Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 1

KHOA LUẬT


PHẠM KIM THOA


PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa


Hà nội - 2007

MỤC LỤC


Trang

Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG 6

THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC


1.1.

Sự cần thiết phải nghiên cứu và quy định về xử lý nợ xấu

6

1.2.

Khái niệm nợ xấu

8

1.3.

Thực trạng nợ xấu ở khu vực ngân hàng thương mại nhà nước

14

1.4.

Nguyên nhân nợ xấu

18

1.4.1.

Nguyên nhân khách quan

18

1.4.2.

Nguyên nhân chủ quan

25

1.4.2.1.

Về phía ngân hàng thương mại nhà nước

25

1.4.2.2.

Nguyên nhân do chủ quan của khách hàng

29

1.4.2.3.

Những nguyên nhân khác

31

1.5.

Hậu quả của nợ xấu

32


Chương 2: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU, THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 1

LÝ NỢ XẤU

2.1. Cơ sở pháp lý và các biện pháp xử lý nợ xấu 35

2.1.1. Nợ quá hạn do vị phạm Quy chế tín dụng 37

2.1.2. Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát 37

2.1.3. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân 43 hàng thương mại (AMC)


2.1.4.

Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC)

45

2.1.5.

Cấp bổ sung vốn

46

2.1.6.

Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước

48

2.1.7.

Quỹ dự phòng rủi ro

50

2.2.

Kết quả xử lý nợ xấu

51

2.3.

Một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu

54

2.3.1.

Pháp luật ngân hàng liên quan đến xử lý nợ xấu

54

2.3.2.

Pháp luật dân sự và đất đai liên quan đến xử lý nợ xấu

61

2.3.3.

Luật Doanh nghiệp nhà nước liên quan đến xử lý nợ xấu

65

2.3.4.

Luật Doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu

68

2.3.5.

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp liên quan đến xử lý nợ xấu

69

2.3.6.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 liên quan đến xử lý nợ xấu

70

2.4.

Các khó khăn trong quá trình xử lý nợ xấu

71


Chương 3: KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

75


VỀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ



XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ


NƯỚC

3.1. Kinh nghiệm nước ngoài 75

3.2. Thách thức đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại 77 nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.3. Giải pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước 79

3.3.1. Quản trị rủi ro tín dụng 79

3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại 82 nhà nước

3.3.3.

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước


84

3.3.4.

Xử lý tốt công nợ


84

3.3.5.

Cải cách ngân hàng thương mại nhà nước và môi trường sách vĩ mô

chính

85

3.3.6.

Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa


85

3.3.7.

Sửa đổi các quy định về phân loại nợ


86

3.3.8.

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc hàng thương mại (AMC)

ngân

86

3.3.9.

Xây dựng hoàn thiện cơ chế thị trường mua bán nợ


87

3.3.10.

Pháp luật cho vay


87

3.3.11.

Sáp nhập, mua lại, giải thể, phá sản ngân hàng


88


KẾT LUẬN


90


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


93


PHỤ LỤC


98

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nợ xấu ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh. Sự tồn đọng và phát triển của nợ xấu đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nợ xấu gia tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và cho toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu các căn nguyên cũng như thực trạng của nợ xấu sẽ khiến cho việc giải quyết bài toán về nợ có thể trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Tuy vậy, hiện nay có rất nhiều điểm bất cập trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là ở khối các ngân hàng thương mại nhà nước. Quy định về lộ trình, các biện pháp xử lý nợ và các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu nhiều quy định cần thiết, nhiều điểm còn chưa hợp lý, bất cập, các văn bản luật chuyên ngành khác còn quá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn. Chính vì vậy, dù đã nỗ lực rất nhiều và đã có những thành tựu đáng kể trong tiến trình làm lành mạnh hóa ngân hàng trong những năm qua, dư nợ giảm mạnh nhưng số nợ xấu tuyệt đối vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này khiến cho ngành ngân hàng, cũng như cả nền kinh tế không tránh khỏi lo âu. Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sức ép của sân chơi này đối với các ngân hàng thương mại nhà nước không phải là nhỏ, khi đó là một trong những lĩnh vực phải cam kết mở cửa và cải cách mạnh mẽ nhất. Vấn đề nợ xấu lại được đưa ra, vì xử lý được nợ sẽ nâng cao tiềm lực ngành ngân hàng, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế vĩ mô. Thực tiễn và lý luận đều đòi hỏi quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này sâu sắc và chính xác hơn nữa. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng thể các chính sách cũng như pháp luật về xử lý nợ xấu, tiến tới hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực còn rất nhiều lỗ hổng này là một việc làm tương đối cấp bách trước chủ trương cổ phần hóa ngân hàng thương mại của Nhà nước hiện nay, vừa đáp ứng mục

tiêu phát triển kinh tế, vừa tạo bước đệm cho lĩnh vực ngân hàng - tài chính có được sự bảo hộ cần thiết khi gia nhập WTO.

Với mục đích góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp của đề tài "Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam" để tìm ra những định hướng và giải pháp bổ sung, hoàn thiện quy phạm pháp luật trong vấn đề này là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu

Xử lý nợ xấu ngân hàng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài này ở những góc độ khác nhau. Ví dụ, bài "Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian qua - những tồn tại, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ nhằm ngăn ngừa và xử lý nợ tồn đọng" của Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; "Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Lê Quốc Lý, Bộ Kế hoạch Đầu tư; "Giải quyết nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh" của Trần Đình Định, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; "Nợ xấu - Một số thực trạng, nguyên nhân và giải pháp" của Ngô Minh Châu, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam; "Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam" của TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng; "Vấn đề xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp" của TS. Nguyễn Đình Tài, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; "Cần gắn việc xử lý nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam với tổng thể xử lý công nợ dây dưa của nền kinh tế quốc dân" của TS. Nguyễn Viết Hồng, Giám đốc Công ty BAMC - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích rất

nhiều yếu tố và tìm hiểu dưới nhiều góc độ nhưng đa phần đều dừng ở góc độ nghiệp vụ của ngành, chưa đi sâu về các khía cạnh luật pháp. Chính vì vậy, dù ý thức được tầm quan trọng của công tác xử lý nợ, nhưng do luật pháp trong vấn đề này còn thiếu và yếu nên việc xử lý nợ chưa mang lại kết quả tốt đẹp theo như mong muốn của các bên có liên quan. Ở góc độ luật pháp, hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tổng thể vấn đề nợ xấu, dù đây là vấn đề gây bức xúc, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh toàn diện và cụ thể của các nhà làm luật.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các luận cứ lý luận và thực tiễn cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển của các định chế ngân hàng với các tiêu chuẩn quốc tế.

Với mục đích trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm về nợ xấu.

- Phân tích, đánh giá một cách khoa học và đầy đủ về nguyên nhân, thực trạng, kết quả đạt được và những bất cập trong việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua.

- Xác định nhu cầu thực tiễn phải hoàn thiện các giải pháp xử lý nợ xấu đối với các ngân hàng thương mại nhà nước.

- Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại.

- Đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước.

4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam trong những năm vừa qua.

* Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại nhà nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nhà và đồng bằng sông Cửu Long (MHB).

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Những chủ trương đó được thể hiện nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Luận văn vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu, chủ yếu là sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, người viết còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác, để luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao:

- Phương pháp biện chứng, lịch sử.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp so sánh, thống kê.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Phương pháp điều tra xã hội học, hội thảo và chuyên gia.

- Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.

5. Đóng góp của luận văn

* Về tư liệu: Hệ thống hóa tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhà nước.

* Về nội dung khoa học:

Thứ nhất, lần đầu tiên vấn đề xử lý nợ xấu được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về lý luận cũng như thực tiễn.

Thứ hai, luận văn tiếp cận việc tìm hiểu, nghiên cứu về nợ xấu, xử lý nợ xấu, nguyên nhân thực trạng nợ xấu và các phương án cũng như kết quả xử

Ngày đăng: 29/11/2023