Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 4

công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà dưỡng lão”.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và các Nghị quyết của Quốc hội, công tác trợ giúp xã hộ thời gian qua đã đạt được những kết quả chính như sau:

Thứ nhất, đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội. Đến nay, đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội dung liên quan quy định khuôn khổ pháp luật, chính sách trợ giúp xã hội. Trong đó có những văn bản quan trọng như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội....

Thứ hai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên.Tính đến cuối năm 2015, cả nước đã giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 2,643 triệu đối tượng. Trong đó: người cao tuổi trên 80 tuổi

25

không có lương hưu 1.454 ngàn người; người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo 85 ngàn người; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng 896 ngàn người; trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng 45 ngàn trẻ; người đơn thân nuôi con thuộc hộ nghèo 113 ngàn người; ngoài ra, còn khoảng 50 ngàn đối tượng khác. Kinh phí chi trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng cho các đối tượng khoảng 13 nghìn tỷ đồng/năm.

Thứ ba, bảo đảm ổn định đời sống dân sinh khi gặp thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng. Từ năm 2011 đến nay, các địa phương đã chủ động bố trí ngân sách địa phương, huy động cộng đồng và các nhà hảo tâm hỗ trợ hàng hóa, lương thực với trị giá hàng ngàn tỷ đồng cho các cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, tai nạn giao thông hoặc các lý do bất khả kháng khác. Tính đến ngày 31/12/2014, Chính phủ đã hỗ trợ 180.224 tấn gạo cho 26 lượt tỉnh để thực hiện cứu đói cho 2.469.443 lượt hộ/8.618.121 nhân khẩu thiếu lương thực.

Thứ tư, đã từng bước quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội và dịch vụ trợ giúp xã hội. Hiện nay, cả nước có 408 cơ sở trợ giúp xã hội, gồm 194 cơ sở công lập và 214 cơ sở ngoài công lập, được thành lập, hoạt động, kiện toàn theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có 31 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 71 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, 139 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 31 cơ sở chăm sóc người tâm thần, 34 Trung tâm công tác xã hội với khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên.

Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; đến nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố thành lập, xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội, trong đó có trên 20 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội trên cơ sở nâng cấp, chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội. 100% tỉnh, thành phố đã thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội từ nhiều chương trình, đề án khác nhau với tổng số gần 100 nghìn

26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

cộng tác viên. Các chương trình, giáo trình đào tạo công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã được hoàn thiện, ban hành và triển khai đào tạo tại 55 trường cao đẳng, đại học có đào tạo công tác xã hội trên cả nước; có 3 trường đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ công tác xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Đề án đào tạo thạc sỹ công tác xã hội do Tổ chức CFSI và Học viện châu Á tài trợ; 11 trường cao đẳng, đại học đã đào tạo hệ vừa học, vừa làm cho 13.000 cán bộ trình độ đại học, 1.092 cán bộ trình độ cao đẳng và 7.024 cán bộ trình độ trung cấp công tác xã hội; các tỉnh/thành phố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 40.000 lượt cán bộ, nhân viên công tác xã hội.

Tổng kết lại, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách pháp luật trên nhiều phương diện khác nhau để hoàn thiện và thúc đẩy “cứu trợ xã hội” được toàn diện hơn. Cụ thể như sau:

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 4

Thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo

Đói nghèo là vấn đề kinh tế, xã hội sâu sắc. Xoá đói, giảm nghèo là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xoá đói, giảm nghèo. Đặc biệt từ năm 1986, khởi đầu công cuộc đổi mới, một mặt Đảng khuyến khích mọi người trong các thành phần kinh tế làm giàu hợp pháp, mặt khác tích cực chỉ đạo thực hiện xoá đói, giảm nghèo trong cả nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VII (6- 1993) đã chỉ rõ: “Trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn. Hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, Nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong nước và quốc tế. Phấn đấu tăng số hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”.

Chủ trương xoá đói, giảm nghèo của Đảng đã trở thành cuộc vận động lớn, khởi đầu ở thành phố Hồ Chí Minh (1992), tiếp đến là các tỉnh đồng bằng

27

sông Cửu Long, các tỉnh Khu IV, Khu V cũ, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ… Đến tháng 12-1995 cả 53 tỉnh, thành phố trong cả nước đều có chương trình xoá đói, giảm nghèo, trong đó 49 tỉnh, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh, huyện, xã. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã chú trọng xây dựng các nguồn lực cho xoá đói, giảm nghèo: nguồn lực về lao động và đất đai; nguồn lực về vốn; thực hiện chuyển giao công nghệ giúp đỡ hộ đói, nghèo tổ chức cuộc sống; thực hiện các chính sách xã hội khác đối với người đói, nghèo như hỗ trợ người nghèo về y tế, về giáo dục, khai trương Ngân hàng phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng chính sách xã hội).

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng chủ trương: “Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”. Xoá đói, giảm nghèo được xác định là một trong 11 chương trình quốc gia. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 23-7-1998, Chính phủ ra Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 với mục tiêu và nhiều giải pháp cụ thể. Tiếp đó, ngày 31-7-1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135). Phong trào xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh với nhiều mô hình gia đình, thôn, bản, xã, huyện xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả đã được nhân rộng như: mô hình tín dụng - tiết kiệm, mô hình xã hội hoá hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, mô hình “một mái nhà, một bể nước, một con bò”, mô hình dạy nghề ngắn hạn miễn phí, mô hình liên thông xuất khẩu lao động…, các dự án thuộc Chương trình quốc gia xoá đói, giảm nghèo theo Quyết định số 133 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào hoạt động và đạt hiệu quả rõ rệt.

