Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 7


thanh toán qua tài khoản khách hàng [25, Điều 4].

Vốn kinh doanh của các Công ty Tài chính chủ yếu là từ nguồn huy động. Vì thế nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các nghiệp vụ kinh doanh của các Công ty Tài chính. Theo Nghị định số 79/2002/NĐ-CP thì Công ty Tài chính được huy động vốn dưới các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và tiếp nhận vốn uỷ thác [2, Điều 17].

Huy động vốn bằng nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi là hình thức huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, thường xuyên, tốn ít chi phí. Hoạt động này đem lại cho Công ty Tài chính một nguồn vốn khổng lồ để cấp tín dụng, đầu tư… Thông qua nhận tiền gửi, các Công ty Tài chính được nhiều khách hàng biết đến, từ đó mở rộng được các hoạt động kinh doanh, nắm bắt được những thông tin, tư liệu về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với Công ty Tài chính, tạo điều kiện cho Công ty Tài chính có căn cứ xác định mức vốn cho vay đối với khách hàng đó.

Theo khoản 9, Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 “tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tiền tại các Tổ chức Tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác”. [22, Điều 20]. Tuy nhiên Công ty Tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên. Điều này đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các Công ty Tài chính. Do các khoản tiền gửi trung và dài hạn là các khoản vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân nên nó mang tính ổn định cao. Thời gian gửi dài giúp các Công ty Tài chính có thời gian thu xếp sử dụng vốn huy động đạt hiểu quả, đảm bảo khả năng chi trả.

Trên thực tế hiện nay, các Công ty Tài chính ở Việt Nam phần lớn đều hoạt động để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của chính Tổng công


ty mình trực thuộc. Do vậy việc huy động vốn bằng nhận tiền gửi chủ yếu là nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổng công ty, các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kỹ thuật mà tổng công ty kinh doanh và công nhân viên trong tổng công ty. Do chỉ đơn thuần hoạt động với nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc “ngành dọc”, việc mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho các tổ chức cá nhân khác còn rất hạn chế. Đó là lý do các tổ chức kinh tế và dân cư vẫn chỉ nghĩ tới các ngân hàng trong giao dịch tài chính, khiến cho các Công ty Tài chính khó có khả năng mở rộng việc huy động vốn từ các nguồn này.

Huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Theo quy định của Nghị định số 79/2002/NĐ- CP ngoài huy động vốn bằng nhận tiền gửi Công ty Tài chính có thể huy động vốn bằng cách phát hành các giấy tờ có giá như phát hành tín phiếu, trái phiếu công trình trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật [2, Điều 17]. Không phải tổ chức tín dụng nào cũng được phép huy động vốn dưới hình thức này. Công ty Tài chính muốn được phát hành các giấy tờ có giá phải đáp ứng các điều kiện về tình hình tài chính, tuân thủ các quy định về hạn chế để bảo đảm trong hoạt động và các thủ tục phát hành khác. Công ty tài chính được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức khi đáp ứng đầy đủ các điều được quy định tại Điều 6 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP:

- Đáp ứng được các điều kiện chung để công ty tài chính thực hiện hoạt động ngân hàng (Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính phải được ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, công nghệ, phương tiện, thiết bị và các quy định nội bộ theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động ngân hàng được ghi trong Giấy phép; Đối với các hoạt động ngân hàng có

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 7


liên quan đến hoạt động ngoại hối, công ty tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; Đáp ứng đầy đủ các điều kiện nghiệp vụ đối với hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Thời gian hoạt động tối thiểu, kết quả hoạt động, kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Phương án phát hành giấy tờ có giá dài hạn phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua theo quy định của pháp luật [4, Điều 6].

Huy động vốn bằng cách vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

Khi nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá không đủ đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng, chi trả và các nhu cầu hoạt động khác, Công ty Tài chính được phép huy động vốn bằng vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế. Việc vay và cho vay vốn này sẽ giúp các Công ty Tài chính điều hoà phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, bảo đảm an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng công ty. Công ty Tài chính không phải là ngân hàng nên không được vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Nhưng trong trường hợp đặc biệt tạm thời mất khả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng thì Công ty Tài chính có thể được Ngân hàng Nhà nước cho vay khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Nguồn vốn huy động của Công ty Tài chính còn được tăng thêm bởi hoạt động tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Do các lợi thế có được vì trực thuộc các Tổng Công ty nhà nước, các tập đoàn lớn nên các Công ty Tài chính có thể khai thác các nguồn vốn uỷ thác giá rẻ để tiến hành cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh khác.


Các Công ty Tài chính hoạt động chủ yếu từ nguồn vốn huy động, đó là nghiệp vụ cơ bản nhất của Công ty Tài chính bên cạnh nghiệp vụ cho vay. Do vậy, các Công ty Tài chính luôn cố gắng khai thác tối đa các nguồn vốn được phép huy động. Song để đảm bảo khả năng tài chính của các Công ty Tài chính đủ để thanh toán, chi trả các khoản vay đến hạn, Điều 18 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85% [18, Điều 18].

2.2.3.2. Hoạt động tín dụng

Theo quy định tại mục 2 Nghị định số 79/2002/NĐ-CP thì các hoạt động tín dụng mà Công ty Tài chính được phép thực hiện gồm: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh và một số hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo khoản 8 và khoản 10, Điều 20, Luật Các tổ chức tín dụng 1997:

Hoạt động tín dụng được định nghĩa là việc các tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để thỏa thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khâu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác [22, Điều 20].

Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của các Công ty Tài chính cũng được chia thành hoạt động cho vay và chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá.

Khi có nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân đến các Công ty Tài chính đề nghị cấp tín dụng thông qua các hợp đồng tương ứng với các hình thức cấp tín dụng cụ thể như hợp đồng tín dụng, hợp đồng chiết khấu, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng… các Công ty Tài chính thoả thuận để khách hàng sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất


định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở sự tín nhiệm.

Vì hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, hậu quả của rủi ro mang tính phản ứng dây chuyền. Vậy nên chúng được đặt trong hành lang pháp lý chặt chẽ với những điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro.

Trong các hình thức cấp tín dụng kể trên thì cho vay là nghiệp vụ cơ bản và phổ biến nhất. Công ty Tài chính có thể cho vay dưới hình thức: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, cho vay theo uỷ thác, cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay trả góp.

Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định số 79/2002/NĐ-CP thì để đảm bảo an toàn cho chính Công ty Tài chính, lợi ích của người gửi tiền và những lợi ích chung của Nhà nước và xã hội. Các Công ty Tài chính phải thực hiện các hạn chế đối với khách hàng và mức cho vay như: Cấm các Công ty Tài chính cấp tín dụng đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vốn vay để hưởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo tiền đề cho việc vi phạm pháp luật [2, Điều 126]. Trong một số trường hợp khác, đối với các khách hàng đang có các mối quan hệ liên quan tới sự minh bạch tài chính của công ty như kế toán trưởng, các tổ chức kiểm toán… thì Công ty Tài chính không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi. Nhìn chung các quy định này là khá hợp lý và khách quan. Tuy nhiên vì các Công ty Tài chính hiện nay đều trực thuộc các Tổng công ty, được các Tổng công ty cấp vốn điều lệ, với hoạt động chính là điều tiết và quản lý vốn trong nội bộ tổng công ty, nên các quy định này khó đảm bảo được thực hiện triệt để trên thực tế.

Hoạt động cho vay

Là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty Tài chính trong tập đoàn kinh tế để tạ o ra lợi nhuận. Các Công ty Tài chính thu lãi suất cho vay để bù


đắp các chi phí huy động vốn, chi phí dự phòng, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư. Hoạt động cho vay phong phú, bao gồm nhiều loại hình:

Cho vay, với tư cách là nghiệp vụ tài sản có quan trọng nhất của các Công ty Tài chính hiện vẫn còn yếu kém như đã đề cập. Bản thân các Công ty Tài chính phải chủ động hơn nữa trong vấn đề này.

Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:

Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Công ty Tài chính có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung và dài hạn, không sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống. Cụ thể:

- Cho vay ngắn hạn với thời gian cho vay dưới 1 năm

- Cho vay trung hạn với thời gian cho vay từ 1 đến 5 năm

- Cho vay dài hạn với thời gian cho vay trên 5 năm.

Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác.

Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp: Cho người tiêu dùng vay để mua vật dụng như xe hơi, các sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như mua nhà, mua thẻ tín dụng, trang trải các chi phí cá nhân [2, Điều 18].

Bao thanh toán

Là hoạt động mua các yêu cầu chi trả của một doanh nghiệp nào đó, nhận các khỏan chi trả của các yêu cầu này, thông thường các yêu cầu chi trả là ngắn hạn. Hoạt động này có ba bên tham gia là người mua nợ (Công ty Tài chính), chủ nợ (doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ), và người mắc nợ


(người mua hàng hóa, dịch vụ). Người mua nợ thanh toán giá mua nhỏ hơn giá trị khoản nợ cho chủ nợ (thông thường từ 80 đến 90% giá trị khoản nợ). Số tiền còn lại được trả lại cho chủ nợ sau khi người mắc nợ hoàn tất việc trả nợ, sau khi đã trừ đi tiền lãi vay và phí hoa hồng. Người mắc nợ coi hợp đồng mua bán đã hoàn tất; còn người mua nợ chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, thu hồi và chịu rủi ro về các khoản chi trả của các yêu cầu chi trả đó. Bao thanh toán vừa là phương thức thu nợ, vừa là kỹ thuật phòng tránh rủi ro và là một phương tiện để tài trợ cho các hoạt động của khách hàng. Bao thanh toán đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp có mạng lưới khách hàng rộng khắp và cung cấp các sản phẩm hàng hóa dịch vụ thông dụng. Hoạt động bao thanh toán gần giống như hoạt động chiết khấu thương phiếu, nhưng có các điểm khác như các khoản nợ mua là các khoản nợ có hóa đơn, hợp đồng mua ủy nhiệm thu (các khoản nợ) là hợp đồng không được truy đòi, Công ty Tài chính thường giữ lại từ 10% đến 20% số tiền nợ của chủ nợ để dự phòng hàng hóa bị trả lại và lãi suất mà người mua được hưởng trong hoạt động này cao hơn hoạt động tín dụng khác vì hoạt động bao thanh toán có mức độ rủi ro cao.

Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì:

Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.

Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn.


Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian tính từ ngày giấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó [14, Điều 3].

Giá, thời hạn, lãi suất chiết khấu và các chi phí liên quan được quy định tại Điều 11 của Thông tư số 04/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 01/03/2013 quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng giấy tờ có giá khác của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Cụ thể:

1. Giá chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, mức độ rủi ro của công cụ chuyển nhượng, giá trị giấy tờ có giá khác, lãi suất chiết khấu, thời hạn còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác và các yếu tố khác.

2. Thời hạn chiết khấu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán còn lại của công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; đối với giấy tờ có giá khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác phát hành, thời hạn chiết khấu tối đa là dưới 01 năm [20, Điều 11].

Ngoài ra, Pháp luật còn quy định tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Công ty Tài chính được quy định rõ tại khoản 2, Điều 128 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng [25, Điều 128].

Hoạt động bảo lãnh.

Theo quy định tại điều 20 của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về bảo lãnh: “Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023