Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luậtthực Trạng Về Hoạt Động Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nnam


doanh tiền tệ, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ mở rộng các dịch vụ thanh toán cho các định chế đó (vì đây là hoạt động độc quyền của ngân hàng thương mại). Cũng như cho các chủ thể khác đặc biệt là tổ chức thanh toán cho cá nhân. Hoạt động thanh toán phát triển là điều kiện tiền đề để hiện đại hoá hệ thống ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cũng sẽ trở lại với hoạt động truyền thống của nó là cấp tín dụng ngắn hạn bằng các nguồn vốn rẻ nhất, nguồn vốn từ tổ chức thanh toán cho nền kinh tế, ở đó ngân hàng thương mại sẽ là chủ thể có vị trí hàng đầu trong chiết khấu các giấy tờ có giá.

Ba là, tạo điều kiện cho việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương luôn hướng về việc làm thế nào tạo ra một thị trường tiền tệ hoàn hảo hơn, trong đó có nhiều chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế trên cơ sở khai thác các nguồn vốn có sẵn trong nền kinh tế, để cuối cùng có được một chính sách lãi suất hợp lý nhất.

Bốn là, công ty tài chính đã thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ quản lý tài chính, thu xếp vốn trong và ngoài nước cho các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Đồng thời, công ty tài chính cũng là một kênh cung cấp vốn trung - dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, song hành cùng các ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [29].

1.3. Các loại hình Công ty Tài chính

Theo Thông tư số 06/2002/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2002/NĐ-CP (Thông tư 06/2002/TT-NHNN), Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam gồm các loại hình sau:

Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà


nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh. Công ty Tài chính Nhà nước được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức:

+ Công ty Tài chính thuộc tổng công ty Nhà nước, do Tổng công ty Nhà nước cấp 100% vốn điều lệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

+ Công ty Tài chính Nhà nước khác

Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 4

Công ty Tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: là Công tyTài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có củamình, làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hạch toán độc lậpvà có tư cách pháp nhân.

Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. [11, Điều 2].

Đây là cách phân loại dựa trên cơ sở chủ sở hữu vốn. Cơ bản với năm loại hình trên, đã đa dạng hoá các Công ty Tài chính, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thực tiễn ở nước ta.

Qua quá trình hoạt động, phát triển trên thị trường, Pháp luật Việt Nam đã chú trọng đến hơn về các nghiệp vụ của Công ty Tài chính và đã cụ thể hóa các mô hình Công ty tài chính theo nghiệp vụ tài chính của các Công ty tài chính. Chính vì vậy, Nghị định 39/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về hoạt động


của Công ty Tài chính và Công ty cho thuê tài chính (Nghị định 39/2014/NĐ- CP) đã phân định Công ty tài chính thành hai loại hình: Công ty Tài chính tổng hợp và Công ty Tài chính chuyên ngành.

Công ty Tài chính tổng hợp là Công ty Tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị định 39/2014/NĐ-CP.

Công ty tài chính chuyên ngành gồm Công ty Tài chính bao thanh toán, Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng và Công ty cho thuê Tài chính.

Công ty Tài chính bao thanh toán là Công ty Tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực bao thanh toán

Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng là Công ty Tài chính chuyên ngành, hoạt động chính trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

Công ty Cho thuê Tài chính là Công ty Tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê Tài chính. Dư nợ cho thuê Tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng. [4, Điều 3].

Ngoài cách phân loại theo loại hình thành lập hoặc theo nghiệp vụ tài chính như đã phân tích ở trên, có một số quan điểm khác phân loại các Công ty Tài chính theo các tiêu chí sau:

- Căn cứ theo cơ quan thành lập

+ Các Công ty Tài chính chuyên ngành do nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập; bao gồm các tổ chức công, bán công, hoặc cổ phần hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành, tài trợ trung hạn và dài hạn với nguồn vốn từ ngân sách, quỹ kinh doanh của Nhà nước hoặc từ phát hành công cụ nợ, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ …

+ Các Công ty Tài chính do Ngân hàng hoặc tập đoàn tài chính Ngân


hàng thành lập để thực hiện một số nghiệp vụ như: cấp bảo lãnh, đầu tư bất động sản, thuê – mua thiết bị, sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ.

+ Các Công ty Tài chính do các tập đoàn kinh tế, công ty sản xuất, công ty thương mại lập ra để tài trợ cho người mua hàng hóa của công ty mẹ (Công ty Tài chính bán hàng).

- Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu

+ Công ty Tài chính độc lập: thực hiện được nhiều hoạt động kinh doanh như hoạt động tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho các khách hàng trong lĩnh vực thương mại, sản xuất công nghiệp; các hoạt động cho thuê tài sản; bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; cung cấp tín dụng cho khách hàng; tư vấn tài chính …

+ Công ty Tài chính trong tập đoàn kinh tế: tham gia chủ yếu các hoạt động như tạo lập các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho tập đoàn và các đơn vị thành viên trong tập đoàn; quản lý đầu tư các khoản vốn nhàn rỗi trong tập đoàn; điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên của tập đoàn trong quan hệ với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tài chính trong tập đoàn; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các đơn vị thành viên của tập đoàn và khách hàng ngoài tập đoàn như cho vay để mua hàng hóa do tập đoàn sản xuất kinh doanh, bảo lãnh thực hiện hợp đồng với tập đoàn…


Kết luận chương 1


Trong nền kinh tế thị trường, Công ty Tài chính là một loại hình tổ chức tài chính phi ngân hàng, thực hiện một số hoạt động ngân hàng và cung cấp một số dịch vụ tài chính cho thị trường tài chính.

Việc ra đời Công ty Tài chính là một tất yếu khách quan khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và đã hội tụ đủ các yếu tố pháp lý. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các Công ty Tài chính hoạt động còn mang tính thử nghiệm. Quy mô hoạt động của Công ty Tài chính còn nhỏ bé, phạm vi hoạt động rất hạn hẹp và kết quả kinh doanh chưa cao.

Tuy mới ra đời và đi vào hoạt động, nhưng các Công ty Tài chính đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt các Công ty Tài chính trong tổng công ty đã bước đầu tạo lập nguồn vốn đa dạng phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn là mới mẻ ở nước ta, do đó trong quá trình hoạt động còn rất nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Về pháp luật Công ty Tài chính cũng gặp nhiều khó khăn như: cơ sở pháp lý chưa đồng bộ, vai trò của các Công ty Tài chính chưa được coi trọng và còn nhiều bất cập khác của một nền kinh tế mới được chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường Những nội dung này sẽ được làm rõ hơn khi tìm hiểu pháp luật của Công ty Tài chính được thực hiện ở chương sau.


Chương 2

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM


2.1. Những vấn đề lý luận về pháp luậtThực trạng về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt nNam

2.1.1. Khái niệm pháp luật về Công ty Tài chính

Để Công ty Tài chính xuất hiện, tồn tại và hoạt động hiệu quả ngoài những yếu tố như sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình, trình độ của đội ngũ cán bộ… thì pháp luật điều chỉnh tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể coi pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu làm cơ sở để Công ty Tài chính phát triển một cách ổn định và an toàn, bảo vệ quyền lợi các bên.

Có thể hiểu: “Pháp luật về Công ty Tài chính là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của Công ty Tài chính với các bên chủ thể có liên quan”

Nhà nước bằng các văn bản pháp luật đã định hình nên mô hình tổ chức của Công ty Tài chính nhưng để mô hình này thực sự đi vào thực tiễn hoạt động có hiệu quả thì phải quy định cho nó các chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng. Sự quy định pháp luật về Công ty Tài chính do đó là vô cùng cần thiết. Nằm trong hệ thống các tổ chức trung gian tài chính, lấy hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh chủ yếu, Công ty Tài chính là nơi diễn ra quá trình tích tụ, điều hòa nhiều loại nguồn vốn, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mặt khác, các quan hệ nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng phần lớn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, tác động có tính dây chuyền đến lợi ích của nhiều loại chủ thể trong nền kinh tế. Do vậy sự ổn định và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng trong đó có Công ty Tài chính là một trong những điều kiện cơ bản ảnh


hưởng tới quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Quy định pháp luật về Công ty Tài chính tạo ra môi trường pháp lý tốt nhất để các Công ty Tài chính hoạt động hợp pháp, an toàn. Đồng thời nó còn là công cụ quản lý giúp Nhà nước kích thích những tác động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực trong hoạt động của Công ty Tài chính, góp phần tạo ra thị trường tài chính lành mạnh.

2.1.2. Cơ sở pháp lý thành lập và hoạt động Công ty Tài chính ở Việt Nam Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính được

Hội đồng nhà nước thông qua ngày 23/05/1990 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự ra đời và hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam. Khoản 4 điều 1 pháp lệnh quy định:

Công ty Tài chính" là công ty quốc doanh hoặc cổ phần, hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư[8, Điều 1]; Khoản 1 Điều 20quy định:

Công ty Tài chính hoạt động bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cư bằng phát hành tín phiếu; không được nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư và không sử dụng vốn vay của dân cư làm phương tiện thanh toán chức tín dụng phi ngân hàng [8, Điều 20, Khoản 1].

Tại Khoản 3 điều 20 quy định:

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm Công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác [26, tr. 46].

Đối với các Công ty Tài chính thuộc Tổng công ty, việc ra đời còn dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 30/04/1995. Tại khoản 3


Điều 43 Luật doanh nghiệp Nhà nước quy định: “ Tùy theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty Nhà nước có hoặc không có Công ty Tài chính là doanh nghiệp thành viên” [ 21, Điều 43].

Để thực thi các quy định của các luật trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/CP ngày 27/06/1995 ban hành điều lệ mẫu của Tổng công ty Nhà nước, trong đó nêu rõ: Tính pháp lý của Công ty Tài chính trong Tổng công ty là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập, hoạt động theo pháp luật và hướng dẫn của Thống độc Ngân hàng Nhà nước. Phạm vi hoạt động của Công ty Tài chính trong Tổng công ty: Huy động vốn để đầu tư dự án, cho vay phục vụ nhu cầu đối với Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Các hình thức huy động vốn của Công ty Tài chính trong Tổng công ty bao gồm vay ưu đãi của Chính phủ, vay thương mại của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, phát hành các giấy tờ và chứng từ có giá theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên trong nội bộ Tổng công ty và các hình thức khác theo điều lệ công ty do Tổng công ty ban hành và quy chế hoạt động của Công ty Tài chính do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính trong các tổng công ty Nhà nước [1].

2.1.3. Nội dung pháp luật về Công ty Tài chính

Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Pháp luật về Thuế, Luật Đầu tư… nhưng trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập tới sự điều chỉnh của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam bao gồm:

- Thứ nhất, những quy định chung của pháp luật về Công ty

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí