Những Mặt Tồn Tại Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các Công ty Tài chính Việt Nam đang tồn tại một số khó khăn hạn chế sau:

- Thứ nhất: Việc xây dựng pháp luật về Công ty Tài chính còn dựa trên lý thuyết và kinh nghiệm của các nước trên thế giới vốn có sự khác biệt không nhỏ về kinh tế xã hội so với nước ta. Mặt khác, thời gian tồn tại và hoạt động của Công ty Tài chính chưa dài, chưa đủ để các nhà làm luật tổng kết, đánh giá một cách kịp thời nên pháp luật về Công ty Tài chính còn chưa đồng bộ. Phần lớn các văn bản mới chỉ dừng lại ở Nghị định, Thông tư… hiệu lực văn bản không cao, dẫn đến khó khăn trong giải quyết các mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty Tài chính.

- Thứ hai: Thị trường hoạt động của Công ty Tài chính nhỏ bé, hạn hẹp, hiệu quả chưa xứng với tiềm năng của định chế tài chính này.

Hiện nay các Công ty Tài chính đều tập trung ở các thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới hoạt động chưa rộng rãi. Phạm vi hoạt động chủ yếu bó hẹp trong việc cung ứng vốn cho các dự án của các thành viên trong tổng công ty. Việc mở rộng phạm vi kinh doanh, cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp bên ngoài chưa được chú trọng. Kết quả trong công tác huy động còn hạn chế, nguồn vốn chủ yếu được huy động từ nội bộ tổng công ty do vậy rủi ro trong hoạt động càng lớn.

- Thứ ba: là một định chế tài chính khá mới mẻ trên thị tr- ường tài chính tiền tệ Việt Nam, Công ty Tài chính chưa được xã hội biết đến rộng rãi. Không chỉ người dân mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa – những khách hàng chính của các Công ty Tài chính trên thế giới vẫn còn rất lạ lẫm với khái niệm và các hoạt động của


Công ty tài chính ở Việt Nam [28].

2.3.2. Những mặt tồn tại của Công ty Tài chính ở Việt Nam

2.3.2.1. Chưa khai thác lợi thế sẵn có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán và quy mô ngày càng tăng của các Ngân hàng Thương mại đã tạo sức ép không nhỏ đến hoạt động của các Công ty Tài chính. Nhiều doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn, Tổng Công ty đã giảm dần sự phụ thuộc vào Công ty Tài chính, thông qua việc mở rộng hợp tác với các Ngân hàng thương mại.

Chẳng hạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dù có Công ty Tài chính Điện lực nhưng vẫn tìm đến sự hỗ trợ vốn của ngân hàng cho các dự án điện. Nguyên nhân là hoạt động của Công ty Tài chính đang bộc lộ một số bất cập, một trong những hạn chế của các Công ty Tài chính so với các Ngân hàng thương mại là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 9

Tuy nhiên, nhiều Công ty Tài chính đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như cho vay mua tiêu dùng, vay trả góp… hoặc kết hợp với các Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm triển khai dịch vụ tiện ích khác cho khách hàng cá nhân, tổ chức.

Chẳng hạn, Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và Công ty Tài chính Cao su đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện trong một số lĩnh vực như nguồn vốn, tín dụng, đầu tư và các dịch vụ tài chính nhằm ưu tiên giới thiệu các cơ hội kinh doanh, cơ hội tài chính cho nhau. Hay như Công ty Tài chính Bưu điện và CTCP Bảo hiểm Bưu điện ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Những dịch vụ này đã giúp Công ty Tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự


như một Ngân hàng thương mại.

Thế nhưng, dù nỗ lực đa dạng hóa hoạt động, nhưng khả năng cạnh tranh của Công ty Tài chính là thấp so với mô hình Ngân hàng thương mại. Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, Công ty Tài chính chỉ được thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng.

Đánh giá về hoạt động của các Công ty Tài chính hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng các Công ty Tài chính đang xa dần vai trò, chức năng vốn có của mình. Nhiệm vụ đầu tiên của các Công ty Tài chính là thu xếp vốn cho các dự án trong lĩnh vực của công ty mẹ, nhưng nhiều Công ty Tài chính tham gia những dịch vụ tín dụng khác, hoạt động đầu tư ngoài ngành.

Việc các Công ty Tài chính đang xa rời chức năng vốn có còn biểu hiện qua việc mở rộng phục vụ các khách hàng doanh nghiệp ngoài ngành.

Bên cạnh đó, nhiều Công ty Tài chính còn đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để chia sẻ thị phần với các Ngân hàng thương mại. Thực ra việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngoài ngành sẽ mở rộng được danh mục khách hàng, đặc biệt các khách hàng tốt trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng.

Tuy nhiên, việc mở rộng tài trợ vốn và đầu tư sang các lĩnh vực không có kinh nghiệm sẽ dẫn đến rủi ro, ảnh hưởng đến nguồn vốn của các Tập đoàn kinh tế mà Công ty Tài chính đang sử dụng. Trong khi đó, về năng lực quản trị, hệ thống mạng lưới, hệ thống công nghệ… nhiều Công ty Tài chính còn rất hạn chế.

Những yếu kém tồn tại của Công ty Tài chính hiện nay thể hiện qua các mặt như: kênh phân phối còn hạn chế; mạng lưới giao


dịch ít; sản phẩm dịch vụ ít; không được huy động vốn từ cá nhân. Những điểm yếu này sẽ làm suy giảm sức cạnh tranh của Công ty Tài chính trong bối cảnh hiện nay.

Theo đó, các Công ty Tài chính gặp khó khăn trong việc khai thác tiềm năng của khách hàng, kể cả việc giữ được khách hàng hiện tại do nhu cầu phải có các công cụ tiện ích trong công việc và cuộc sống. Năm 2012, các ngân hàng tập trung đầu tư công nghệ chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới sau tái cấu trúc. Nghĩa là sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ về dịch vụ thông qua sức mạnh công nghệ, cạnh tranh về giá, nên các Công ty Tài chính sẽ đối mặt với các khó khăn rất lớn từ việc phát triển thị phần, thậm chí giữ thị phần hiện tại.

Chính vì vậy, đề án về tái cấu trúc hệ thống Công ty Tài chính cũng đang nhận được nhiều quan tâm. Tuy nhiên, đến nay đường hướng ra sao dường như vẫn chưa rõ ràng [28].

2.3.2.2. Chưa rõ lộ trình tái cơ cấu Công ty Tài chính

Theo yêu cầu của Chính phủ, đến năm 2015 các Tập đoàn, Tổng Công ty ty phải thoái vốn ra khỏi những lĩnh vực ngành nghề kinh doanh không phải là chính. Câu hỏi được đặt ra là xác định vai trò, vị trí của các Công ty Tài chính sẽ như thế nào trong trường hợp các Tập đoàn, Tổng Công ty thoái vốn khỏi các Công ty Tài chính?

Tái cơ cấu Công ty Tài chính phải đồng bộ với việc tái cơ cấu Tập đoàn, Tổng Công ty, tài chính, ngân hàng. Trong tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, chỉ tái cơ cấu ngân hàng tương đối rõ, còn lộ trình tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng Công ty thông qua việc thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực ngoài ngành đã có, nhưng chưa có bước đi cụ thể. Có thể trong quý III, việc tái cơ cấu Công


ty Tài chính sẽ cụ thể hơn.

Chính vì vậy, câu chuyện về tái cấu trúc, bài toán tồn tại của Công ty Tài chính không còn là chuyện nội bộ mỗi Tập đoàn, Tổng Công ty. Sự ảnh hưởng trong trường hợp này có thể không lớn như đối với một Ngân hàng thương mại nhưng cũng không hề nhỏ, bởi nhiều Công ty Tài chính đã có quy mô vượt xa phạm vi phục vụ cho riêng hệ thống Tập đoàn, Tổng Công ty. Thậm chí có Công ty Tài chính quy mô tổng tài sản ngang ngửa so với nhiều Ngân hàng thương mại.

Theo các chuyên gia, có 2 phương án sắp xếp các Công ty Tài chính. Phương án thứ nhất: các Công ty Tài chính tiếp tục hoạt động dưới mô hình của Công ty Tài chính đơn thuần. Để thực hiện theo cách thức này, các Công ty Tài chính có 2 lựa chọn, thông qua sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ, Công ty Tài chính nâng cao năng lực, hoàn thiện, phát triển chuyên sâu nhằm phát huy ngày càng cao vai trò chức năng của mình.

Với giải pháp trên, các Công ty Tài chính sẽ phục vụ ngày càng nhiều lợi ích hơn cho Tập đoàn mẹ, nhưng phạm vi hoạt động nội bộ, chuyên sâu. Nhưng việc thay đổi này sẽ chịu chi phối hoàn toàn bởi hoạt động, năng lực của Tập đoàn mẹ. Lựa chọn thứ 2 là các Công ty Tài chính nâng cao năng lực thông qua việc trở thành công ty đại chúng, hướng đến việc mở rộng hoạt động và đáp ứng đa dạng của nhiều nhóm đối tượng khách hàng bên ngoài.

Theo lựa chọn này, Công ty Tài chính sẽ tận dụng được lợi thế từ các cổ đông, nhóm cổ đông. Tuy nhiên sự hỗ trợ từ phía Tập đoàn mẹ cũng sẽ giảm tương ứng. Từ đó, để tồn tại và phát triển, các Công ty Tài chính phải thay đổi theo hướng đa dạng hóa hoạt


động, sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị. Giải pháp này buộc các Công ty Tài chính sẽ ngày càng đại chúng; hoạt động, sản phẩm dịch vụ đa dạng, hiệu quả và cạnh tranh.

Phương án thứ hai: Công ty Tài chính chuyển đổi mô hình hoạt động. Trong phương án này, Công ty Tài chính có thể sáp nhập với một Ngân hàng thương mại. Đây là giải pháp phù hợp với Công ty Tài chính có quy mô nhỏ. Ngoài ra, Công ty Tài chính cũng có thể hợp nhất với ngân hàng trở thành một tổ chức mới. Đây là giải pháp phù hợp với Công ty Tài chính có quy mô tài sản lớn.

Sau khi sáp nhập, tổ chức mới sẽ mang những lợi thế về năng lực tài chính (từ phía Công ty Tài chính) và về mạng lưới, hệ thống công nghệ, sản phẩm dịch vụ, khách hàng (từ phía ngân hàng) [28].

2.3.2.3. Huy động vốn ngắn hạn trái luật

Theo báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán năm 2012 do Kiểm toán Nhà nước vừa được trình Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5. Cơ quan này đã kiểm toán chuyên đề về Huy động vốn và sử dụng vốn tại các công ty tài chính năm 2010 và năm 2011 tại 8 công ty tài chính thuộc 8 tập đoàn, tổng công ty lớn. Kết quả kiểm toán tại 8 Công ty Tài chính thuộc 8 Tập đoàn, Tổng Công ty cho thấy, cơ bản các công ty thực hiện huy động vốn theo quy định của nhà nước và đơn vị.

Tuy nhiên, trước năm 2011 các công ty chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, không đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.

Cụ thể, các Công ty Tài chính thực hiện hoạt động nhận ủy thác quản lý vốn nhưng thực chất là nghiệp vụ nhận tiền gửi do


không xác định mục đích ủy thác cụ thể, không xác định bên chịu rủi ro, khách hàng hưởng lãi suất cố định trên số vốn ủy thác và được các công ty tàu chính trả gốc, lãi theo thỏa thuận.

Báo cáo kiểm toán cũng chỉ ra rằng, trên 60% vốn huy động của các công ty từ các tổ chức tín dụng; hầu hết các công ty không thực hiện được chức năng đầu mối tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các đơn vị trong tập đoàn, tổng công ty.

Trong tổng số vốn huy động từ thị trường I, số vốn huy động của các đơn vị trong nội ngành cuối năm 2010 là 6.823 tỷ đồng, chiếm 17,16% và cuối năm 2011 là 6.008,69 tỷ đồng, chiếm 9,41% tổng nguồn vốn huy động.

Do huy động vốn có vấn đề nên các công ty kiểm toán cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động trung, dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2010, tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 37,42%, thời điểm 31/12/2011 chiếm 41,48%, trong khi vốn huy động trung, dài hạn năm 2010 là 8,8% và năm 2011 là 6,3%.

Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel, Công ty Tài chính CP Sông Đà, Công ty Tài chính CP Xi măng… chưa xây dựng quy chế miễn, giảm lãi suất cho hoạt động tiền gửi khi giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản tiền gửi bị quá hạn.

Kiểm toán nhà nước cho rằng, nhiều khoản cho vay tiềm ẩn rủi ro và gặp khó khăn trong thu hồi vốn như trường hợp của Công ty Tài chính CP Sông Đà cho vay đối với Công ty CP Xi măng Hạ Long, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Someco, Công ty CP Sông Đà Thăng Long; Công ty CP Vinaconex - Viettel cho vay đối với Công ty CP vận tải Vinaconex, Công ty CP xi măng Yên Bình, Công ty CP xây dựng số 16, Công ty CP Vinaconex 34; hay như trường hợp của Công ty Tài chính cổ phần Hadico cho vay đối với


CTCP Thương mại Dược Nhật Tân, công ty Sao Sáng, công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30.

Hệ lụy từ những khoản vay đó là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ này là 0,13%, năm 2011 là 0,84% [7].

2.3.2.4. Hiệu quả đầu tư thấp

Theo báo cáo chuyên đề của Kiểm toán Nhà nước, Công ty Tài chính CP Dệt may Việt Nam đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội, tuy nhiên, năm 2011 Quỹ này thua lỗ 87,3 tỷ đồng. Đặc biệt hầu hết các Công ty Tài chính được kiểm toán đầu tư cổ phiếu niêm yết năm 2011, 2011 đều thua lỗ và phải trích lập dự phòng; trong đó, hoạt động đầu tư chứng khoán niêm yết của Công ty Tài chính CP Sông Đà lỗ 41 tỷ đồng.

Các khoản đầu tư trái phiếu còn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt đối với các khoản đầu tư vào trái phiếu của các công ty. Kiểm toán dẫn chứng, đầu tư trái phiếu của Công ty CP Cơ khí điện tử T&T (Công ty Tài chính CP Sông Đà 150 tỷ đồng, Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel 250 tỷ đồng), việc sử dụng 150 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn huy động từ Công ty Tài chính CP Sông Đà để đầu tư dài hạn góp vốn liên doanh liên kết vào Công ty CP tập đoàn T&T, hiện tại số tiền đã đến hạn trả nợ nhưng phải gia hạn nợ; số tiền 250 tỷ đồng huy đông từ Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel không được phản ánh trên báo cáo tài chính và không có tài liệu chứng minh việc sử dụng số tiền này.

Với đầu tư trái phiếu của Công ty CP Sông Đà Thăng Long (Công ty Tài chính CP Sông Đà 250 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên tài chính than - khoáng sản Việt Nam 100 tỷ đồng), dự án đầu tư bị chậm tiến độ, không có nguồn trả nợ, hiện hoạt động

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí