Thực Tiễn Thi Hành Pháp Luật Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Bệnh Viện Tư Nhân

khăn, lúng túng cho cơ quan thi hành. Tại khoản 5, Điều 4 của Nghị định nêu rõ mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Tuy nhiên lại chưa quy định rõ cách xác định tổ chức và cá nhân trong xử phạt. Một số biện pháp khắc phục hậu quả chưa sâu sát với thực tế triển khai hoặc chưa có quy định cụ thể về cách thức, quy trình cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện. Như biện pháp buộc hoàn trả số tiền thu chênh lệch đối với các hành vi thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá đã niêm yết, hoàn trả số tiền thu được trong các hành vi bán thuốc đã được bảo hiểm y tế chi trả, thuốc nhập khẩu phi mậu dịch, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng. Nghị định quy định trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan như Sở Y tế, Kho bạc Nhà nước,… để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả này còn chưa rõ ràng. Nghị định này đã đưa ra các mức nộp phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh từ 200 nghìn đồng đến 80 triệu đồng ở mục 2, từ Ðiều 28 đến Ðiều 36. Nhưng trên thực tế, con số này còn thấp so với lợi nhuận thu về nên dù bị xử phạt một số bệnh viện vẫn tiếp tục tái phạm.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

Sau hơn 10 năm thi hành luật KCB 2009, hệ thống bệnh viện tư nhân phát triển nhanh chóng, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn đã có kế hoạch đầu tư mới bệnh viện có quy mô lớn, tại một số tỉnh thành đã có bệnh viện quốc tế do tư nhân đầu tư. Ước tính vào năm 2011, nước ta chỉ có hơn 100 bệnh viện tư nhân và bán công với gần 6000 giường bệnh thì tới tháng 12/2019, đã có tới hơn 248 bệnh viện tư nhân. Luật KCB 2009 đã tạo hành

lang pháp lý cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện tư nhân, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện pháp luật, một số bệnh viện tư nhân đã gặp phải khó khăn, vướng mắc cũng như để xảy ra sai phạm.

Thực hiện Quyết định số 216/QĐ-TTrB ngày 22/11/2019 của Chánh Thanh tra Bộ Y tế, từ ngày 04/12/2019 đến ngày 12/02/2020, đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra tại 11 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn TP.HCM. Kết quả thanh tra cho thấy, các cơ sở được thanh tra đều vi phạm quy định về KCB. Tại thời điểm thanh tra, Bệnh viện đa khoa Triều An (bệnh viện tư nhân) có lập danh sách đăng ký người hành nghề KCB. Tuy nhiên, chưa đúng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 109/2016/NĐ- CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. Bệnh viện cũng chưa công khai bảng giá dịch vụ KCB bảo hiểm y tế. Bệnh án không lưu Phiếu chỉ định cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh), chỉ lưu kết quả cận lâm sàng; một số bác sỹ, điều dưỡng chỉ ký tên mà ko ghi rõ họ tên. Một số bệnh án ngoại trú được kiểm tra cho thấy, mục diễn biến chỉ ghi cấp toa, mục y lệnh bác sỹ điều trị chỉ ký và đóng dấu tên, không ghi chép triệu chứng và diễn biến bệnh.Sổ ghi biên bản hội chẩn của Bệnh viện đa khoa Triều An được làm theo mẫu của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc ghi chép trong sổ còn sơ sài, không đầy đủ, như: Không ghi ngày, tháng hội chẩn; không ghi đầy đủ họ tên bác sỹ tham gia hội chẩn; không đầy đủ chữ ký của bác sỹ tham gia hội chẩn. Tại thời điểm thanh tra, Bệnh viện có trang thông tin điện tử trên mạng Internet là http://www.trieuanhospital.vn để quảng cáo dịch vụ KCB, nhưng chưa có Giấy phép quảng cáo.Tương tự, bệnh viện đa khoa Hồng Đức III cũng được Thanh tra Bộ Y tế đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế tại. Việc ghi chép nội dung trong bệnh án còn chưa đầy đủ cột mục, chữ viết xấu, viết ngoáy, viết tắt, nhiều nội dung không đọc được, bác sỹ, điều dưỡng chỉ ký tên mà ko ghi rõ

họ tên hoặc sử dụng dấu chữ ký. Việc ghi chép trong sổ ghi Biên bản hội chẩn còn sơ sài, không đầy đủ, như: Không ghi ngày, tháng hội chẩn; không ghi đầy đủ họ tên bác sỹ tham gia hội chẩn; không đầy đủ chữ ký của bác sỹ tham gia hội chẩn. Bệnh viện quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên mạng Internet khi chưa có Giấy phép quảng cáo. Tại Bệnh viện đa khoa Mắt Sài Gòn, bên cạnh việc không đảm bảo về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động và biển hiệu thực hiện không đúng theo quy định, thì bệnh án ghi chép chưa đầy đủ các cột mục, như: Tờ điều trị không ghi nhận xét triệu chứng khi người bệnh ra viện, mẫu Phiếu xét nghiệm không đúng theo quy định. Tất cả các bệnh án người bệnh điều trị nội trú không có tờ kết quả chụp phim Xquang tim phổi. Còn có Bệnh án được kiểm tra dùng bút xóa tẩy, xóa nội dung trong bệnh án. [14]

Tại Hà Nội, thanh tra Bộ Y tế đã phát hiện những sai phạm trongviệc chấp hành quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn thuộc công ty TNHH Bệnh viên đa khoa Bảo Sơn, được BYT cấp phép hoạt động từ tháng 12/2017 nhưng vẫn chưa có Giấy chứng nhận thẩm duyệt và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC theo mô hình bệnh viện. Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC năm 2013, Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội cấp cho Phòng khám đa khoa Bảo Sơn chứ không phải mô hình bệnh viện hiện tại. Hồ sơ theo dõi và quản lý về PCCC chưa thay đổi phù hợp với người đứng đầu.

Về hồ sơ quản lý nhân lực, tại thời điểm thanh tra, Bảo Sơn có 157 nhân viên, trong đó có 107 nhân viên làm công tác chuyên môn các vị trí bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh... Tuy nhiên có 17 người không có chứng chỉ hành nghề gồm 6 điều dưỡng, 4 kỹ thuật viên, 2 nữ hộ sinh và 2 dược sỹ.Tại kết quả kiểm tra thực tế 14 hồ sơ nhân lực thuộc Bảo Sơn cho thấy, 1 hồ sơ bác sỹ, 2 hồ sơ kỹ thuật viên được ký hợp đồng trước lúc có chứng chỉ hành nghề. Hồ sơ 1 nữ

hộ sinh, 2 kỹ thuật viên chưa có chứng chỉ hành nghề, Bảo Sơn đã ký hợp đồng thực hành nhưng chưa rõ là thực hành, còn hợp đồng lao động các điều khoản được thể hiện vị trí làm việc theo văn bằng chuyên môn, vi phạm Nghị định 109/2016/NĐ-CP.Thanh tra Bộ Y tế còn ghi nhận một số tồn tại khác tại BVĐK Bảo Sơn về bệnh án chữ viết xấu, tấy xóa, nhiều nội dung không đọc được. Một số bệnh án không thực hiện đánh số theo dõi thuốc hướng dẫn theo quy định, bác sỹ chỉ ký không ghi rõ họ tên. Phiếu ghi kết quả xét nghiệm cận lâm sàng dán trong bệnh án không có chữ ký của khoa xét nghiệm, nội soi hoặc có nhưng sử dụng photocopy là sai quy định. Bệnh cạnh đó, hồ sơ cũng không có chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng dán trong bệnh án. [6]

Có trường hợp bệnh viện tư nhân xây dựng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép như bệnh viện đa khoa An Sinh ở Hà Nội. dự án Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh của Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh là một trong những bệnh viện tư nhân hàng đầu về quy mô xây dựng với 500 giường bệnh. Bệnh viện có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trên tổng diện tích đất 2,5 ha tại địa bàn phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội. Mặc dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng vẫn tổ chức thi công. Ngày 26/9/2019, UBND quận Nam Từ Liêm tiếp tục có văn bản về việc đôn đốc xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Công ty TNHH BVĐK tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm yêu cầu Công ty TNHH BVĐK tư nhân An Sinh - Phúc Trường Minh dừng mọi hoạt động thi công xây dựng công trình, khẩn trương thực hiện khắc phục hậu quả theo Quyết định xử phạt hành chính số 2853/QĐ-XPHC ngày 5/8/2019 của UBND quận Nam Từ Liêm. Đồng thời UBND quận Nam Từ Liêm yêu cầu UBND phường Phú Đô phối hợp với Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ có hiệu lực hoạt động xây dựng công trình tại dự án BVĐK tư nhận An Sinh. Mặc dù UBND quận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nam Từ Liêm đã yêu cầu dừng mọi hoạt động thi công công trình tại dự án BVĐK tư nhân An Sinh nhưng chủ đầu tư vẫn tiếp tục cho công nhân thi công. Hiện tại dự án BV cơ bản đã hoàn thiện xong phần móng thô ban đầu. Như vậy, có thể thấy rằng, các cơ quan chức năng của quận Nam Từ Liêm đã phát hiện hành vi xây dựng không phép tại công trình BV tư nhân An Sinh từ cuối tháng 7/2019 nhưng đến nay chưa có biện pháp xử lý quyết liệt, hiệu quả. [9]

Một số bệnh viện gặp vướng mắc trong công tác KCB BHYT như bệnh viện Đa khoa Cửa Đông. Trong công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm xã hội (KCB BHYT) đã có nhiều thay đổi theo Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn của liên bộ, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam chưa kịp thời, chưa cụ thể, khi cơ sở KCB có vướng mắc trong thanh toán chi phí KCB BHYT về giá một số dịch vụ kỹ thuật. Trong giai đoạn 2016-2018, Bệnh viện ký kết hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH, phương thức thanh toán theo giá dịch vụ. Các dịch vụ kỹ thuật được bệnh viện thanh toán cho người bệnh theo đúng giá quy định tại Thông tư số 37 của Bộ Y tế, nhưng cơ quan BHXH vẫn chưa thanh toán cho bệnh viện như: phẫu thuật, thủ thuật thực hiện bằng phương pháp vô cảm gây tê tại chỗ, gây tê tủy sống.Việc chưa thanh toán các chi phí nêu trên là không đúng các quy định hiện hành, cho nên gây nhiều khó khăn cho các cơ sở KCB trong việc đảm bảo kinh phí để hoạt động.[11]

Pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam - 11

Nhiều cơ sở không tổ chức lựa chọn nhà thầu mà mua thuốc theo quy định của Luật Đấu thầu nhưng việc lựa chọn cũng không hợp lý, không thông báo và phối hợp với cơ quan BHXH trong quá trình mua sắm. Việc lựa chọn sử dụng thuốc còn chưa phù hợp [23]. Một số bệnh viện tư chưa thu hút được người bệnh.“Ước tính chỉ khoảng 1/3 bệnh viện tư hoạt động có lợi nhuận, 1/3 tiếp tục cầm chừng, 1/3 đang gặp khó khăn.Đa số công suất giường bệnh của bệnh viện tư chỉ đạt dưới 50%. Để có lãi trong việc mở bệnh viện tư, cần thời gian 5-7 năm để có lãi, sớm nhất là 5 năm mới đủ khấu hao”[7]. Nhiều

bệnh viện tư nhân đã phải đóng cửa sớm vì lãi không ổn định.Theo Hiệp hội bệnh viện tư nhân nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư bệnh viện còn mới mẻ, thiếu kinh nghiệm, công tác điều hành có những cái chưa sát thực tế. Khó khăn chính là thiếu vốn đầu tư, chưa có thương hiệu, ở vị trí không thuận tiện, giá khám chữa bệnh còn cao do phải tự chủ. “Về tài chính, chỉ những bệnh viện từ 100 giường trở lên mới được hỗ trợ lãi suất vay. Trong khi phần lớn bệnh viện tư do các nhà đầu tư nhỏ, lẻ, vốn ít nên số giường bệnh thường dưới 100 giường.Nhà đầu tư bệnh viện tư phải bỏ vốn đầu tư thiết bị y tế khá cao, trong khi phải tính hiệu suất thu hồi vốn và khấu hao nhanh (thường 5 năm). Tất cả chi phí đầu tư này đều tính vào bệnh nhân, đây là yếu tố bất lợi vì không phải ai cũng có khả năng trả chi phí cao”[7]. Đối với các bệnh viện tư, khi đầu tư một thiết bị nào đó, bệnh viện phải tính toán kinh phí, cân nhắc mua loại máy nào phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của việc khám chữa bệnh ở đơn vị mình, sử dụng hết công suất của máy móc. Tuy nhiên, để tính khấu hao máy móc bắt buộc tính vào chi phí giá của bệnh nhân. Do vậy, giá KCB của bệnh nhân sẽ tăng lên, đây là khó khăn, hạn chế đối với các bệnh viện tư hiện nay. Nếu xảy ra tình trạng nợ lương, nợ BHXH sẽ làm mất uy tín của bệnh viện.

Ngoài ra, quy định không được xây bệnh viện trong nội ô TP.HCM khiến các bệnh viện tư phải ra quận ven, ngoại thành, trong khi bệnh nhân đến bệnh viện tư là người có yêu cầu cao, có khả năng chi trả nhưng ngại đi xa. Về khám chữa bệnh cho người nghèo, theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ quy định hỗ trợ chi phí đi lại, ăn khi bệnh nhân nghèo điều trị nội trú tại các bệnh viện công. Điều này khiến nhiều người thuộc diện hộ nghèo không muốn đăng ký điều trị nội trú tại bệnh viện tư. Họ chỉ đến xét nghiệm, khám thông thường khi việc điều trị nội trú không được hỗ trợ. Về nhân lực, một số bệnh viện tư phát triển và có đủ nguồn lực để đưa

bác sĩ đi học ở nước ngoài, mời đoàn chuyên gia nước ngoài về đào tạo cho bác sĩ tại Việt Nam, nhưng con số này còn nhỏ.[7]

Nguyên nhân các bệnh viện tư nhân gặp nhiều khó khăn, trong đó đa phần đều bắt nguồn từ cơ chế, chính sách của nhà nước, chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho bệnh viện tư nhân. Những cơ chế không rõ ràng này đã vô tình tạo ra những rào cản, hạn chế sự phát triển của bệnh viện tư nhân.

Về mặt đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng: Các bệnh viện tư nhân (đặc biệt là bệnh viện tư nhân ở miền Bắc) không được hỗ trợ về tiền thuê đất hay các khoản thuế, phí khác theo giá ưu đãi. Bệnh viện tư nhân ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh được hưởng nhiều ưu đãi hơn trong vấn đề này. Việc lựa chọn vị trí xây dựng bệnh viện tư nhân cũng rất quan trọng vì liên quan đến thị trường và thói quen của người khám chữa bệnh. Bệnh viện tự lo quỹ đất trong khi quỹ đất trong nội thành lại hạn hẹp. Xây dựng và thành lập bệnh viện tư nhân cần tổng mức đầu tư lớn hơn nữa cơ chế đầu tư, ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực y tế ở các tỉnh, thành phố là khác nhau nên đầu tư bệnh viện tư nhân tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn.

Về chính sách bảo hiểm: Nhà nước chưa tạo điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng Bảo hiểm xã hội được chi trả khi đến khám, chữa bệnh và điều trị tại hệ thống bệnh viện tư nhân. Điều này dẫn đến rất nhiều bệnh nhân có Bảo hiểm xã hội muốn được điều trị tại bệnh viện tư nhân nhưng vì không được hoặc được thanh toán một phần bảo hiểm rất nhỏ khiến chi phí điều trị lên quá cao gây bất lợi cho chính bệnh nhân. Bệnh viện mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác hỗ trợ, tuy nhiên họ vẫn phải cân đối bài toán thu chi cho hợp lý.

Về vấn đề nhân sự: Nhiều bệnh viện tư thiếu nguồn nhân lực. Ngành Y là ngành đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên thời gian đào tạo nhân lực dài. Bên cạnh đó, mặc dù có chế độ đãi ngộ rất tốt, mức lương các bệnh viện tư chi trả gấp nhiều lần số tiền lương được hưởng từ các bệnh

viện công nhưng các bác sĩ trẻ mới ra trường, những người có trình độ chuyên môn khác không “mặn mà” với y tế tư nhân. Nhiều người coi bệnh viện tư nhân là một nơi công tác tạm thời, không ổn định và gắn bó.

Bệnh viện tư nhân rất cần sự phối hợp chuyên môn của các bác sĩ có tay nghề, bác sĩ giỏi có chuyên môn sâu hiện đang làm việc tại bệnh viện công để thực hiện những ca mổ khó, những phạm vi chuyên môn bệnh viện tư chưa đảm nhiệm được. Tuy nhiên cơ chế phối hợp này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt trong thủ tục hành chính.

Bên cạnh cơ chế chính sách, hành lang pháp lý hiện nay còn nhiều rào cản, chưa thực sự rõ ràng, thông thoáng cho hệ thống bệnh viện tư nhân phát triển thì vấn đề khó khăn nữa mà các bệnh viện tư nhân đang gặp phải chính là tâm lý của bệnh nhân. Bệnh nhân chưa thực sự đặt niềm tin vào hệ thống y tế tư nhân, bên cạnh việc có một số bệnh viện vì bài toán kinh tế, có sự cạnh tranh không lành mạnh nên đã đánh mất niềm tin từ phía bệnh nhân thì vấn đề truyền thông cũng đang tác động tiêu cực đến hệ thống bệnh viện tư nhân.

2.3. Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với pháp luật về tổ chức và hoạt động của bệnh viện tư nhân

Cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của bệnh viện tư nhân hiện nay còn có một số vấn đề như sau:

Hiện chưa có quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp thành lập bệnh viện tư nhân. Các quy định về chủ đầu tư tuy đã tạo điều kiện mở cho việc thành lập bệnh viện nhưng việc quy định chưa chi tiết có thể gây lúng túng cho chủ đầu tư trong lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Xác định được loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ xác định được phương hướng tổ chức hoạt động đảm bảo hiệu quả và duy trì hoạt động lâu dài.

Thủ tục thành lập bệnh viện tư nhân phải thực hiện nhiều bước như xin quy hoạch, xin cấp giấy phép hoạt động, xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024