Đối Tượng Và Điều Kiện Được Cứu Trợ Xã Hội Đột Xuất:


Bảng 2(22)

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý.

(Đơn vị tính: nghìn/đồng)


TT

Đối tượng

Hệ

số

Trợ

cấp

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 ,khoản 2,khoản 6 Điều 4

2,0

240

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 6


Bảng 3(23)

Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội.

(Đơn vị tính: nghìn đồng)


TT

Đối tượng

Hệ

số

Trợ

cấp

1

-Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên

-Đối tượng quy định tại khoản 2,khoản 4 Điều 4


2,0


240

2

-Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi

-Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật;bị nhiễm HIV/AIDS

-Đối tượng quy định tại khoản 5,khoản 6 Điều 4


2,5


300


Điều 8. Các đối tượng nêu trên tại khoản 1,2,3,4,5,6; trẻ em mồ côi; trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền

tại các cơ sở công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 9.

- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên sống tại các cơ cở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, không còn học văn hóa thì được giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hóa, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi được đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống.

- Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hóa ,học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm và nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi ổn định được cuộc sống

,nhưng không quá 24 tháng.

Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng được nêu tại các khoản 1,2,3,4,5,6; trẻ em mồ côi; trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:

- Các đối tượng đang học văn hóa, học nghề được miễn giảm học phí; được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.

- Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai tang 2.000.000/ người.

- Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:

Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày.

Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường;riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000/người/năm.

Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.

2.1.2.Đối tượng và điều kiện được cứu trợ xã hội đột xuất:

Cứu trợ xã hội đột xuất là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp các rủi ro khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ vượt qua sự hụt hẫng, ổn định cuộc sống và sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng. Theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định đối tượng được cứu trợ như sau:

- Đối tượng được trợ giúp cứu trợ đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

Hộ gia đình có người chết, mất tích;

Hộ gia đình có người bị thương nặng;

Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất-lâm vào cảnh thiếu đói

Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quyét;

Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.

Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

Uỷ ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng dân cư bị chết, gia đình không biết để mai táng.

Chế độ trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện cứu trợ thường xuyên được quy định trong Nghị định số 67/2007/NĐ-CP như sau:

Theo điều 12 mức độ cứu trợ cấp cứu đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:

Đối với hộ gia đình:

Có người chết, mất tích: 3.000.000/người.

Có người bị thương nặng:1.000.000/người.

Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy hỏng nặng: 5.000.000/hộ

Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000/hộ

Đối với cá nhân:


Trợ giúp cứu đói: 15kg/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết chăm sóc: 1.000.000/người.

Người lang thanh xin ăn trong thời gian tập trung để đưa về nơi cư trú: 10.000/người /ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian đươc hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị giết, gia đình không biết mai táng đươc Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.

Điều 13. Hộ gia đình có người lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu

trên tại Điều 12 Nghị định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi hộ nghèo:

Miễn giảm học phí cho người đang học văn hóa, học nghề.

Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh Nhà nước.

Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Điều 14.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.

Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Cứu trợ xã hội và Bảo hiểm xã hội đều là các nhánh của An sinh xã hội. Chúng đều là những chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và góp phần ổn định cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, từ đó góp phần ổn định và an toàn cho xã hội. Qua đây, chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh qua đối tượng của Cứu trợ xã hội và Bảo hiểm xã hội.

Chúng ta có thể so sánh qua đối tượng cứu trợ xã hội và đối tượng của bảo hiểm xã hội.Cùng là những mảng chính trong hệ thống chính sách của an sinh xã hội,cứu trợ xã hội và bảo hiểm xã hội đều thực hiện mục tiêu tạo ra mạng lưới bảo vệ an toàn cho các thành viên trong xã hội khi gặp điều kiện rủi ro,yếu thế trong cuộc sống;cả hai hoạt động trên đều dựa vào nguồn quỹ tập trung hoặc quỹ thành phần và đều nằm dưới sự quản lý của Nhà nước.CTXH và BHXH đều mang hình thức thực hiện phân phối lại thu nhập trong xã hội;nội dung và phạm vi điều chỉnh của chính sách phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.Bên cạnh điểm giống nhau thì BHXH và CTXH còn có những điểm khác nhau đó là:về đối tượng của BHXH thì thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động

khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động,mất việc làm.;còn CTXH-thành viên gặp khó khăn,bất hạnh,ruit ro trong cuộc sống như thiên tai,hỏa hoạn,bị tàn tật,già yếu…dẫn đến cuộc sống túng quẫn không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.Đối tượng hưởng của BHXH mang phạm vi hẹp gồm người tham gia bảo hiểm xã hội và người thứ ba;còn CTXH lại có phạm vi rộng gồm những người gặp rủi ro,bất hạnh trong cuộc sống.BHXH có tính pháp lý cao được các nước luật hóa tương đối thống nhất trên cơ sở các khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO);còn CTXH tính pháp lý luô bị hạn chế do đối tượng rộng nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi nước.Về đặc điểm:người muốn được hưởng BHXH thig phải có hai yếu tố một là phải đóng góp phí bảo hiểm,hai là rủi ro khi xảy ra;CTXH-người được trợ cấp không nhất thiết phải tham gia hình thành nên quỹ.BHXH mang tính chất bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động;còn CTXH ít mang tính chất bắt buộc thiên về mảng nhân đạo,đạo đức.

2.2. Các hình thức cứu trợ xã hội

2.2.1. Cứu trợ bằng tiền

Cứu trợ xã hội bằng tiền là việc thực hiện giúp đỡ dưới hình thức tiền mặt cho người được cứu trợ. Hình thức cứu trợ này có nhiều ưu điểm những có các hạn chế. Các khoản viện trợ bằng tiền tạo cơ hội cho người nhận có nhiều lựa chọn hơn và mang lại cho người nhận mức thỏa mãn cao hơn với bất kỳ một mức thu nhập nào so với cứu trợ bằng hiện vật. Song mức cứu trợ bằng tiền được xác định như thế nào cho hợp lý không phải điều dễ dàng.

Ví dụ: Với các cá nhân, hộ gia đình gặp nạn do thiên tai hoặc những lí do bất khả kháng , thành phố Đà Nẵng sẽ hộ trợ 2 triệu đồng/người cho gia đình có người chết hoặc mất tích. 3-5 triệu đồng/hộ bị cháy, sập trôi nhà và hộ phải di dời khẩn cấp. Nhà bị hư hỏng nặng ,Tp hỗ trợ 1,5 -2 triệu đồng.

Việc xác định mức tiền cứu trợ quả thật là không dễ dàng đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng tham gia hoạt động cứu trợ.Ví dụ như cùng chung một hoàn cảnh bị thiên tai,bão lũ nhưng có hộ gia đình bị thiệt hại ít và

47

có hộ gia đình bị thiệt hại nhiều mất cả người lẫn của.Tuy nhiên các ban nghành,cơ quan chức năng không thể nào đi sâu hết chi tiết hoàn cảnh của từng gia đình một để xem xét và quyết định mức tiền trợ cấp.Mức tiền trợ cấp thì luôn có một mức chung cho từng hoàn cảnh,từng gia đình.Ngoài ra,còn tồn tại rất nhiều trường hợp vô lý của từng địa phương khi dân nhận tiền trợ cấp ủng hộ nhưng lại bị cơ quan ban ngành địa phương thu lại :tiêu biểu như vụ việc trưởng thôn đến thu lại tiền hàng trợ cấp của dân tại thị xã Ba Đồn- Quảng Bình

2.2.2. Cứu trợ bằng hiện vật

Bên cạnh các khoản cứu trợ bằng tiền mặt, người được cứu trợ có thể nhận cứu trợ bằng hiện vật. Đó là các vật phẩm, hàng hóa được cấp phát và các dịch vụ mà Nhà nước và cộng đồng xã hội trợ giúp.

Ví dụ:

- Các chương trình cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt bằng quần áo

,thức ăn, thuốc men và các nhu yếu sản phẩm.

- Với các gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào hoàn cảnh thiếu đói, TP Đà nẵng hỗ trợ 10kg/khẩu/tháng (hộ chính sách được 12kg/khẩu/tháng) trong thời gian tối đa 3 tháng. TP cũng sẽ hỗ trợ những người thiếu đói giáp hạt 8kg gạo/tháng/khẩu (hộ chính sách 10kg/khẩu/tháng) trong thời gian tối đa 2 tháng.

Có thể thấy so với BHXH thì hính thức của CTXH có điểm giống nhau:Nhà nước là chủ thể chính thực hiện chính sách.Điểm khác nhau:BHXH là hệ thống mang tính chất chia sẻ rủi ro,việc tri trả bảo hiểm xã hội chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp các bên tham gia bảo hiểm xã hội,quỹ bảo hiểm xã hội hình thành với cơ chế đóng góp ba bên là chủ yếu,chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội chỉ yếu được thực hiện định kì với phương thức thành toàn chủ yếu bằng tiền.CTXH có đặc điểm riêng đó là.mọi thành viên trong xã hội đều được cứu trợ xã hội khi cần thiết,đó là các biến cố bất ngờ khiến cho các cá nhân gia đình có thể rơi vào tình trạng không thể lo liệu được cuộc sống bản

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí