để tác giả tiếp cận, phân tích và đưa ra những biện pháp khắc phục khả thi.

Giả thuyết 04: Hoàn thiện pháp luật về HĐCV phải bám sát các chủ trương của Đảng, của nhà nước đã được kiểm nghiệm, đánh giá qua thực tiễn. Trong đó, nhà nước cần quan tâm thiết lập cơ chế pháp lý đặc thù, phù hợp với các mục đích: Bảo vệ quyền lợi của bên vay được bình đẳng như đúng nghĩa bằng các quy định thiết thực, hiệu quả; Quyền chủ động xử lý nợ theo thỏa thuận trong HĐCV, cần được hiện thực hóa thông qua cơ chế pháp lý cho phép TCTD chủ động thu hồi tài sản bảo đảm, tránh tình trạng dây dưa, không hợp tác, kịp thời phát mãi, cấn trừ nợ nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của bên có tài sản bảo đảm…



The American Economic Review, Vol. 92, No. 3. (Jun., 2002), tr. 434-459. Stiglitz, Joseph E. (2001), Information and the Change in the Paradigm in Economics, The American Economic Review, Vol. 92, No. 3, (Jun., 2002), tr. 460-501

31 Xem thêm: Marek Hudon (2008), Should Access Credit be a Right?, Journal of Business Ethics (2009) 84:17–

28. Nguồn: https://link.springer.com/article/10.1007/s10551-008-9670-y, truy cập lúc 14:20 ngày 18/6/2016


Giả thuyết 05: Kiến nghị, giải pháp trong luận án sẽ khắc phục hạn chế của pháp luật về HĐCV, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ vay, củng cố quan hệ hợp đồng, nâng cao quyền lợi của các bên, góp phần bảo đảm an toàn, lành mạnh trong các giao dịch cho vay ngân hàng.

1.2.1.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, luận án kế thừa những nghiên cứu trong khoa học, chỉ ra nguồn gốc của quan hệ cho vay xuất phát từ nhu cầu vốn của đời sống kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu đã phân tích, nêu lên được những điểm đặc thù thuộc về bản chất pháp lý, kinh tế của HĐCV.

Giá trị của kết quả nghiên cứu: Nhận diện đặc trưng pháp lý của HĐCV để có cơ chế điều chỉnh bằng pháp luật phù hợp và hiệu quả, làm cơ sở để xây dựng những vấn đề lý luận.

Thứ hai, hoàn chỉnh khung lý thuyết (mô hình lý luận) về pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCV; phân định ranh giới giữa sự can thiệp của nhà nước và tự do hợp đồng, tự do kinh doanh; nguyên tắc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ HĐCV; mối quan hệ giữa pháp luật HĐCV với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan.

Giá trị của kết quả nghiên cứu: i) Giá trị học thuật: kế thừa và khẳng định, HĐCV là một dạng đặc biệt của hợp đồng vay tài sản có những đặc thù riêng về chủ thể, đối tượng, và nguồn luật áp dụng... ii) Giá trị ứng dụng: xác định mức độ can thiệp của nhà nước thông qua công cụ pháp luật; chọn luật ưu tiên áp dụng khi các quy định của pháp luật có mâu thuẫn, thiếu rõ ràng.

Thứ ba, luận án nêu lên thực tiễn những sai sót, nhầm lẫn về tư cách chủ thể, chế tài phạt vi phạm HĐCV, thời hiệu giải quyết tranh chấp,... trong quá trình áp dụng pháp luật về HĐCV thông qua hoạt động giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp.

Giá trị ứng dụng kết quả nghiên cứu: Cảnh báo và khuyến nghị các TCTD những rủi ro pháp lý có thể phát sinh; giúp tòa án, trọng tài, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng các dữ liệu thông tin thực tiễn thi hành pháp luật để cải thiện chất lượng hoạt động và gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động của mình.

Thứ tư, luận án có đề cập đến thực tiễn giao kết hợp đồng vay; pháp luật về cho vay một số nước trên thế giới; đi sâu nghiên cứu, so sánh kinh nghiệm qua các quy định về phạm vi điều chỉnh HĐCV, cho vay tiêu dùng, cấm, giới hạn cho vay... với các quy định này tại Việt Nam.

Ý nghĩa, giá trị nghiên cứu: Tiếp cận thông lệ, pháp luật nước ngoài để định vị và tiếp thu kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về HĐCV.

Thứ năm, luận án phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp pháp lý khắc phục những quy định của pháp luật còn chồng chéo; chưa rõ ràng tạo sự đồng thuận, thống


nhất khi thực thi, nhất là trong hoạt động giải quyết tranh chấp giữa các bên hợp đồng, cơ quan tài phán.