Nhận thức về xoá đói, giảm nghèo cũng có những tiến bộ, từ chỗ không chấp nhận có sự phân hoá giàu - nghèo đã đi đến chủ trương khuyến khích

28

mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển xã hội.

Tổng kết 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng ta đã khẳng định: “Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Còn theo chuẩn quốc tế (tính theo chuẩn 1 đôla/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,9% năm 2002; nếu tính theo chuẩn mới (2 đôla/ngày/người) thì hộ nghèo ở Việt Nam năm 2004 là 27,5%”. Ngay từ năm 2002, Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá là “Hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2015”. Cũng theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xoá đói, giảm nghèo trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Cũng chính nhờ năng lực lãnh đạo phát triển xã hội của Đảng mà xét về năng lực giảm nghèo của các quốc gia (gọi tắt là CPM) thì Việt Nam được xếp thứ 27 trong số 101 nước đang phát triển, có năng lực tốt hơn trong xoá đói, giảm nghèo, trên cả một số nước trong khu vực như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan….

Tuy nhiên, những vấn đề bức xúc và thách thức hiện nay đối với xoá đói, giảm nghèo là: chưa gắn chặt giữa tăng trưởng với giảm nghèo. Vấn đề nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo, biến họ thành chủ thể, chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Người nghèo chưa chủ động tham gia vào thị trường; kết quả xoá đói, giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo đã thoát nghèo nhưng nằm sát chuẩn nghèo rất lớn (70-80%), chỉ cần gặp rủi ro là họ lại rơi vào nghèo đói; tỷ lệ tái nghèo còn cao (7-10%), bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư còn lớn và có xu hướng gia tăng. “Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị gấp trên 2 lần (năm 2002 gấp 2,26 lần; năm 2004 gấp 2,15

29

lần; năm 2006 gấp 2,09 lần). 90% hộ nghèo sống ở nông thôn và tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn còn cao (18% so với 14,75% hộ nghèo của cả nước), đặc biệt hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm tới 36% tổng số hộ nghèo cả nước, chủ yếu là vùng miền núi phía bắc và Tây Nguyên, là địa bàn rất khó khăn cho công tác xoá đói giảm nghèo”.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công:

Chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, mà còn thể hiện truyền thống và đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Vì vậy, từ trước tới nay, trong bất luận hoàn cảnh nào, Đảng và Nhà nước cũng luôn luôn xác định chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với Tổ quốc là một trong những chính sách lớn có vị trí rất quan trọng trong chiến lược con người. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã từng bước sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) nhấn mạnh: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ: “có chính sách thích đáng đối với các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh”.

Ngày 10-9-1994, Chủ tịch nước ban hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước: Bà mẹ Việt Nam anh hùng và Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng gọi chung là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Đảng từng bước sửa đổi,

30

bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ theo pháp lệnh về người có công.

Công tác chăm sóc người có công đã được xã hội hoá, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã trở thành nét đẹp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội. Việc chăm sóc người có công với cách mạng và trợ giúp người có đời sống khó khăn được duy trì và mở rộng. Đến năm 1998, khi ngân sách Nhà nước có khả năng đáp ứng, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X ban hành Pháp lệnh số 08/1998/PL-UBTVQH10 sửa đổi điều 21 của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Ngày 11-12-1998, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Lệnh số 08/L-CTN công bố Pháp lệnh sửa đổi điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Trên cơ sở đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH10 (sửa đổi lần 2) điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Từ năm 2005, trước tình hình kinh tế - xã hội đất nước phát triển, đòi hỏi chính sách ưu đãi người có công phải bám sát thực tiễn cuộc sống, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Ngày 29-6-2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, sửa đổi, bổ sung (số 26/2005/PL- UBTVQH11). Theo đó, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi đã mở rộng từ 7 đối tượng ở Pháp lệnh cũ lên 13 đối tượng. Pháp lệnh sửa đổi năm 2005 còn bổ sung chế độ mai táng phí đối với một số đối tượng có công hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng; bổ sung chế độ đối với người có công sau khi chết, thân nhân của họ tiếp tục được hưởng một khoản trợ cấp; bổ sung chế độ đối với bố mẹ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng không phụ thuộc tuổi đời; thân nhân hai liệt sĩ được

31

hưởng trợ cấp nuôi dưỡng; bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với người hoạt động kháng chiến và người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp một lần; quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người có công với cách mạng.

Ngày 26-6-2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2006/NĐ-CP, theo đó, ngoài chế độ trợ cấp, người hoạt động kháng chiến còn được hưởng các ưu đãi khác như bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình…, con đẻ của họ được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Hơn 20 năm đổi mới đất nước cũng là hơn 20 năm Đảng từng bước đổi mới và hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công. Nghị quyết Đại hội X của Đảng (4-2006) chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công với nước; vận động toàn xã hội tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa; nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người có công ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư. Trợ giúp nạn nhân chất độc da cam…”. Ngày 14-12-2006, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 07-CT/TW, về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công và phong trào “đền ơn đáp nghĩa”. Đồng thời để tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, ngày 18-6-2007, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, sửa đổi, bổ sung lần thứ ba. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng có Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 15-11-2007, hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó quy định: người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng huân chương, huy chương kháng chiến đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp một lần như quy định đối với thân nhân người có công với cách mạng chết trước ngày 1-1-1995 (quy định tại khoản 7 mục B Bảng số 01 kèm theo Nghị định số 32/2007/NĐ-CP ngày 2-3- 2007 của Chính phủ).

32

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí