Nguyên Tắc Mức Trợ Cấp Cứu Trợ Xã Hội Không Phụ Thuộc Vào Sự Đóng Góp, Thu Nhập Hoặc Mức Sống Trước Khi Phát Sinh Nhu Cầu Cứu Trợ Mà Phụ Thuộc

Là bộ phận cấu thành của pháp luật an sinh xã hội, chế độ CTXH cũng đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chung của hệ thống an sinh như nguyên tắc đảm bảo thực hiện đối với mọi thành viên trong xã hội, nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý …Tuy nhiên với đặc thù riêng của mình về đối tượng, hình thức thực hiện, mục đích trợ cấp…nên chế độ CTXH xác định những nguyên tắc riêng của mình, cụ thể là một số nguyên tắc sau:

3.1. Nguyên tắc mức trợ cấp cứu trợ xã hội không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống trước khi phát sinh nhu cầu cứu trợ mà phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu, tình trạng tài sản thực tế của đối tượng.(17)

Quyền được hưởng an sinh xã hội nói chung và hưởng CTXH nói riêng là quyền của công dân trong xã hội. Mọi thành viên trong xã hội không phân biệt địa vị xã hội, trình độ văn hóa, giới tính…khi gặp khó khăn, bất hạnh bản thân và gia đình không tự khắc phục được thì được hưởng trợ giúp xã hội. Mức trợ cấp xã hội không phụ thuộc vào thu nhập, tài sản của đối tượng trước khi có biến cố rủi ro xảy ra, mà phụ thuộc vào nhu cầu của đối tượng cần CTXH cũng như khả năng đáp ứng của Nhà nước và cộng đồng. Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích của CTXH, theo đó các khoản trợ cấp không nhằm bù đắp hay thế thu nhập của đối tượng, cũng không nhằm đảo bảo cuộc sống với những yêu cầu định trước mà chỉ nhằm giúp cho đối tượng thoát ra khỏi tình trạng cuộc sống bị đe dọa, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế nguyên tắc này trong CTXH không có nghĩa là cào bằng, ai cũng như ai mà phải dựa trên mức độ rủi ro, hoàn cảnh khác nhau…mà quyết định mức cứu trợ khác nhau. Vì vậy, pháp luật CTXH đã phân loại đối tượng CTXH để đưa ra chế độ CTXH thường xuyên và chế độ CTXH đột xuất.

Có thể nói, đây là nguyên tắc xuyên suốt bao trùm toàn bộ nội dung của hoạt động CTXH trong hệ thống ASXH. Khác với nội dung bảo hiểm xã hội

hay ưu đãi xã hội thì vấn đề đóng góp vật chất hay sức người không được đặt ra đối với các đối tượng hưởng CTXH.

3.2. Nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu thực tế của đối tượng với khả năng đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội (18)

Các nghiên cứu về an sinh xã hội cho thấy các quốc gia càng phát triển thì mức độ và đối tượng CTXH càng phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên ở Việt Nam, với tình trạng đất nước còn nghèo, GDP bình quân đầu người năm 2006 đạt 740USD, năm 2009 đạt 1060 USD; trong khi đó, GDP bình quân đầu người năm 2004 của Thái Lan 2.262 USD, Philipin là 1.030 USD, Indonesia là 1.146 USD. Việt Nam chỉ cao hơn Lào 286 USD và Campuchia 368 USD nên an sinh xã hội nói chung và CTXH nói riêng vẫn còn nhiều mới mẻ và chưa được sự quan tâm thích đáng của Nhà nước trong một thời gian dài. Hơn nữa, do những đặc thù của Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội mà nhu cầu CTXH ở Việt Nam là rất lớn.Với tỷ lệ số hộ đói nghèo, số người tàn tật không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu hiện nay…thì số lượng đối tượng cần trợ giúp đang là bài toán nan giải trên con đường phát triển đất nước.Vì vậy, thưc hiện CTXH phải cân đối giữa nhu cầu thực tế của đối tượng với khả năng đáp ứng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, ngoài các khoản trợ giúp do ngân sách Trung ương chi trả thì các địa phương trích từ 2-5% các nguồn thu của địa phương làm quỹ dự phòng cho các hoạt động phòng chống thiên tai, hỏa hoạn… Nguồn chi các địa phương khác nhau thì mức độ CTXH cho các đối tượng là khác nhau.Tuy nhiên, mức trợ cấp CTXH cũng phải đảm bảo được nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì được cuộc sống cho mọi đối tượng hoặc thoát khỏi hoàn cảnh nguy nan trước mắt.

Với tầm quan trọng như vậy nên trong quá trình thực hiện công tác CTXH nhà nước luôn luôn phải quan tâm và quán triệt thực hiện nguyên tắc trên. Nếu mức CTXH cao hơn so với khả năng đáp ứng thì sẽ không đảm bảo

thực hiện, thậm chí còn tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào nguồn cứu trợ. Nếu mức trợ cấp quá thấp thì không đảm bảo được mục đích cứu trợ là “lưới đỡ kinh tế cuối cùng” giúp đỡ người dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3.3. Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động CTXH.(19)

Xuất phát từ các đối tượng CTXH khác nhau mà hình thức, mức độ cứu trợ cũng khác nhau. Có những đối tượng là nguyên nhân từ thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt…; có những đối tượng do hoàn cảnh như trẻ em mồ côi, người mắc các tệ nạn; có những đối tượng do điều kiện sức khỏe như người tàn tật…nên các mức và hình thức cứu trợ từ đó cũng rất đa dạng và phong phú. Có đối tượng cần cứu khỏi chết đói, chết rét, bệnh tật…nhưng có đối tượng cần trợ giúp thường xuyên để duy trì cuộc sống trong thời gian dài…Hay trong cùng một nhóm hưởng cứu trợ nhu cầu cũng khác nhau, chẳng hạn như có thiên tai, bão lụt thì người cần tiền để dựng lại nhà ở, người cần lương thực để chống đói.

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 3

Bên cạnh tính đa dạng của hoạt động cứu trợ thì yếu tố xã hội hóa cũng rất được quan tâm khi thực hiện hoạt động CTXH trên thực tế. Xã hội hóa hoạt động cứu trợ được hiểu đó là sự tham gia của toàn xã hội vào công tác CTXH. Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều phải có trách nhiệm với các thành viên khác và với chính mình trên cơ sở sự yêu thương, che chở, đùm bọc lẫn nhau. Nhà nước giữ vai trò trung tâm, khuyến khích và tạo điều kiện để bất cứ cá nhân, tổ chức nào có lòng từ thiện đều có thể tham gia vào các hoạt động CTXH. Thời gian gần đây, việc xã hội hóa hoạt động CTXH đã được phát huy hiêu quả, hàng loạt các hoạt động được tổ chức như: “ủng hộ đồng bào lũ lụt”, chương trình “vì người nghèo”, “ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam…”. Có thể nói CTXH thể hiện rõ nét nhất nguyên tắc xã hội hóa so với các bộ phận khác trong hệ thống an sinh xã hội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

1.CÁC CHỦ TRƯƠNG,CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI.

Từ xưa đến nay, dù ở thời nào, hoạt động cứu trợ ở nước ta luôn được đặt lên hàng đầu và được xác định là một phương sách quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển. Đảng và Nhà nước ta thường xuyên đề ra những chính sách cứu trợ tuy có khác nhau ở từng thời kỳ.

Trước cách mạng tháng 8 cứu trợ xã hội được thể hiện dưới các hình thức:

Lập ra quỹ ruộng quỹ thóc công dành cho các phụ nữ góa và trẻ em mồ côi, dành cho những người nghèo khốn khó (chẳng hạn như những quả phụ điền, cô nhi điền, trợ sưu điền, nghĩa điền)

Lập ra các phường hôi theo quan hệ than tộc, quan hệ láng giềng hay quan hệ lập nghiệp khi các thành viên trong xã hội không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn (chả hạn như hội vạn chài, hội gặt lúa, hội dệt vải, hội hiếu…)

Tổ chức các hội cứu, các hội tương tế để bênh vực cho công nhân các hội tế bần từ thiện.

Kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái cao đẹp của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã xác định cứu trợ xã hội là một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở nước ta, được đặt song song với cơ chế bảo hiểm xã hội. Ngay từ những ngày đầu đất nước giành độc lập, mặc dù đất nước vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến nỗi thống khổ của tầng lớp dân nghèo thông qua một loạt những hoạt động như:

- Đảng và Nhà nước kêu gọi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo

- Phát động phong trào nhường cơm, sẻ áo, “hũ gạo cứu đói”

- Giảm tô, giảm tức và chia ruộng cho người nghèo, người neo đơn, tàn tật

- Thành lập nhà cứu tế để đáp ứng cho nhu cầu thực hiện cứu tế cho xã hội.

Giai đoạn 1945 -1975: đây là giai đoạn đất nước tập trung hết sức người, sức của cho công cuộc giải phóng đất nước để chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ở đầu giai đoạn này, cứu trợ xã hội tập trung chủ yếu vào việc “diệt giặc đói” với mục tiêu không để người dân chết đói. Bộ cứu tế đã ra đời và ban hành Nghị định ngày 10/9/1945 về việc đặt nguyên tắc đặt cứu trợ kinh tế và thành lập ra một cơ quan cứu tế tại các cơ sở y tế địa phương. Sau đó, ủy ban tối cao về tiếp tế và cứu trợ được thành lập theo Sắc lệnh số 67/SL ngày 29/11/1945 của Chính phủ lâm thời. Đặc biệt ngày 9/11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua, trong đó tại Điều 14 có ghi nhận về quyền cứu trợ xã hội. Từ đây quyền được giúp đỡ về vật chất và tinh thần của những đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội đã trở thành quyền hiến định.

Từ những năm 1945 trở đi, do yêu cầu của công cuộc kháng chiến nên các chế độ cứu trợ xã hội tập trung chủ yếu vào người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và đối tượng là nạn nhân của chiến tranh. Một số văn bản pháp luật tiêu biểu cho thời kỳ này là: Thông tư 123/TTG ngày 30/3/1959 của Thủ tướng vê việc thành lập quỹ nghĩa thương, thôn g tư 202/CP ngày 26/11/1966 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người tàn tật…Trợ cấp cứu trợ xã hội đã có tác dụng ổn định đời sống của toàn dân , tạo tâm lý yên tâm để sản xuất, xây dựng miền Bắc, làm hậu phương vững chắc để chi viện cho miền Nam.

Giai đoạn 1975 đến nay: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4/1975), cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới-giai đoạn cả nước độc lập thống nhất, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên do ảnh hưởng hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng với những tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 đã làm cho đối tượng cứu trợ xã

hội tăng lên, gánh nặng cho chính sách cứu trợ xã hội. Nhìn chung, các quy định cứu trợ xã hội đầu giai đoạn này phải giảm giá trị thực tế, các đối tượng cứu trợ phải trông chờ vào các biện pháp tương trợ cộng đồng khác.

Từ năm 1986 đến nay: pháp luật về cứu trợ xã hội của nước ta có nhiều tiến bộ hơn. Đặc biệt là sau đại hội lần thứ VI của Đảng – đại hội mở ra thời kỳ đổi mới sâu sắc, toàn diện trên đất nước ta. Nhà nước đã thực hiện rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội để phù hợp với tình hình mới. Trong giai đoạn này, có khá nhiều văn bản pháp luật về cứu trợ xã hội được ban hành, trong đó có một số văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao, đặc biệt có ý nghĩa đối với các đối tượng cứu trợ xã hội như: Pháp lệnh người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998, Pháp lệnh người cao tuổi UBTVQH thông qua ngà 28 tháng 4 năm 2000.

Bên cạnh đó, với mục tiêu “tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”chúng ta đã ưu tiên nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản: Y tế, giáo dục, nước sạch…do vậy đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận nhân dân, trong đó có nhóm người yếu thế đã từng bước được nâng lên. Đi cùng với đầu tư phát triển phúc lợi xã hội một loạt chính sách hỗ trợ trực tiếp cũng được triển khai thực hiện như: chính sách cứu trợ đột xuất, thường xuyên, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các hoạt động cứu trợ xã hội cũng dần dần được luật hóa với nhiều văn bản pháp luật, thông tư, nghị định và bộ luật lao động quy định về cứu trợ xã hội thường xuyên, đột xuất, quy định về việc trợ giúp dành cho người già, trẻ em đặc biệt khó khăn. Cụ thể là một hệ thống văn bản pháp quy đã được xây dựng như: Pháp lệnh người tàn tật được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/4/2000, Nghị định số 07/2000/NĐ-CP 09/03/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội;

Điều 6 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Điều 6, điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002

22

của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành môt số quy định của Pháp lệnh Người cao tuổi; Điều 5 quyết định số 38/2004/QĐ- TTG ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004 /QĐ-TTG ngày 5 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do chịu hậu quả chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTG ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về một số chế độ đối với những người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước…và gần đây nhất là Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 15/04/2007 về chính sách cứu trợ xã hội đã thay thế các nghị định trên…

Trải qua nhiều khó khăn thiếu thốn của đất nước nhưng hoạt động cứu trợ ở nước ta vẫn ngày càng phát triển và đi vào ổn định. Theo đánh giá chung, Việt Nam được coi là nước có những cam kết mạnh mẽ về sự phát triển xã hội. So với nhiều nước trong khu vực Việt Nam là nước có chương trình cứu trợ khá toàn diện.Với sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của xã hội, cơ chế cứu trợ xã hội ở nước ta luôn được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện giúp đỡ những người nghèo, yếu thế có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế những mặc cảm và tự vươn lên hòa nhập với trong cộng đồng. Với sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, của xã hội, cơ chế cứu trợ xã hội của nước ta luôn được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện giúp những người nghèo yếu thế có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hạn chế những mặc cảm và tự vươn lên trong

23

cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Theo số liệu của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, số tiền ngân sách chi ra cho những hoat động này (chỉ tính riêng năm 2000) là 648,8 tỷ và những năm sau đó vẫn tiếp tục tăng. Riêng trong hai năm 2000-2001 đã đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho gần 800 nghìn người lao động, khoảng 16% số người mắc phải tệ nạn xã hội được tập trung cải tạo và dạy nghề giúp họ trở lại con đường làm ăn lương thiện.

Người chết do thiên tai được hỗ trợ tiền thuốc chữa bệnh, hộ gia đình mất nhà mất tài sản, phương tiện sản xuất, thiếu đói…đều có chính sách trợ giúp của Nhà nước. Đối với người già cô đơn không nơi nương tựa , trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng không có người nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên của xã, phường hoặc được đưa vào nuôi dưỡng tập trung trong các cơ sở Bảo trợ xã hội. Ngoài ra, họ còn được hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí, giáo dục, chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề, tạo việc làm…và đặc biệt nhận được sự chăm sóc của cộng đồng xã hội. Hệ thống chính sách ngày càng hoàn thiện đã thể hiện sự công bằng-bình đẳng trong xã hội.

Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu, đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước. Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, gần 5% hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn người nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia đình; ngoài ra, còn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố.(20)

Giai đoạn 2011-2015: kinh tế đất nước có khó khăn, thách thức, song Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực trợ giúp xã hội tiếp tục là điểm sáng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và

24

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí