DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ công nhân viên chức CBCNVC
Dự phòng rủi ro DPRR
Doanh nghiệp Nhà nước DNNN
Hội sở chính HSC
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh - 1
- Tác Động Của Nợ Xấu Đến Hoạt Động Của Tổ Chức Tín Dụng
- Yêu Cầu Tái Cơ Cấu Tài Chính Doanh Nghiệp Và Tái Cơ Cấu Lại Nợ
- Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Về Xử Lý Nợ Xấu Tại Các Tổ Chức Tín Dụng
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Hiệp Hội Ngân hàng HHNH
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHNo Tổ chức tín dụng TCTD
Tổ chức kinh tế TCKT
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các Tổ chức tín dụng (TCTD), phản ánh hoạt động đặc trưng của TCTD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho TCTD. Trong nền kinh tế mở ngày nay, hoạt động kinh doanh tiền tệ chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số TCTD đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhưng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho TCTD. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của các TCTD. Vấn đề nợ xấu hiện nay không chỉ làm đau đầu các chuyên gia kinh tế Việt Nam mà còn làm tốn không ít giấy mực của các chuyên gia tài chính thế giới. Ảnh hưởng của nó là những mất mát to lớn, thậm chí có thể làm phá sản TCTD. Do vậy, nếu công tác phòng ngừa và xử lí nợ xấu được thực hiện có hiệu quả thì TCTD sẽ có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đối với các TCTD, việc tìm ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu là một nhiệm vụ hết sức cấp bách của các TCTD hiện nay nhằm lành mạnh hoá hoạt động của các TCTD và góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước.
Ý thức được điều này, Ngân hàng hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh đã đặc biệt coi trọng công tác xử lý nợ xấu là một trong những việc cần được giải quyết hàng đầu nhằm đưa ra những giải pháp xử lý phù hợp hiệu quả, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Chính vì vậy mà đề tài: “Pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động xử lý nợ xấu nói riêng của các TCTD, đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cấp độ khác nhau đóng góp không nhỏ tạo cơ sở lý luận giúp cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý nợ xấu góp phần cho TCTD có cơ sở đề ra các giải pháp biện pháp thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan như:
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc (2015) với đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Hoàng Văn Thành (2019) với đề tài: “pháp luật mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”
- Luân văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của tác giả Trần Văn Ba (2013) với đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài”.
- Khoá luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Duyên (2013) với đề tài: “Thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”
- Khoá luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Huyền Nga (2010) với đề tài: “Tình hình nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Ngoài ra, nhiều bài báo, công trình nghiên cứu khác về xử lý nợ xấu và pháp luật xử lý nợ xấu đã được công bố. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách sâu sắc về xử lý nợ xấu góc độ thực tiễn thi hành áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả mong muốn làm rõ hơn các biện pháp xử lý nợ xấu và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
3. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nợ xấu và pháp luật về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các TCTD, nghiên cứu quá trình hình thành và phát sinh nợ xấu
- Đánh giá tình hình nợ xấu và các biện pháp hạn chế nợ xấu tại các TCTD thời gian qua. Luận văn đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường công tác ngăn ngừa, xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu trong tương lai tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn cần đạt được những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu tại các TCTD Việt Nam
- Đánh giá thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại các TCTD, đồng thời phân tích những vướng mắc, khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu của các TCTD.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD và thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về
xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD, trong đó xác định: tập trung vào nghiên cứu các khoản nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của các TCTD đối với khách hàng.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật thực định về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi nhánh Tây Quảng Ninh
6. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề lý luận về hoạt động xử lý nợ xấu. Đồng thời, các chủ trương, chính sách của Đảng trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về xử lý nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của các TCTD là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn đánh giá sự phù hợp của pháp luật và xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của các TCTD. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu những vấn đề lý luận nổi cộm, những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của pháp luật về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD. Trên cơ sở đó, đánh giá sự phù hợp của thực trạng pháp luật vào quá trình áp dụng trên thực tiễn.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin về những hoạt động xử lý nợ xấu đã được các TCTD thực hiện nhằm đánh giá những thành tựu đã đạt được và những vướng mắc còn tồn tại khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay của các TCTD.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, nội dung của luận văn, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH TÂY QUẢNG NINH
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH TÂY QUẢNG NINH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.1. Tổng quan về xử lý nợ xấu
1.1.1. Khái niệm về nợ xấu
Có rất nhiều khái niệm về nợ xấu trên thế giới, nó được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau:
Theo từ điển kinh doanh, nợ xấu là khoản nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý như khoản lỗ. Chủ nợ có thể dùng một trong hai phương pháp để xoá nợ ra khỏi doanh thu bán hàng: (1) bằng cách khấu trừ vào doanh thu khoản tiền không thể thu hồi trong giai đoạn kế toán những khoản nợ được coi là không thể thu hồi;
(2) bằng cách khấu trừ một khoản tiền ước tính vào doanh thu trong từng giai đoạn kế toán rồi điều chỉnh bất kỳ khoản thừa hoặc thiếu nào vào giai đoạn kế toán tiếp theo. Tỷ lệ giữa những thất thoát vốn vì nợ xấu và các khoản bán chịu là một chỉ số về chất lượng thu hồi nợ của chủ nợ và hiệu quả của những nỗ lực giám sát bán chịu của chủ nợ.01
Trong khi đó về phương diện ngôn ngữ học, từ điển Cambridge định nghĩa, nợ xấu là khoản nợ hoặc những khoản nợ rất có thể không được hoàn trả. Cách hiểu này về “nợ xấu” cơ bản đã giành được sự nhất trí bởi các nhà tài chính học và kinh doanh học mặc dù các nhà khoa học trong cả hai lĩnh vực chuyên ngành hẹp này đều lý giải thuật ngữ “nợ xấu” kỹ lưỡng hơn so với các nhà ngôn ngữ học thuần tuý. Theo từ điển tài chính, nợ xấu là khoản nợ từ việc bán chịu (credit sale) mà bên chủ nợ không có khả năng thu hồi. Một khoản nợ trở thành nợ xấu khi bên chủ nợ đã hết sức nỗ lực để thu hồi nợ nhưng vẫn chưa thu hồi được khoản nợ đó. Thông thường, hiện tượng này diễn ra khi con nợ tuyên bố phá sản hoặc khi việc cố gắng tiếp tục thu hồi nợ sẽ làm cho bên chủ nợ phải chịu những phí tổn lớn hơn cả bản thân giá trị khoản nợ. Khi đó, chủ nợ thường phải xoá nợ và coi đó là một khoản chi phí trong kinh doanh để nhằm giảm bớt thu nhập chịu thuế mặc dù việc làm này thường
1 Hoàng Văn Thành, ”Pháp luật về mua bán nợ xấu từ hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội năm 2019, tr.42.
dẫn tới hao hụt dòng tiền hết sức cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh bình thường của chủ nợ.
Như vậy, mặc dù các nhà tài chính học và kinh doanh học định nghĩa “nợ xấu” chi tiết hơn các nhà ngôn ngữ học, nhưng điểm chung của cả hai định nghĩa trên là ở chỗ đều thừa nhận “nợ xấu” là những khoản nợ không có khả năng được hoàn trả hay khó có thể thu hồi. Chỉ có điều, các nhà tài chính học dường như ngoài việc chỉ ra một thuộc tính không thể tách rời của nợ xấu là “khó thu hồi” còn quan tâm tới cả những tình huống trong đó một khoản nợ có khả năng trở thành “nợ xấu” (khi con nợ phá sản hoặc khi chi phí chủ nợ bỏ ra để thu hồi nợ trở nên quá lớn) và tới cả cách thức hạch toán những khoản nợ xấu nhằm giảm bớt nghĩa vụ thuế của chủ nợ; trong khi đó, các nhà kinh doanh học, mặc dù cũng đề cao thuộc tính “khó thu hồi” của nợ xấu và cũng quan tâm tới cách hạch toán các khoản nợ xấu, nhưng lại hướng tới mục đích nhằm nâng cao chất lượng thu hồi nợ và tăng cường hiệu quả giám sát việc bán chịu của chủ nợ - tức nâng cao chất lượng quản trị kinh doanh.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra như sau: “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Về cơ bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được định nghĩa dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng là không đầy đủ.2
Dưới góc độ pháp lý, nợ xấu là tài sản cho vay khó thu hồi của TCTD thể hiện dưới dạng quyền tài sản: một loại quyền định giá được bằng tiền và có thể mua đi bán lại trên một thị trường đặc biệt - thị trường nợ xấu. Nợ xấu bắt nguồn từ một
2 Huỳnh Thị Hương Thảo, 2019, nợ xấu và hiệu quả tài chính, http://thị trường tài chính tiền tệ.vn/nợ xấu và hiệu quả tài chính 23113.html, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 5/2019, truy cập ngày 20/11/2019