Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


NGUYỄN THÙY LINH


PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS NGUYỄN ĐĂNG DUY


HÀ NỘI, 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin và số liệu mà tác giả sử dụng trong khoá luận là trung thực. Các luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân tôi. Ngoài ra, trong bài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tôi cũng đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018

Người cam đoan


Nguyễn Thùy Linh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam - 1

DANH MỤC VIẾT TẮT


BLDS

:

Bộ luật dân sự

CTCP

:

Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

:

Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

LCT

:

Luật cạnh tranh

LCK

:

Luật chứng khoán

LDN

:

Luật doanh nghiệp

LĐT

:

Luật đầu tư

LTCTD

:

Luật tổ chức tín dụng

M&A

:

Merger and acquisition

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3. Mục đích nghiên cứu 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5. Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN 5

1.1. Khái niệm sáp nhập CTCP 5

1.2. Đặc trưng pháp lý của sáp nhập CTCP 8

1.3. Phân loại các hình thức sáp nhập CTCP 10

1.3.1. Căn cứ theo mức độ liên kết của công ty thành viên 10

1.3.2. Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ 11

1.4. Các phương thức sáp nhập CTCP 11

1.5. Quy trình thực hiện một thương vụ sáp nhập CTCP 14

1.6. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động sáp nhập CTCP 15

1.6.1. Đối với nhà đầu tư 15

1.6.2. Đối với nền kinh tế 15

1.7. Lược sử về hoạt động sáp nhập CTCP 16

1.7.1. Hoạt động sáp nhập công ty cổ phần trên thế giới 16

1.7.2. Hoạt động sáp nhập CTCP tại Việt Nam 19

1.8. Mối quan hệ giữa sáp nhập CTCP và M&A 20

Tiểu kết chương I 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 22

2.1. Tổng quan về hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập CTCP 22

2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập CTCP 28

2.2.1. Các quy định về thủ tục sáp nhập CTCP 28

2.2.2. Các quy định về bảo đảm sự công bằng trong hoạt động sáp nhập CTCP 29

2.2.3. Các quy định về bảo vệ cổ đông trong hoạt động sáp nhập CTCP.. 32

2.2.4. Các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế trong hoạt động sáp nhập CTCP 37

2.2.5. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A 39

2.3. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài 46

2.3.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về điều kiện đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài 46

2.3.2. Các quy định quy trình, thủ tục sáp nhập công ty cổ phần có yếu tố nước ngoài 48

Tiểu kết chương II 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 53

3.1. Kiến nghị về chính sách pháp luật 53

3.2. Kiến nghị về các quy định pháp luật 54

Tiểu kết chương III 58

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

CTCP là một trong những loại hình doanh nghiệp đang ngày càng phát triển và dần trở nên phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong thời đại hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, sự hiện diện và mở rộng phạm vi của CTCP càng được thể hiện rõ ràng hơn nữa. Vì thế mà số lượng doanh nghiệp nói chung cũng như CTCP nói riêng không ngừng gia tăng với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng giữ vững được sự ổn định hay quy mô phát triển của mình. Bởi với tốc độ phát triển "chóng mặt" của nền kinh tế thị trường ngày nay, luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và bất ổn không thể lường trước có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, dẫn tới hoạt động thua lỗ, không đem lại nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó, với mục tiêu phải đạt được lợi nhuận cao nhất nên các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng luôn muốn gia tăng thị phần của mình trên thị trường. Chính vì hai lí do trên mà dẫn tới nhu cầu hình thành nên các giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (Merger and acquisition - viết tắt là M&A).

M&A (được viết tắt từ 2 từ Tiếng Anh “Merger"(sáp nhập) và "Acquisition" (mua lại)) là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính kinh doanh và quản trị chiến lược. Sáp nhập được xem là hình thức hai hay nhiều công ty hợp nhất lại thành một và kết quả là hình thành một pháp nhân mới, còn mua lại là việc một công ty mua lại một công ty khác và không tạo ra một pháp nhân mới. M&A dần trở thành một xu hướng phổ biến và cũng là một trong nhiều chiến lược mà các công ty thường sử dụng trên trường kinh doanh quốc tế. Năm 2017, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt 3,15 nghìn tỷ đô (đạt 18.433 giao dịch). Trong đó, lĩnh vực công nghệ thông tin đã đạt được số lượng hợp đồng hàng năm cao kỷ lục kể từ năm 2001 khi các nhà đầu tư hướng tới những phát triển mới nhất trong ngành như IoT, xe tự động và công nghệ blockchain. Thị trường cũng đã chứng kiến sự gia tăng của ngành tiêu dùng, phản ánh trong việc mua lại của Reynolds America,

Luxottica và Whole Foods, với tổng cộng 6 lần mua vào trong ngành trị giá hơn 10 tỷ đô la Mỹ.[29]

Tại Việt Nam, hoạt động M&A được khởi động từ năm 2000, đã và đang gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Sở dĩ có sự bùng nổ xu hướng M&A mạnh mẽ như vậy là do thị trường Việt Nam đang là đối tượng quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây được coi là con đường ngắn nhất để các nhà đầu tư tiếp cận đến với thị trường của nước sở tại, nhất là đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngược lại, đây cũng là một trong những cách huy động vốn hiệu quả và đỡ tốn kém tại Việt Nam - nơi có trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho hoạt động này vẫn còn chưa hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể tận dụng được lợi thế "sân nhà" để mạnh dạn tham gia vào thị trường M&A mà chủ yếu các thương vụ hầu hết đến từ các nhà đầu tư ngoại. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cần phải có sự tìm hiểu kĩ càng về đặc điểm, bản chất pháp lý của M&A nói chung cũng như hoạt động sáp nhập nói riêng để có thể đưa ra được những sự điều chỉnh, bổ sung thích hợp cho hành lang pháp lý nhằm mục đích vừa khuyến khích M&A, vừa hạn chế được những hệ quả tiêu cực từ hoạt động này. Đó là lí do người viết chọn đề tài: "Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam".

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn chung về hoạt động sáp nhập CTCP trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Về mặt lý luận, khóa luận đưa ra những vấn đề tổng quan nhất về hệ thống pháp luật Việt Nam cả về mặt tích cực lẫn hạn chế. Thông qua đó làm rõ và phân tích những quy định đang hiện hành để có thể đóng góp, hoàn thiện một số điểm của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động sáp nhập CTCP

Về thực tiễn, khóa luận đưa ra những cơ sở cho sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động sáp nhập trên thị trường Việt Nam. Nhờ đó đề xuất được những giải pháp mang tính thiết thực với những vấn đề đang còn tồn tại.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm làm sáng tỏ được những vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động sáp nhập doanh nghiệp nói chung cũng như sáp nhập CTCP nói riêng. Để đạt được mục tiêu trên, người viết tiến hành làm rõ bản chất của của hoạt động sáp nhập CTCP. Bên cạnh đó, phân tích vai trò cũngnhư thực trạng của hoạt động sáp nhập CTCP trong thực tiễn đối với quá trình phát triển của nền kinh tế trong nước, nhằm rút ra những điểm tích cực đạt được cũng như những điểm còn hạn chế trong phát triển hoạt động sáp nhập ở Việt Nam. Từ đó có thể đưa ra một số quan điểm đóng góp để đẩy mạnh hoạt động sáp nhập, hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động sáp nhập CTCP trong pháp luật Việt Nam, thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam trong sự so sánh với pháp luật M&A và một số quốc gia trên thế giới.

Với đề tài "Pháp luật về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam", phạm vi nghiên cứu là khá rộng. Bởi vậy, với khả năng còn hạn chế, người viết không đặt tham vọng phân tích mọi khía cạnh pháp lý của hiện tượng này mà chỉ tập trung ở một số vấn đề người viết quan tâm nhất sẽ được triển khai chi tiết ở những chương sau. Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu sẽ là các quy định của pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần. Về mặt thời gian, ngoại trừ việc giới thiệu lược sử phát triển của hoạt động sáp nhập CTCP ở Việt Nam, đề tài chỉ giới hạn ở các quy định pháp luật đang có hiệu lực cho đến thời điểm hiện tại.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/11/2023