Định Hư Ng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Phát Hành Và Gi O Ị H Trái Phiếu Hính Phủ Ở Việt N M

Về loại hình giao dịch, Khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định 3 loại hình giao dịch trái phiếu Chính phủ là: mua bán thông thường, mua bán lại và bán kết hợp mua lại đồng thời cũng thừa nhận các loại hình giao dịch khác theo quy định.

Điều 13 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định cụ thể hơn về các loại hình giao dịch và bổ sung loại hình giao dịch vay và cho vay. Theo đó:

- Giao dịch mua bán thông thường là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại công cụ nợ;

- Giao dịch mua bán lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu công cụ nợ cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu công cụ nợ đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Giao dịch mua bán lại bao gồm giao dịch bán (Giao dịch lần 1) và giao dịch mua lại (Giao dịch lần 2).

- Giao dịch bán kết hợp mua lại là giao dịch trên hệ thống giao dịch kết hợp hai giao dịch mua bán thông thường tại cùng một thời điểm với cùng một đối tác giao dịch, bao gồm một giao dịch bán công cụ nợ (Giao dịch thông thường lần 1) kết hợp với một giao dịch mua lại cùng công cụ nợ đó (Giao dịch thông thường lần 2) tại một thời điểm xác định trong tương lai. Trong đó, bên bán trong giao dịch thông thường lần 1 là bên mua trong giao dịch thông thường lần 2; đồng thời, khối lượng, thời điểm thực hiện của giao dịch thông thường lần 2 phải được xác định trước tại thời điểm giao kết hai giao dịch.

Đối với giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại TPCP phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc: Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm; Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên

quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.

- Giao dịch vay và cho vay là giao dịch trong đó bên đi vay thực hiện vay công cụ nợ và cam kết sẽ hoàn trả công cụ nợ đã vay cho bên cho vay sau một thời gian xác định.

Giao dịch vay và cho vay được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên và trên hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc trên hệ thống vay, cho vay chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Các bên liên quan tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về các nội dung liên quan đến khối lượng vay, tài sản vay và hoàn trả, tài sản đảm bảo, lãi suất vay và các điều khoản khác, đảm bảo các thỏa thuận này tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật áp dụng cho các bên tham gia giao dịch và quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Chỉ nhà tạo lập thị trường được thực hiện vay trong giao dịch vay và cho vay.

Về hình thức giao dịch, việc giao dịch đối với TPCP có thể được thực hiện theo hai hình thức là thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ nhất, thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại. Giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử được thực hiện theo một trong hai nguyên tắc sau:

- Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất toàn thị trường: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống và lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 9

- Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất lựa chọn: Đại diện

giao dịch của thành viên giao dịch, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung của yêu cầu chào giá được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

Thứ hai, thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch dưới hình thức trao đổi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc thông qua các phương tiện liên lạc khác và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch. Kết quả giao dịch phải được báo cáo và nhập vào hệ thống giao dịch theo hướng dẫn tại quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Sau khi đã thỏa thuận xong, giao dịch theo hình thức thỏa thuận thông thường được ghi nhận hiệu lực khi bên mua hoặc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch và bên bán hoặc bên mua đối ứng xác nhận lệnh giao dịch này. Nội dung báo cáo giao dịch được quy định trong quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.

Về việc xác lập hoặc hủy bỏ giao dịch, giao dịch được xác lập khi hệ thống giao dịch thực hiện ghi nhận. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch đã được xác lập ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường, Sở Giao dịch Chứng khoán có thể quyết định sửa hoặc hủy bỏ giao dịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Về giá thực hiện các giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, giá được tính dựa trên giá niêm yết, lãi danh nghĩa tích gộp (nếu có) và tỷ lệ phòng vệ dự phòng (nếu có). Trong đó, tỷ lệ phòng vệ rủi ro được hiểu là tỷ lệ phần trăm được chiết giảm hoặc bổ sung trên giá gộp lãi danh nghĩa tại thời

điểm bắt đầu giao dịch mua bán lại. Tỷ lệ phòng vệ rủi ro áp dụng đối với từng mã công cụ nợ sử dụng trong giao dịch mua bán lại do hai bên đối tác tự thỏa thuận và cố định suốt thời hạn giao dịch mua bán lại.

Về thu nhập trong giao dịch mua bán lại, giao dịch vay và cho vay, quyền hưởng lãi danh nghĩa và các thu nhập liên quan thuộc về bên bán hoặc bên cho vay. Trong trường hợp bên mua (hoặc bên vay) nhận được lãi danh nghĩa tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn giao dịch, bên mua (hoặc bên vay) có trách nhiệm trả lại bên bán (hoặc bên cho vay) số lãi danh nghĩa đã nhận được. Nếu việc hoàn trả lãi danh nghĩa phát sinh thực hiện bên ngoài hệ thống giao dịch, thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa sẽ do hai bên tự thống nhất nhưng không được muộn hơn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thực thanh toán lãi trái phiếu. Nếu việc hoàn trả lãi danh nghĩa phát sinh thực hiện qua hệ thống giao dịch, thời điểm hoàn trả là khi giao dịch kết thúc và tại thời điểm bắt đầu thực hiện giao dịch, hai bên tự thỏa thuận với nhau về lãi suất (nếu có) tính trên phần lãi danh nghĩa phát sinh.

Pháp luật cũng quy định việc xử lý nghĩa vụ trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán lại, giao dịch vay và cho vay công cụ nợ.

Các quy định pháp luật không ngừng được sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện cho thị trường TPCP phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết như: do thiếu lãi suất tham chiếu ngắn hạn, chi phí cao khi thực hiện giao dịch mua lại (repo) ngắn hạn, sự thiếu nhất quán giữa quy định của NHNN và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), các quy định về kế toán và hạn mức nắm giữ, nên các ngân hàng thương mại chưa đẩy mạnh cách hoạt động trên thị trường giao dịch mua lại (repo) của họ. Đường cong lợi suất do HNX công bố đến nay chưa nhận được sự tin cậy của các thành viên thị trường vì nó chưa có khả năng phản ánh các mức thực tế trên thị trường sơ cấp do chậm trễ trong công bố và công khai thông tin [32, tr.41].

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua việc tìm hiểu thực trạng pháp luật và thực tế áp dụng có thể đánh giá pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về các loại TPCP đã tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển đa dạng các loại TPCP, ngoài sản phẩm truyền thống là trái phiếu trả lãi định kỳ thì đã có thêm sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ và trái phiếu có kỳ trả lãi đầu tiên dài hơn hoặc ngắn hơn kỳ hạn chuẩn. Số mã trái phiếu phát hành đang có xu hướng giảm, và khối lượng từng mã tăng. Hàng hóa đa dạng và có chất lượng tốt đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhà đầu tư.

Thứ hai, quy định pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ phát hành và giao dịch TPCP đã có nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia như: quy định tạo điều kiện cho nhà tạo lập thị trường hoạt động, góp phần tăng tính thanh khoản của TPCP trên thị trường; quy định về việc cơ cấu lại nhà đầu tư đã góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại và đã thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức dài hạn khác như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tiền gửi; thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam để thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán.

Thứ ba, quy định pháp luật về các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ đã quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, lịch biểu, về xác định giá bán trái phiếu… tạo nên tính ổn định trong hoạt động huy động vốn của Nhà nước. Việc phát hành TPCP chủ yếu theo phương thức đấu thầu, thể hiện tính công khai, minh bạch phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư.

Thứ tư, quy định pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thiết lập các nhà tạo trên thị trường thứ cấp, yêu cầu các nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá mua và giá bán đối với các mã trái phiếu Chính phủ tiêu chuẩn nhằm tạo thanh khoản trên thị trường, xây

dựng khung hợp đồng tương lai TPCP nhằm tạo điều kiện cho thành viên tham gia giao dịch trên thị trường trái phiếu.

Bên cạnh đó, việc quy định và thực hiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, mặc dù các loại TPCP đã đa dạng hơn trước cả về kỳ hạn và cách tính lãi suất, nhưng quy định pháp luật về các loại trái phiếu Chính phủ mới chỉ đáp ứng được yêu cầu sự đa dạng trong kỳ hạn phát hành chứ chưa được đa dạng về cách tính lãi suất, về các sản phẩm chứng khoán phái sinh để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư.

Thứ hai, quy định pháp luật về các chủ thể tham gia vào quan hệ phát hành và giao dịch TPCP còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của thị trường TPCP, chưa thu hút được sự tham gia sâu của các nhà đầu tư: thiếu cơ sở pháp lý để người lao động, người sử dụng lao động tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện để có nguồn vốn đầu tư dài hạn và thị trường trái phiếu; việc tiếp cận của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường TPCP trong nước còn hạn chế.

Thứ ba, mặc dù Việt Nam đã phát hành thành công 3 đợt TPCP quốc tế. Tuy nhiên, khối lượng TPCP quốc tế phát hành còn hạn chế, chi phí lớn và chủ yếu thu hút được nhà đầu tư do có mức lãi suất cao.

Thứ tư, mặc dù đã xây dựng được lịch biểu phát hành TPCP từ đầu năm nhưng thông tin cụ thể về trái phiếu phát hành thường công bố muộn, sát đợt đấu thầu khiến cho nhà đầu tư khó chủ động về vốn.

Những tồn tại trên là do các một số nguyên nhân:

Một là, so với các nước có hoạt động phát hành và giao dịch TPCP đã phát triển lâu đời, hoạt động phát hành và giao dịch TPCP ở Việt mới hình thành thị trường chuyên biệt (thị trường TPCP) mới có hơn 10 năm thành lập và phát triển. Do đó, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP cần thời gian

để thử nghiệm và điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của đất nước và chuẩn mực chung của thế giới.

Hai là, với tư cách là chủ thể phát hành TPCP, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng mức độ tín nhiệm của Chính phủ đối với nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Điều này được đánh giá qua các yếu tố như: chính sách tài khoá (một quốc gia có chính sách tài khoá thận trọng sẽ khiến nhà đầu tư yên tâm hơn với trái phiếu của mình), việc quản lý nợ công (quản lý nợ công hiệu quả sẽ thúc đẩy tốt hơn sự phát triển của thị trường), tính minh bạch trong quản lý.

Ba là, chế độ công bố thông tin, chính sách thuế và phí… hiện hành làm giảm sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua TPCP; pháp luật chưa cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng một phần dự trữ bắt buộc bằng TPCP.

Bốn là, mức độ hội nhập tài chính quốc tế của Việt Nam còn hạn chế: sự kết nối cơ sở hạ tầng của thị trường TPCP trong nước với khu vực còn chưa tốt, chưa xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng chung với khu vực phục vụ cho việc phát hành và giao dịch TPCP.

CHƯƠNG 3

M T SỐ GIẢI PHÁP HO N THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT H NH V GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM


3.1. Định hư ng hoàn thiện pháp luật về phát hành và gi o ị h trái phiếu hính phủ ở Việt N m

Để cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đặc biệt nguồn vốn do Chính phủ đi vay nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho hoạt động phát hành và giao dịch TPCP có hiệu quả thì hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP phải trên cơ sở những định hướng được xác định như sau:

3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu Chính phủ

Tính thống nhất của hệ thống pháp luật là yêu cầu rất quan trọng để thống nhất trong nhận thức và thực thi pháp luật. Xây dựng các quy định pháp luật thống nhất, tránh chồng chéo, mâu thuẫn cũng là một trong những định hướng hoàn thiện của pháp luật phát hành và giao dịch trái TPCP. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện những yêu cầu sau:

Thứ nhất, rà soát các quy định pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP để phát hiện những bất cập và đưa ra các giải pháp hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất với cả hệ thống pháp luật.

Thứ hai, rà soát trong nội bộ các quy định pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP để tránh chồng chéo, trùng lắp. Việc rà soát phải tiến hành

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí