Thực Trạng Pháp Luật Về Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam


Tài chính.

Đây là những quy định khái quát nhất. Nội dung này cung cấp những hiểu biết sơ lược về loại hình kinh doanh của công ty với các quy định về khái niệm, các loại hình Công ty Tài chính, thời gian hoạt động và các từ ngữ có liên quan.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Mục 1 của Thông tư số 06/2002/TT-NHNN, Công ty Tài chính tại Việt Nam chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, có thời hạn hoạt động không quá 50 năm. [11, Điều 3]. Xét về hình thức thì Công ty Tài chính được tồn tại dưới năm hình thức: Công ty Tài chính Nhà nước, Công ty Tài chính cổ phần, Công ty Tài chính trực thuộc của Tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính liên doanh, Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài. Xét về nội dung thì Công ty Tài chính được phân định thành Công ty Tài chính tổng hợp và Công ty Tài chính chuyên ngành [11, Điều 2].

- Thứ hai, các quy định về tổ chức, thành lập giải thể, phá sản Công ty Tài chính.

Bất kỳ một chủ thể kinh doanh nào muốn tồn tại và hoạt động được cần phải có thủ tục khai sinh ra nó.Vì là một tổ chức kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên các quy định về quy chế thành lập, cấp giấy phép hoạt động, giải thể, phá sản, thanh lý của Công ty Tài chính rất chặt chẽ và cụ thể.Trong đó quy định các điều kiện và thủ tục khi Công ty Tài chính thực hiện việc thành lập, giải thể, phá sản, thanh lý và trách nhiệm pháp lý của Công ty Tài chính trong các tình huống này.

- Thứ ba, quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát hoạt động.

Bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đều cần có các


quy định cụ thể về tổ chức, quản trị điều hành và kiểm soát hoạt động của mình và Công ty Tài chính cũng không phải là một ngoại lệ. Trong đó quy định về cơ cấu các cơ quan, các yêu cầu về nhân sự và các biện pháp kiểm soát, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Công ty Tài chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thứ tư, các quy định về hoạt động của Công ty Tài chính.

Nội dung pháp luật về Công ty Tài chính cũng quy định về các nghiệp vụ ngân hàng mà Công ty Tài chính được phép thực hiện, các hoạt động kinh doanh mà Công ty Tài chính được phép tiến hành để thu lợi nhuận như:

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 5

- Hoạt động huy động vốn.

Theo đó Công ty Tài chính được phép huy động vốn từ các nguồn: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân; Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn; Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong,ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế; Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ,các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

- Hoạt động tín dụng.

Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Cho vay theo ủy thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác

Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay trả góp.

Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.


Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với cá tổ chức, cá nhân.

Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác cho nhau.

Bảo lãnh

Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh, Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Mở tài khoản và ngân quỹ

Mở tài khoản:

- Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở và các Ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Nhà nước cho phép

- Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Các hoạt động khác

Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác

Đầu tư cho các dự án theo Hợp đồng

Tham gia thị trường tiền tệ.

Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.


Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.

Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.

Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và dịch vụ khác.

Các nghiệp vụ được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép

Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

- Thứ năm, các quy định về chế độ tài chính, hạch toán, báo cáo và quản lý nhà nước đối với Công ty Tài chính

Bên cạnh các quy định đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh Nhà nước còn ban hành các quy định pháp luật mang tính hạn chế và kiểm soát rất chặt chẽ đó là các quy định về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của Công ty Tài chính. Bằng việc phân cấp các cơ quan, bộ phận quản lý, Nhà nước sẽ có những phương thức khác nhau để thanh kiểm tra các hoạt động của Công ty Tài chính. Là một pháp nhân Việt Nam có chế độ hạch toán độc


lập các Công ty Tài chính cũng được pháp luật quy định về các chế độ tài chính hạch toán và công khai báo cáo tài chính như các tổ chức tín dụng khác [26, tr.18-23].

Như vậy nội dung pháp luật về Công ty Tài chính hiện nay khá đầy đủ và chi tiết. Theo đó tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc cho các Công ty Tài chính suốt quá trình từ thành lập, hoạt động kinh doanh tới khi chấm dứt hoạt động.

2.2. Thực trạng pháp luật về Công ty Tài chính ở Việt Nam

2.2.1. Quy định về thành lập, giải thể, phá sản và thanh lý Công ty Tài chính

Công ty Tài chính là một trong những loại hình tổ chức tín dụng được pháp luật thừa nhận và tồn tại ở Việt Nam đã hơn 20 năm (Từ pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 23/5/1990). Đó là kết quả sự đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Các văn bản pháp luật như Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 79/2002/NĐ- CP, Thông tư 06/2002/TT-NHNN, Nghị định số 81/2008/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2002/NĐ-CP và gần đây nhất là nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của Công ty Tài chính và Công ty Cho thuê Tài chính đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ về thành lập, tổ chức, quản trị, điều hành và hoạt động của Công ty Tài chính, đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho các Công ty Tài chính đi vào hoạt động hiệu quả, khuyến khích các Công ty Tài chính thành lập, làm đa dạng hoá các loại hình tín dụng và đa dạng hoá các thành phần kinh tế ở nước ta.

Song sau 10 năm kể từ khi luật các tổ chức tín dụng được ban hành, trong khi các Ngân hàng thương mại đã phát triển nhanh về số lượng, quy mô và mạng lưới, thì Công ty Tài chính một chế định tài chính có hoạt động gần giống ngân hàng (ngoại trừ không được làm dịch vụ thanh toán và chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm) vẫn còn khá hạn chế.


2.2.1.1. Quy định về thành lập Công ty Tài chính

Trước đây theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, Công ty Tài chính của Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 24/05/1990 thì quy trình thành lập một Công ty Tài chính ở nước ta gồm hai khâu tách biệt: cấp giấy phép thành lập và cấp giấy phép hoạt động. Để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, phiền hà trong việc cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động cho các tổ chức tín dụng (trong đó có Công ty Tài chính), Điều 21 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định “Ngân hàng Nhà nước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng và cấp giấy phếp hoạt động ngân hàng cho các tổ chức khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật” [8, Điều 21].

- Do tính phức tạp của các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh và sự cần thiết phải bảo đảm an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng nên pháp luật quy định các điều kiện về cấp giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng chặt chẽ hơn so với các quy định áp dụng cho các loại doanh nghiệp khác. Việc thành lập các Công ty Tài chính được quy định rất cụ thể trong Nghị định số 79/2002/NĐ- CP, Thông tư số 06/2002/TT- NHNN, Luật Các Tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan. Theo đó một tổ chức muốn được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện:

- Tại địa bàn mà Công ty Tài chính xin hoạt động có nhu cầu về hoạt động của Công ty Tài chính.

- Phải có đủ mức vốn pháp định theo quy định của chính phủ. Theo danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Nghị định số 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 thì các Công ty Tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định là 300 tỷ (chậm


nhất vào ngày 31/12/2008) và 500 tỷ (chậm nhất vào ngày 31/12/2010).

- Thành viên sáng lập là các tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Người quản trị điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động của Công ty Tài chính và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Có Điều lệ tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của Nghị định 79/2002/NĐ- CP

- Có phương án kinh doanh khả thi.

Ngoài các điều kiện nêu trên, bên nước ngoài trong Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thực hiện các hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động của Công ty Tài chính và được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động tại Việt Nam [11, Điều 7].

Tổ chức muốn thành lập Công ty Tài chính sau khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp hồ sơ xin cấp phép và lệ phí giấy phép tới Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể theo hướng dẫn quy định tại Điều 8 Thông tư 06/2002/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện nghị định 79/2002/NĐ- CP [11, Điều 8].

Để cụ thể hóa các quy định về điều kiện hoạt động của Công ty Tài chính, Nghị định số 39/2014/NĐ-CP đã có những quy định rạch ròi về điều kiện mà Công ty Tài chính cần phải đáp ứng để thực hiện các hoạt động: Ngân hàng; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; vay vốn của Tổ chức tín dụng, Tổ chức Tài chính trong nước và nước ngoài; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn; hoạt động cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, hoạt động bảo lãnh Ngân hàng; bao thanh toán; phát hành thẻ tín dụng và cho thuê


Tài chính [4, Điều 5- Điều 15].

Cần lưu ý về Điều khoản chuyển tiếp được quy định tại Điều 25 Nghị định số 39/2014/NĐ-CP:

1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Công ty Tài chính, Công ty cho thuê Tài chính đã thành lập và hoạt động theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải chấm dứt các hoạt động không được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

2. Trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Công ty Tài chính tổng hợp, Công ty Tài chính tín dụng tiêu dùng, Công ty Cho thuê tài chính đã thành lập và hoạt động theo giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải chấm dứt các hoạt động không được thực hiện theo quy định của Nghị định này [4, Điều 25].

Sau khi Công ty Tài chính đã được cấp giấy phép, muốn tiến hành khai trương hoạt động phải hoàn tất các thủ tục như: có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y, có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp với yêu cầu hoạt động của Công ty Tài chính, phải đăng các báo thông báo các nội dung chủ yếu về việc thành lập công ty…Công ty Tài chính có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 28 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khi:

- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;

- Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản;

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí