Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 11

này. Để Hợp đồng này thực sự hữu ích cần thường xuyên có sự cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường trái phiếu trong nước và những biến động trên thị trường thế giới.

Thứ hai, pháp luật thuế cần phải được quy định công bằng giữa các nhà đầu tư. Thực tế, đối với nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập đối với phần lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh TPCP, trong khi đó, đối với các nhà đầu tư có tổ chức, thu nhập từ TPCP vẫn phải chịu thuế thu nhập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán, đồng thời chưa thật sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư là tổ chức tài chính lớn trên thị trường.

Thứ ba xây dựng khung pháp lý cho thị trường giao dịch TPCP phi tập trung. Hầu hết các nước có thị trường TP phát triển, hoạt động giao dịch trái phiếu diễn ra trên cả thị trường tập trung và phi tập trung. Tuy nhiên, khi xây dựng thị trường phi tập trung cần tăng cường công tác giám sát giao dịch, công bố thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

3.3. Một số giải pháp nâng o hiệu quả thự hiện pháp luật về phát hành và gi o ị h trái phiếu hính phủ ở Việt N m

Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP dù còn những quy định cần sửa đổi để hoàn thiện hơn nhưng xét về tổng thể, các quy định pháp luật điều chỉnh được xây dựng khá đầy đủ, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, thực tế thực thi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn bởi còn những nguyên nhân về nhận thức và tổ chức thực thi. Do đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP trong nhân dân. Việt Nam được đánh giá là một

nước có nền kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định, người dân có ý thức tiết kiệm, nên nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư còn khá lớn. Để thu hút nguồn vốn này vào việc đầu TPCP, bên cạnh những giải pháp kinh tế- kỹ thuật, Chính phủ cần củng cố lòng tin và khuyến khích nhà đầu tư cá nhân tích cực tham gia thị trường TPCP. Do đó, việc nắm vững các quy định pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP sẽ giúp nhà đầu tư hiểu biết hơn về quyền lợi của mình cũng như cách bảo vệ quyền lợi của mình phòng tránh rủi ro và các vi phạm, trên cơ sở đó họ động đầu tư vào TPCP và tham gia các giao dịch TPCP.

Thứ hai, tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với định hướng phát triển công nghệ 4.0. Với sự phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin đang đóng một vai trò quan trọng trong thời đại hiện nay. Một mặt, ứng dụng công nghệ thông tin kịp thời cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và các chủ thể có liên quan về tình hình thị trường trong và ngoài nước, về những biến động của nền kinh tế và các nhân tố khác có ảnh hưởng đến thị trường TPCP từ đó có các quyết định nhanh chóng, kịp thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin góp phần phục vụ công tác quản lý TPCP của Bộ Tài chính đồng thời góp phần cải tiến hệ thống giao dịch, rút ngắn hơn nữa quy trình từ khâu phát hành đến đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán trái phiếu. Với việc tăng cường hệ thống công nghệ thông tin, việc thực hiện pháp luật phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam trở nên minh bạch, thuận tiện hơn, góp phần phát triển thị trường TPCP nội địa cũng như tạo cơ sở để hội nhập với thị trường trái phiếu trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tăng cường hệ thống thông tin. Một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường TPCP là thông tin, tính minh bạch, kịp thời của thông tin. Tuy nhiên, đến nay việc công bố thông tin

của Việt Nam còn chưa đồng bộ và đầy đủ, mỗi cơ quan chức năng công bố một vài thông tin liên quan đến nhiệm vụ quản lý của đơn vị mình trên website của đơn vị mình: KBNN công bố thông tin về kế hoạch, lịch biểu và kết quả phát hành TPCP; Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội công bố thông tin liên quan đến đấu thầu TPCP, niêm yết, giao dịch TPCP. Do đó, cần xây dựng trang website chuyên cung cấp thông tin về TPCP và hoạt động phát hành, giao dịch TPCP đến các nhà đầu tư. Việc tăng cường hệ thống thông tin góp phần minh bạch hoá hệ thống phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và của các chủ thể khác tham gia giao dịch TPCP.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ tư, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP đối với các cơ quan quản lý hoạt động phát hành và giao dịch TPCP và các tổ chức kinh doanh TPCP. Hoạt động phát hành và giao dịch TPCP là hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính linh hoạt và sự hiểu biết sâu rộng của các chủ thể tham gia. Do đó, các chủ thể tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cả về chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật để đảm bảo thực hiện hoạt động quản lý điều hành của thị trường TPCP tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường.

Thứ năm, các cơ quan liên quan đến quản lý nợ của Chính phủ cần tăng cường phối hợp trong việc quản lý ngân quỹ. Các cơ quan này bao gồm: Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về huy động nợ nước ngoài; Vụ tài chính và ngân hàng, Bộ Tài chính, phụ trách về chính sách phát triển thị trường trong nước; Kho bạc Nhà nước là nơi thiết kế lịch phát hành và thực hiện huy động nợ trong nước và Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Việc phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan này để điều hành về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo huy

Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 11

động được vốn cho NSNN với chi phí hợp lý, tăng tính thanh khoản của TPCP, thúc đẩy việc phát hành và giao dịch TPCP đồng thời đảm bảo pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP được thực thi có hiệu quả.

Thứ sáu, tăng cường vai trò của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam. Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển chuyên nghiệp và hiệu quả của thị trường trái phiếu Việt Nam, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích của quốc gia. Ngày 22/5/2009, Hiệp hội được chính thức thành lập. Hiệp hội có nhiệm vụ hỗ trợ và khuyến nghị các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để điều chỉnh thị trường trái phiếu tại Việt Nam. Trong những năm qua, vai trò của Hiệp hội trong việc hỗ trợ sự phát triển của thị trường TPCP đã được khẳng định thông qua các hoạt động của Hiệp hội như: Hỗ trợ việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật nhằm điều chỉnh các hoạt động của thị trường trái phiếu, của hội viên Hiệp hội và các thành viên thị trường; Làm diễn đàn, cầu nối để trao đổi, cập nhật thông tin, tăng cường sự hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các hội viên và giữa các hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước cũng như với các tổ chức thị trường quốc tế liên quan; Đóng góp ý kiến phản biện chính sách và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách, khung pháp lý cho Thị trường trái phiếu tại Việt Nam; Chủ trì nghiên cứu và góp ý kiến dự thảo các văn bản pháp quy liên quan tới thị trường trái phiếu của các cơ quan quản lý nhà nước trước khi các văn bản này được ban hành. Do đó, việc tăng cường vai trò của Hiệp hội không những góp phần hỗ trợ tích cực cho thành viên của Hiệp hội mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện khung pháp lý về phát hành và giao dịch TPCP.

Thứ bảy, tăng cường hội nhập tài chính quốc tế. So với các nước trên thế giới, thị trường TPCP của Việt Nam mới có hơn 10 năm hình thành phát

triển. Việt Nam cần hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP lâu năm để được hỗ trợ đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP. Thông qua việc tham gia tích cực vào Diễn đàn thị trường vốn ASEAN, Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á,… Việt Nam có thể nhận được sự phối hợp của các thành viên trong các Diễn đàn quốc tế để dần tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế trong xây dựng và thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Từ cơ sở khoa học ở Chương 1, thực trạng phát hành và giao dịch TPCP ở Chương 2, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam như: đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu, phát hành thêm các loại trái phiếu phái sinh; phát triển hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức: bên cạnh việc nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển hơn nữa các nhà đầu tư là tổ chức có nguồn vốn dài hạn như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho các nhà tạo lập thị trường hoạt động trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp qua đó tạo tính thanh khoản cho TPCP; xây dựng lịch biểu phát hành TPCP công khai, minh bạch để các thành viên tham gia thị trường chủ động trong việc sử dụng vốn đầu tư, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến quản lý nợ của Chính phủ, tăng thanh khoản của TPCP trên thị trường ...

KẾT LUẬN


Phát hành và giao dịch TPCP là một nội dung quan trọng trọng việc thu hút vốn cho NSNN, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước đang đứng trước yêu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam” có thể kết luận:

Thứ nhất, tác giả dựa trên lý luận chung về phát hành và giao dịch TPCP để làm cơ sở xác định vai trò, nội dung phát hành và giao dịch TPCP bao gồm các vấn đề: trái phiếu chính phủ - đối tượng của hoạt động phát hành và giao dịch TPCP; chủ thể tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP; hoạt động phát hành TPCP; hoạt động giao dịch TPCP.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát hành và giao dịch TPCP ở Việt Nam, chủ yếu trong 2 năm 2017-2018. Kết quả phân tích cho thấy việc phát hành và giao dịch TPCP càng ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Số vốn thu hút được từ thị trường trong nước ngày càng nhiều hơn với lãi suất thấp hơn và thời hạn dài hơn so với trước đây điều đó chứng minh nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ các vấn đề phát sinh trên thị trường TPCP. Bên cạnh đó, vẫn còn bộc lộ một số hạn chế trong hoạt động phát hành và giao dịch TPCP như: lịch biểu phát hành chưa đáp ứng được yêu cầu của các thành viên tham gia thị trường, các loại TPCP cần đa dạng hơn, quyền lợi của các thành viên tham gia thị trường cần được quy định đầy đủ và tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế hơn...

Thứ ba, trên cơ sở quan điểm. mục tiêu và định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP, luận văn đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP: các giải pháp về các loại TPCP; các giải pháp về chủ thể tham gia hoạt động phát hành và giao dịch TPCP; các giải pháp về hoạt động phát hành TPCP; các giải pháp về hoạt động giao dịch TPCP.

DANH MỤC T I LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Trọng Bình (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2882/QĐ-BTC ngày 22/11/2013, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2017), Quyết định số 2398/QĐ- BTC ngày 21/11/2017 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2017), Quyết định số 2399/QĐ-BTC ngày 21/11/2017 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 2533/QĐ-BTC ngày 18/12/2018 của Bộ Tài chính công bố danh sách nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ năm 2019, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2018), Thông tư 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2019), Thông tư 30/2019/TT-BTC ngày 28/5/2019 hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2019), Thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2018, Hà Nội.

9. Chính phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 8/7/2015 của Thủ tướng chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính, Hà Nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024