Thứ sáu, luận án dựa trên yêu cầu, định hướng hoàn thiện pháp luật để phân tích, đánh giá từng vấn đề đặt ra, từ đó kiến nghị bổ sung pháp luật nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng hợp đồng, bảo đảm quyền tiếp cận tín dụng của khách hàng vay, hạn chế rủi ro khi cho vay.

Ý nghĩa, giá trị của nghiên cứu này: Đóng góp vào khoa học pháp lý khung lý thuyết, giá trị lý luận khoa học, giải quyết các nhu cầu của xã hội, yêu cầu quản lý của nhà nước.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu đề tài luận án

Luận án sử dụng 05 (năm) phương pháp nghiên cứu của khoa học pháp lý sau:

- Phương pháp phân tích kết hợp bình luận, đánh giá: Mục đích nhằm làm rõ những quy định của pháp luật HĐCV. Thông qua các lý thuyết, quan điểm khoa học về HĐCV, các chất liệu là những hợp đồng, bản án,… tác giả tiến hành công tác phân tích, đánh giá theo quy trình: bắt đầu từ các lý thuyết nền, xây dựng các giả thuyết trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, kết quả là các kết luận ở các chương và toàn bộ luận án.

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được thực hiện bằng các liên kết, cô đọng những mối quan hệ giữa các kết quả nghiên cứu được đề cập phân tích, nhằm khái quát hóa, minh chứng cho những luận điểm, lý thuyết về HĐCV, thể hiện đầy đủ, súc tích những kết quả thu được từ công tác nghiên cứu ở các chương, toàn bộ luận án.

- Phương pháp luật học so sánh: Được sử dụng tập trung tại chương 3, 4 của luận án, phù hợp với yêu cầu và khả năng tài liệu thu thập cần được so sánh. Bằng việc so sánh các quy định của pháp luật các nước trên thế giới, phân tích đánh giá cách giải quyết trong luật, luận án làm sáng tỏ sự tương đồng và những khác biệt về chủ thể bị giới hạn cho vay; mục đích sử dụng vốn vay; quyền lợi bên vay trong quan hệ cho vay tiêu dùng..., đồng thời kết luận về những kinh nghiệm đã đạt được tại Việt Nam.

- Phương pháp phân tích tình huống, hồ sơ vụ việc: Thực hiện thông qua công tác lựa chọn, bình luận các vụ án tranh chấp HĐCV đã xét xử có bản án, quyết định, án lệ của cơ quan tài phán còn nhiều vấn đề pháp lý cần phân tích, đánh giá. Phương pháp này được tác giả sử dụng ở chương 2, 3, 4, đánh giá thực tế nhất những nghiên cứu trong khoa học còn bỏ ngỏ, những bất cập của pháp luật về HĐCV.

- Thực hiện thu thập thông tin (có lựa chọn đối tượng khảo sát): Bằng biện pháp thu thập dữ liệu thực tiễn, lấy ý kiến các chuyên gia pháp lý, ngân hàng, những người trực tiếp làm công tác trong lĩnh vực tài phán. Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập những ý kiến đa chiều, đi sâu hơn vào trọng tâm của công tác nghiên cứu, làm cơ sở để minh chứng thuyết phục, giải quyết có hiệu quả những vấn đề pháp lý được đặt ra.


1.2.2.2. Về hướng tiếp cận nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu bản chất, quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về HĐCV trong khoa học và pháp luật; những quan điểm, ý kiến xung đột hoặc còn dang dở trong nghiên cứu trước đây; những vấn đề mới được phát hiện còn tồn tại vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật hoặc qua công tác nghiên cứu khoa học.

- Về phương thức tiếp cận: Một là, giải quyết thấu đáo vấn đề đặt ra theo phương pháp tiếp cận liên ngành kinh tế - pháp lý. Trong đó, vấn đề pháp lý được tiếp cận bắt đầu từ pháp luật chuyên ngành ngân hàng, tiếp tục làm rõ những quy định này trong luật chung (BLDS) và các ngành luật, lĩnh vực liên quan; Hai là, xây dựng cơ sở lý luận của nghiên cứu, thu thập các chất liệu từ thực tiễn áp dụng pháp luật để phân tích, đánh giá, hình thành các luận cứ thực tiễn; Ba là, luận án khái quát kết quả nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những hiệu quả nếu được ứng dụng, và giá trị nghiên cứu, tham khảo trong khoa học.


Kết luận chương 1


Từ việc làm rõ tính cấp thiết, mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, luận án bước đầu đã thực hiện các công việc sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống công tác thu thập dữ liệu; xác định phạm vi, mức độ nghiên cứu; đồng thời, xây dựng khung lý thuyết với các phương pháp nghiên cứu phù hợp.

1. Về tình hình nghiên cứu đề tài

Luận án đã nêu lên chi tiết các công trình tiêu biểu ở Việt Nam và các nước trên thế giới liên quan đến đề tài, làm rõ kết quả đạt được về lý luận, những vấn đề còn bỏ ngỏ, những điểm được luận án tiếp thu, kế thừa.

Nhìn chung, bên cạnh các luận điểm về tự do hợp đồng, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số vấn đề liên quan đến giao dịch vay, quy định của pháp luật về HĐCV trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển nhất định của ngành ngân hàng.

Luận án nghiên cứu toàn diện cả về lý luận và ứng dụng thực tiễn, tiếp thu, kế thừa các luận điểm trong khoa học, tiếp tục bổ sung các luận điểm về cho vay, đi sâu phân tích, đánh giá pháp luật thực định hiện hành, đưa ra các kiến nghị có những đóng góp trong khoa học.

2. Về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Luận án xây dựng nên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, đặt ra 05 (năm) câu hỏi nghiên cứu phù hợp với từng nội dung lớn của luận án bắt đầu các lý thuyết, cơ chế điều chỉnh của pháp luật đến những tiêu chí hoàn thiện pháp luật, đánh giá những tác động nếu các giải pháp, kiến nghị đó nếu được triển khai thực hiện.

Luận án xây dựng các lý thuyết phù hợp lĩnh vực pháp lý, ngân hàng. Trong đó, nền tảng vẫn là lý thuyết về tự do hợp đồng và các giới hạn để bảo đảm quyền tự do hợp đồng, phòng tránh rủi ro của hệ thống tín dụng, đồng thời đặt ra 05 (năm) giả thuyết tương ứng để kiểm định, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi chủ yếu được luận án đặt ra.


Luận án đã đưa ra 05 (năm) phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp. Bên cạnh các phương pháp truyền thống, luận án có sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: i) phương pháp bình luận án, đi sâu bình luận 02 (hai) hình huống pháp lý tiêu biểu, có đánh giá, kết luận; ii) phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề liên quan đến luận án,... với phương thức tiếp cận liên ngành.

Từ tổng quan các vấn đề nghiên cứu nêu trên, luận án đã xây dựng nền tảng lý luận, hướng nghiên cứu cho toàn bộ các vấn đề lý luận và thực tiễn tiếp theo của đề tài thuộc lĩnh vực pháp lý ngân hàng, có mối quan hệ phức tạp với nhiều đặc thù pháp lý.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY

VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO VAY TRONG LĨNH VỰC TÍN DỤNG NGÂN HÀNG


2.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG CHO VAY

2.1.1. Khái niệm về hợp đồng cho vay

2.1.1.1. Quá trình hình thành khái niệm hợp đồng cho vay trong pháp luật và khoa học pháp lý

Thông qua nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển các luận điểm trong khoa học pháp lý về quan hệ HĐCV trong đời sống kinh tế - xã hội, đề mục này hướng đến mục tiêu làm sáng tỏ vai trò và bản chất pháp lý của HĐCV trong pháp luật Việt Nam.

a) Lịch sử hình thành khái niệm về hợp đồng cho vay

- Giai đoạn sơ khai của quan hệ vay mượn:

Trong luật La Mã cổ, thuật ngữ “vay mượn” tiếng La tinh - “mutuum” có nghĩa là quan hệ chuyển giao tài sản sang người vay nhằm sử dụng hoặc tiêu thụ và nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ (tương ứng) số lượng, chất lượng tài sản đó khi hết hạn hợp đồng.32

Quan hệ vay mượn xuất hiện đã lâu và gắn liền với nhu cầu trao đổi tư liệu sản xuất, hàng hóa phổ biến của con người trong đời sống xã hội. Khởi đầu quan hệ này chỉ giới hạn trong phạm vi cộng đồng để tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Đối tượng vay mượn là của cải, vật chất sẵn có với mục đích “để giải quyết những khó khăn tạm thời về kinh tế; đặc biệt đối với những gia đình túng thiếu cần vốn để sản xuất, kinh doanh, phải vay mượn tiền, vàng của người khác33. Xuất phát từ nhu cầu tự nhiên này, quan hệ vay mượn lúc bấy giờ mang tính tương hỗ. Do đó, yếu tố tín nhiệm (niềm tin, sự tin tưởng) luôn là yêu cầu được đặt ra hàng đầu giữa bên cho vay đối với bên vay.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phương thức kinh doanh “hàng đổi hàng” ở hình thái kinh tế sơ khai không còn phù hợp, thay vào đó là các giao dịch mua bán thông qua trung gian là tiền do các ngân hàng phát hành.34 Quan hệ cho vay phát triển đa dạng hơn nhằm thực hiện chức năng điều tiết vốn từ người có tiền sang người thiếu tiền, giải quyết nhu cầu cấp bách trong sản xuất, đời sống. Nhu cầu đáp ứng vốn nhanh chóng cho mọi đối tượng, kể cả người đang khó khăn về tài chính vẫn có thể tiếp cận vốn dễ dàng, dẫn đến tình trạng cho vay nặng lãi (thủ tục vay này nhanh


32 Nguyên văn: “a contract for the loan of goods which will be used or consumed by the borrower, to be repaid with goods of an equivalent quantity and quality”, https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/mutuum, truy cập ngày 3/2/2018

33 Trường Đại học Cần Thơ, Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 46

34 Xem thêm: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Hồng Đức, tr. 16


chóng, không cần bảo đảm, bên vay có thể sử dụng tiền vay vào bất kỳ mục đích nào). Nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước, hình thức cho vay này sẽ gây thiệt hại cho bên vay, ảnh hưởng đến trật tự xã hội vì những mâu thuẫn, tranh chấp về lãi suất (do cao hơn giá trị thị trường, vượt quá khả năng thanh toán của người vay), hay hoàn trả tiền vay (sử dụng vũ lực, đe dọa khi đòi nợ,...) diễn biến phức tạp.

Pháp luật ở các nước hiện nay ghi nhận quan hệ vay tài sản còn nhằm mục đích sinh lợi (Đức, Trung Quốc), nhưng có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước. Hình thức giao dịch này cho phép bên cho vay được nhận một mức lãi suất nhất định tính trên khoản tiền vay, có khống chế trần lãi suất nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên cho vay, bảo đảm hình thành các kênh tiếp cận tín dụng đa dạng, cả trong lĩnh vực dân sự và ngân hàng đối với đời sống kinh tế.

- Sự hình thành, phát triển của quan hệ cho vay trong lĩnh vực ngân hàng:

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nguồn gốc của cho vay xuất phát từ hoạt động nhận giữ, bảo quản tiền, vàng dư thừa trong dân chúng. Nghiên cứu này cũng làm rõ nhu cầu mở rộng hoạt động mua bán giữa các vùng lãnh thổ, thành phố và quốc gia trên lãnh thổ Châu Âu tăng cao,35 cần thiết phải có định chế ngân hàng với chức năng “đi vay để cho vay”.36 Theo chức năng này, ngân hàng với tư cách vừa là bên cho vay, vừa là bên huy động vốn, làm trung gian điều phối nguồn tiền nhàn rỗi thay vì các bên (mua bán hàng) giao dịch, thanh toán trực tiếp sẽ gặp rủi ro thất thoát, mất mát.

Điểm chung của hệ thống ngân hàng giai đoạn sơ khai này đều thuộc sở hữu tư nhân, mang tính tự phát, bị chi phối bởi các tập quán, thông lệ thương mại.37

Tại Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, nền kinh tế lúc bấy giờ mang tính tự cung tự cấp, khả năng tích lũy vốn nhàn rỗi chưa cao nên ngân hàng không tồn tại. Từ khi Ngân hàng quốc gia Việt Nam thành lập (năm 1951) và xuyên suốt giai đoạn kinh tế tập trung, là mô hình hệ thống ngân hàng “một cấp”. Trong bối cảnh kinh tế đó, quan hệ cho vay mang tính mệnh lệnh hành chính hơn là một giao dịch dân sự tự do, bình đẳng đúng nghĩa. Nguồn vốn tín dụng được xem như một kênh cung ứng tài chính cho nền kinh tế kế hoạch.38 Vì vậy, có quan điểm lúc bấy giờ cho rằng: “Nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể sử dụng kết hợp phương pháp cho vay của tín dụng và phương pháp cấp phát của tài chính để cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời cho nền kinh tế quốc dân, bảo đảm sự phát triển liên tục của quá trình tái sản xuất xã hội”,39 là có cơ sở khoa học, đúng với bản chất tín dụng bao cấp, trong đó mục tiêu sinh lời (tìm kiếm lợi nhuận) không phải yếu tố quan trọng hàng đầu.


35 Xem thêm: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Sđd (34), tr. 14-15

36 Thuật ngữ này sử dụng phổ biến trong khoa học ngân hàng nhằm xác định bản chất kinh tế: khai thác các nguồn lợi vốn để mở rộng tín dụng (Xem: Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hòa liên bang Đức (1997), Pháp luật về Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại các nước, Nxb. Thế giới (Hà Nội), tr. 67

37 Xem: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2015), Sđd (34), tr. 16

38 Xem thêm: Điều 9, Quyết định số 49-QĐ ngày 16/10/1969 của NHNN về thể lệ cho vay ngắn hạn đối với các công ty vật tư nông nghiệp

39 Đại học Kinh tế kế hoạch (1974), Sđd (28), tr. 7-8

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí