Đáp Ứng Yêu Cầu Bảo Vệ Quyền Lợi Hợp Pháp Của Nhà Đầu Tư Và Của Các Chủ Thể Kinh Doanh

thường xuyên, đặc biệt là đối với những văn bản hướng dẫn thi hành để tránh chồng chéo với văn bản hiệu lực pháp luật cao hơn hoặc văn bản trong lĩnh vực khác có liên quan.

3.1.2. Đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và của các chủ thể kinh doanh

Muốn thu hút được nhà đầu tư tham gia sâu vào thị trường TPCP, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP cần được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và của các tổ chức kinh doanh TPCP. Để đạt được yêu cầu đó, cần phải xem xét các định hướng sau:

- Thứ nhất, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP là một trong các biện pháp bảo vệ quyền của chủ sở hữu TPCP. Do đó, các quy định của pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP phải đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch, thủ tục gọn nhẹ để thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường, đảm bảo các lợi ích hợp pháp họ được hưởng đối với TPCP mà họ sở hữu.

- Thứ hai, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP cũng là một công cụ bảo vệ quyền lợi của các tổ chức kinh doanh TPCP. Do đó, các quy định của pháp luật không chỉ dừng lại ở việc tạo căn cứ cho các tổ chức kinh doanh TPCP tham gia vào thị trường TPCP mà phải tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn, tồn đọng trong từng giai đoạn để thu hút họ tham gia trên thị trường TPCP cũng như làm tốt vai trò trung gian kết nối các nhà đầu tư, thúc đẩy các giao dịch mua bán TPCP trên thị trường.

3.1.3. Đáp ứng yêu cầu hội nhập tài chính quốc tế

Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế sâu rộng như gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, là thành viên của Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2000, trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007… Việt Nam cũng đã ký kết

và tham gia nhiều cam kết quốc tế liên quan đến CTKLM và SHTT như: Công ước Paris, Hiệp định TRIPS, Công ước thành lập Tổ chức SHTT Thế giới, Hệ thống Madrid... Việc Việt Nam hội nhập tài chính quốc tế là xu hướng tất yếu, trong đó phát hành và giao dịch TPCP là những lĩnh vực pháp luật chịu ảnh hưởng của quá trình này. Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP không những phải bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, các chủ thể kinh doanh TPCP mà còn phải đảm bảo đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP xác định theo định hướng tiếp cận thông lệ, chuẩn mực quốc tế, tương thích với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết thực hiện. Các quy định pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường TPCP của Việt Nam cũng như thuận lợi cho việc Việt Nam thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn nước ngoài, đẩy nhanh hội nhập quốc tế về tài chính của Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phát hành và gi o

ị h trái phiếu hính phủ ở Việt N m

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về các loại trái phiếu chính phủ

Sau 10 năm kể từ ngày thành lập thị trường TPCP riêng biệt, đến cuối năm 2019 số lượng TPCP được phát hành trên thị trường đã phong phú, đa dạng hơn rất nhiều cả về kỳ hạn và lãi suất. Các sản phẩm chứng khoán phái sinh như Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm đã được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Trái phiếu quốc tế đã bước đầu phát hành thành công trên thị trường chứng khoán New York. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư cũng như nhu cầu huy động vốn của nhà nước. Pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP cần có các quy định làm cơ sở pháp lý cho sự ra đời và phát triển thêm một số loại TPCP mà Việt Nam có đủ điều kiện và môi trường

Pháp luật về phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ ở Việt Nam - 10

phát hành. Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định khá mềm dẻo trong việc trao quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các kỳ hạn khác của trái phiếu ngoài các kỳ hạn chuẩn (kỳ hạn chuẩn là 3 năm, 5 năm, 7 năm…), trong khi đó lãi suất của TPCP quy định lại chặt chẽ hơn “lãi suất TPCP do KBNN quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định”. Do quy định khung lãi suất này nên trái phiếu có lãi suất thả nổi vẫn phải tuân thủ mức trần do Bộ Tài chính quy định. Thực tế, kinh nghiệm tại thị trường M:ỹ và một số nước châu Âu cho thấy, nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào loại hình trái phiếu có lãi suất thả nổi vì khi lạm phát tăng, lợi tức trái phiếu tăng nhà đầu tư vẫn có lãi, trong khi đối với trái phiếu có lãi suất cố định khi lạm phát tăng nhà đầu tư có nguy cơ bị lỗ cao.

Bên cạnh đó, cũng cần phát hành thêm các sản phẩm chứng khoán phái sinh để tăng tính thanh khoản của TPCP cũng như phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư trên thị trường như Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm, Hợp đồng quyền chọn. Từ năm 2019, Việt Nam đã triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP 5 năm. Sản phẩm này được đón nhận khá tích cực trên thị trường, dựa trên TPCP cơ sở là TPCP kỳ hạn 5 năm. Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, thời gian đầu Nhật Bản phát hành Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 3 năm, đến nay Nhật Bản đang phát hành thành công Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Thực tế, ở Việt Nam, khi xây dựng chính sách chuẩn bị cho sự ra đời của chứng khoán phái sinh Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm, TPCP kỳ hạn 5 năm là trái phiếu có tỷ lệ trúng thầu cao nhất, tính thanh khoản cao hơn so với các loại trái phiếu khác Trong khi đến thời điểm hiện tại, TPCP được phát hành với kỳ hạn ngày càng dài hơn, kỳ hạn 10 năm và 15 năm thu hút nhà đầu tư hơn là TPCP kỳ hạn 5 năm và 7 năm. Do đó, việc nghiên cứu đưa ra thị trường hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm cũng là một sản phẩm cần được khuyến khích. Vì vậy,

để linh hoạt hơn trong việc phát hành các loại TPCP mới ra thị trường, luận văn đề xuất bổ sung Điều 14 Nghị định 95/2018/NĐ-CP trao quyền cho Bộ Tài chính quyết định hình thức lãi suất trái phiếu và quyết định các loại TPCP mới khác phù hợp với từng thời kỳ.

3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ phát hành và giao dịch trái phiếu chính phủ

Thứ nhất, quy định cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện. Bên cạnh các NHTM, hệ thống các nhà đầu tư là tổ chức như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước là chủ thể có thể cung cấp được nguồn vốn dài hạn cho thị trường TPCP. Để phát triển hệ thống các nhà đầu tư dài hạn này, thông thường các nước cũng phải mất hàng vài thập kỷ phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống tài chính và trình độ, nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính và tiết kiệm, đầu tư dài hạn của người dân. Nếu nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư dài hạn sẽ gia tăng, theo đó nguồn vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí vào thị trường trái phiếu nói chung và thị trường vốn nói riêng sẽ gia tăng.

Thực tế, liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện đã có nhiều văn bản quy định như: Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện; Quyết định số 144/2014/QĐ-TTg ngày 201/1/2014 phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam; Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 về chương trình hưu trí tự nguyện. Tuy nhiên, cho đến nay Quỹ hưu trí tự nguyện vẫn chưa thực sự được ra đời. Điều này do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến thiếu những quy định pháp lý cho việc hình thành và phát triển của quỹ này. Do đó, luận văn đề xuất bổ sung một số quy định như sau:

Một là, Bộ Tài chính cần ban hành thông tư hướng dẫn về hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện. Trong đó, có một số vấn đề đang cần được giải quyết:

- Quy định hiện hành cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 triệu đồng/tháng/người lao động đối với người sử lao động và miễn thuế thu nhập cá nhân 1 triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia quỹ hưu trí tự nguyện là chưa đủ hấp dẫn. Tại các quốc gia khác, phần thu nhập miễn thuế khi tham gia quỹ hưu trí tự nguyện thường được quy định ở mức tối thiểu bằng GDP bình quân đầu người. Nếu so với mức GDP bình quân đầu người hiện nay ở Việt Nam, thì mức 1 triệu/tháng cho người lao động là quá thấp, không đủ sức thu hút họ tham gia. Luận văn đề xuất phần thu nhập miễn thuế này cũng nên điều chỉnh theo GDP bình quân đầu người ở Việt Nam, khoảng 4 triệu/tháng.

- Quy định hướng dẫn về miễn hoặc giảm thuế suất ưu đãi áp dụng cho kết quả đầu tư của quỹ, các khoản chi trả từ quỹ tới người đầu tư trong một số trường hợp như: rút trước khi đến tuổi hưu, dừng tham gia quỹ hưu trí, rút một phần hoặc nhiều lần khi tới tuổi nghỉ hưu…

Hai là, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ban hành chính sách đẩy mạnh việc phát triển chương trình hưu trí tự nguyện. Mặc dù nguồn vốn chính hình thành quỹ hưu trí tự nguyện là từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động nhưng các văn bản hiện hành không có quy định về vấn đề này. Do đó, luận văn đề xuất việc ban hành thông tư cần hướng dẫn cụ thể việc xây dựng thoả ước giữa người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia chương trình hưu trí tự nguyện này. Trong đó, việc tham gia chương trình hưu trí tự nguyện được coi như là một trong những phúc lợi người lao động được hưởng cần được đưa vào nội dung Thoả ước lao động tập thể lại doanh nghiệp; quy trình thương lượng theo quy trình thương lượng hiện nay của Thoả ước lao động tập thể.

Thứ hai, khuyến khích sự tham gia của những nhà đầu tư có năng lực tài chính, trình độ hiểu biết để có thể phân tích mức độ rủi ro của danh mục đầu tư tham gia vào thị trường trái phiếu. Điều 11 Luật Chứng khoán năm 2019 đã bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không chỉ giới hạn trong các NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán mà đã thừa nhận sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân có trình độ, kinh nghiệm cũng như năng lực tài chính và các tổ chức tài chính vào thị trường trái phiếu. Đây là sự sửa đổi, bổ sung hợp lý. Tuy nhiên, để các chủ thể cá nhân này có thể thực hiện được đầy đủ vai trò của mình trên thị trường, Chính phủ cần thiết phải ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn để được công nhận tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thứ ba, quy định cơ chế khuyến khích sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc tạo thanh khoản cho các chứng khoán có tính thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch, qua đó góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Nghị định 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán, Thông tư 111/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước đã có những quy định tạo điều kiện cho hoạt động của của nhà tạo lập thị trường như: quy định phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản để hỗ trợ nhà tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ chào giá cam kết chắc chắn. Tuy nhiên, để nhà tạo lập thị trường hoạt động thực sự hiệu quả trong hoạt động phát hành và giao dịch TPCP vẫn cần những quy định pháp luật bổ sung một số quyền cho nhà tạo lập thị trường như: chỉ nhà tạo lập thị trường được thực hiện giao dịch mua bán trong ngày, được vay trong giao dịch vay để

bán, được vay trong giao dịch vay và cho vay, được quyền bán khống ngay cả khi chưa vay được TPCP.

Thứ tư, Luật chứng khoán 2019 đã có thay đổi lớn trong việc hình thành Công ty mẹ- Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con: Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Theo đó, toàn bộ giao dịch trái phiếu và chứng khoán phái sinh sẽ được thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, toàn bộ giao dịch cổ phiếu được thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước chuyển cần thiết, tiến tới thành lập mô hình một Sở giao dịch chứng khoán trong cả nước, làm đầu mối quản trị điều hành, quản trị rủi ro và trực tiếp tổ chức giao dịch chứng khoán. Tác giả cho rằng quy định như vậy là phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay, tuy nhiên, cần quy định một lộ trình cụ thể để ổn định tổ chức, hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng như đảm bảo việc thuận tiện giao dịch cho các nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh TPCP trên thị trường.

3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ

Thứ nhất, xây dựng thiết chế đánh giá và xác định lãi suất hợp lý. Hiện nay việc xác định khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định, mang tính chỉ đạo của Nhà nước, không khách quan và đủ linh hoạt theo yêu cầu của thị trường. Thực tế xây dựng đường cong lãi suất chuẩn của các nước cho thấy, mỗi mô hình được xây dựng trên một giả định riêng và các nước khi lựa chọn mô hình đều xem xét sự phù hợp của giả định đối với điều kiện cụ thể của riêng mình như: mức độ phát triển thị trường trái phiếu, mức độ đa dạng về các kỳ hạn của TPCP, khối lượng các đợt phát hành,… Do đó, để lãi suất TPCP cũng dần mang tính thị trường, pháp luật về phát hành và giao dịch TPCP cần có quy định về mô hình đánh giá và xác định khung lãi suất chuẩn, từng bước xoá bỏ

lãi suất do chỉ đạo của Nhà nước nhằm tạo tính minh bạch và hoà nhập thị trường của hoạt động phát hành TPCP.

Thứ hai, về lịch biểu phát hành TPCP. Kho bạc nhà nước đã xây dựng và công bố công khai trên website kế hoạch đấu thầu TPCP qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo từng quý, cũng như thông báo đấu thầu TPCP theo từng đợt. Tuy nhiên, việc thông báo đấu thầu với các thông tin cụ thể như khối lượng trái phiếu gọi thầu, kỳ hạn TP, ngày tổ chức phát hành TP, ngày phát hành TP, ngày thanh toán tiền mua TP, ngày đến hạn thanh toán TP, hình thức đấu thầu TP, phương thức xác định kết quả đấu thầu…theo quy định tại Điều 10 Thông tư 111/2018/TT-BTC chậm nhất 4 ngày trước ngày tổ chức phát hành TP là quá ngắn. Điều đó làm giảm tính chủ động của các thành viên tham gia đấu thầu, giảm khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Do đó, luận văn đề xuất sửa đổi quy định theo hướng thời gian thông báo tổ chức phát hành trước ít nhất một tuần, tạo điều kiện cho các thành viên tham gia thị trường chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư.

3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về giao dịch trái phiếu chính phủ Thứ nhất, thường xuyên cập nhật, bổ sung Hợp đồng khung chuẩn giao

dịch repo. Nếu như trước năm 2015, giao dịch repo luôn chiếm tỷ trọng nhỏ so với giao dịch mua đứt bán đoạn (outright), thì từ năm 2016 đến nay, giao dịch repo luôn có sự gia tăng trên thị trường [47]. Để rút ngắn thời gian đàm phán và giảm thiểu rủi ro cho các bên khi tham gia giao dịch, ngày 12/3/2019, Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam đã chính thức công bố hợp đồng khung chuẩn áp dụng chung cho giao dịch mua bán lại (repo) tại Việt Nam. Hợp đồng khung chuẩn này đã quy định về nghĩa vụ của từng bên khi thực hiện giao dịch, việc xử lý tài sản đảm bảo khi một bên mất khả năng thanh toán. Ngay trong ngày công bố đã có khoảng 20 thành viên của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam tham gia ký kết sử dụng hợp đồng khung chuẩn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024