Quy Định Về Chế Độ Tài Chính, Hạch Toán Và Báo Cáo


của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước” [2, Điều 20].

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản riêng biệt để quy định về vấn đề bảo lãnh, đó là Thông tư số 28/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 03/10/2012 quy định về bảo lãnh Ngân hàng. Tại Điều 11 của Thông tư này quy định các điều kiện đối với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh như sau:

Điều kiện đối với bên bảo lãnh

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước, trong đó có hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ.

- Trong thời hạn 6 tháng liền kề trước thời điểm xem xét thực hiện bảo lãnh cho tổ chức là người không cư trú, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không bị xử phạt vi phạm hành chính các quy định về quản lý ngoại hối, quy định tại Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chức tín dụng.

- Có quy định nội bộ và quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với người không cư trú;

- Có phương án kiểm soát và xử lý rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với người không cư trú;

- Không vi phạm quy định về việc báo cáo Ngân hàng Nhà nước khoản bảo lãnh đối với người không cư trú.

Điều kiện đối với bên được bảo lãnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Là người không cư trú được xem xét bảo lãnh tại Thông tư này;

- Tuân thủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này;

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 8


- Quyền lợi và nghĩa vụ bảo lãnh của bên được bảo lãnh không trái pháp luật Việt Nam.

- Ngoài các quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, các nội dung khác thuộc quá trình bảo lãnh đối với người không cư trú phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này [19, Điều 11].

Mở tài khoản và ngân quỹ

Mở tài khoản.

1. Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

2. Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước

Dịch vụ ngân quỹ.

Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

Các nghiệp vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Hoạt động ngoại hối: Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho Công ty Tài chính được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

2. Hoạt động bao thanh toán: Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng dẫn việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép Công ty Tài chính có đủ điều kiện thực hiện hoạt động này.

Các hình thức cấp tín dụng khác

- Góp vốn mua cổ phần cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác.


- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.

- Tham gia thị trường tiền tệ.

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.

- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp.

- Được quyền nhận ủy thác, làm đại lý cho các lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng.

- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác [2, Điều 24].

Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng luôn có nhu cầu đa dạng hoá các hình thức đầu tư của mình để tăng hiệu quả kinh doanh và giảm bớt rủi ro có thể gặp phải nếu chỉ chuyên sâu vào một hình thức đầu tư nhất định. Công ty Tài chính ngoài hoạt động huy động vốn để cấp tín dụng còn được pháp luật cho phép sử dụng vốn đầu tư dưới các hình thức: góp vốn, mua cổ phần. Mức góp vốn, mua cổ phần của các Công ty Tài chính trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty Tài chính trong tất cả các doanh nghiệp không vượt quá mức tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Ngoài ra Công ty Tài chính nếu thoả mãn các điều kiện mà pháp luật quy định còn có thể tham gia thị trường tiền tệ để thực hiện hoạt động kinh doanh.

Công ty Tài chính được kinh doanh ngoại hối khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, được thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.

Công ty Tài chính được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng. Công ty Tài chính được


cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ cho khách hàng; được làm các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Và theo khoản 2 Điều 24 nghị định số 79/2002/NĐ-CP đã cho phép các Công ty Tài chính được phép tham gia vào hoạt động đầu tư, và các Công ty Tài chính ở Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động đầu tư và các dịch vụ có liên quan theo Luật định [2, Điều 24].

2.2.4. Quy định về chế độ tài chính, hạch toán và báo cáo

2.2.4.1. Chế độ tài chính

Chế độ tài chính của Công ty Tài chính bao gồm những vấn đề về vốn pháp định, vốn điều lệ, vốn huy động và các loại quỹ.

Vốn pháp định

Vốn là vấn đề trung tâm, mấu chốt của hầu hết các doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh. Vì phải có vốn thì Doanh nghiệp mới có thể trang trải các chi phí liên quan. Theo khoản 7 Điều 3 Luật doanh nghiệp 2005: “vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” [24, Điều 3]. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và chính sách tài chính từng giai đoạn phát triển mà Nhà nước quy định mức vốn pháp định cho từng loại hình Tổ chức tín dụng.

Những năm gần đây khi nước ta ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nên sự vận hành và các chính sách tài chính cũng cần có sự thay đổi phù hợp hơn. Các quy định pháp luật đã thông thoáng hơn đối với các định chế tài chính nước ngoài nhằm tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các Công ty Tài chính trong nước và Công ty Tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút và tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư. Ngày 22/11/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 82/1998/NĐ-CP theo đó Công ty Tài chính quy định mức vốn pháp định chung đối với tất cả các loại hình Công ty Tài chính là 300 tỷ VND (áp dụng


cho đến năm 2008) và là 500 tỷ (áp dụng cho tới năm 2010). Mức vốn pháp định này là phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay và trong một vài năm tới.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên góp vào và được ghi vào điều lệ, phần vốn góp của các thành viên có thể dưới hình thức tiền hoặc hiện vật. Tuỳ từng loại hình Công ty Tài chính mà số vốn này được hình thành từ các nguồn tương ứng, với các quy định cụ thể về loại tiền góp. Đối với Công ty Tài chính cổ phần, vốn điều lệ được hình thành từ việc phát hành cổ phiếu. Với công ty liên doanh vốn điều lệ bao gồm vốn của các bên góp theo tỷ lệ thoả thuận và được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (nhưng phần vốn góp của bên nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty). Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006, Công ty Tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định là 300 tỷ VND (chậm nhất vào ngày 31/12/2008) và là 500 tỷ VND (chậm nhất vào ngày 31/12/2010).

Thực tế cho thấy các Công ty Tài chính đang tăng dần mức vốn của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Sự gia tăng này đồng nghĩa với sự lớn mạnh của các Công ty Tài chính và vai trò của định chế tài chính này đang từng bước được nâng cao trong nền kinh tế Việt Nam.

Vốn huy động

Ngoài số vốn chủ sở hữu Công ty Tài chính được phép tiến hành huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức như: nhận tiền gửi có kì hạn trên một năm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, Công ty Tài chính cũng được tiếp nhận các nguồn vốn uỷ thác, được vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước…Theo các quy định hiện nay các Công ty Tài chính không được


nhận tiền không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm, điều này làm hạn chế các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng mà Công ty Tài chính được phép thực hiện, đó là không được tiến hành các dịch vụ thanh toán.

Vốn đi vay

Do chưa được phép hoạt động ngoại hối, nên nguồn vốn đi vay của Công ty Tài chính là bằng VNĐ từ các Ngân hàng thương mại.

Vốn ủy thác đầu tư:

Vốn ủy thác đầu tư là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của các Công ty Tài chính trong Tổng công ty, bao gồm vốn ủy thác của Tổng công ty, của Chính Phủ và các tổ chức nước ngoài.

Các quỹ

Nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty Tài chính được hoạt động an toàn và phát triển vững mạnh, đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng, hàng năm các Công ty Tài chính phải trích từ lợi nhuận sau thuế và duy trì các quỹ sau: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (5% lợi nhuận sau thuế), quỹ dự phòng rủi ro và các quỹ khác theo quy định của pháp luật. Công ty Tài chính không được sử dụng các loại quỹ này để trả lợi tức hoặc phân phối cho các chủ sở hữu, cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp công ty thanh lý, giải thể). Nhìn chung hiện nay các quỹ này trong các Công ty Tài chính là không nhiều vì lợi nhuận của các công ty hiện nay là chưa cao.

2.2.4.2. Hạch toán và báo cáo

Hạch toán của Công ty Tài chính thuộc phạm trù các hoạt động chuyên môn về kế toán, thống kê. Tại Điều 86 Luật Các tổ chức tín dụng 1997 thì Công ty Tài chính phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê [22, Điều 86]. Kết quả các hoạt động hạch toán này cần được báo cáo sau một năm tài chính và chỉ được công nhận khi đã được kiểm toán nhà nước kiểm tra, xác nhận.


Các Công ty Tài chính phải thực hiện báo cáo tài chính định kỳ về các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Ngoài các báo cáo định kỳ trong một số trường hợp Công ty Tài chính còn phải thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, ví dụ như khi có diễn biến không bình thường trong hoạt động nghiệp vụ mà Công ty Tài chính xét thấy nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh của mình, hay khi có thay đổi lớn về tổ chức trong công ty.

Đây là các quy định vô cùng đúng đắn và rất cần thiết, là công cụ giúp nhà nước kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của Công ty Tài chính. Từ đó có các quyết định và chính sách phù hợp, đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng.

Công ty Tài chính là một định chế tài chính hoạt động khá mạnh mẽ và năng động trên thị trường tài chính thế giới, song ở Việt Nam lại rất hạn chế. Khuôn khổ pháp lý hiện có đã tạo điều kiện cho các Công ty Tài chính chủ động trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong xã hội. Có thể nhận xét, việc hình thành và phát triển loại hình Công ty Tài chính tại Việt Nam là một chủ trương đúng, phù hợp với nhu cầu thị trường tài chính tín dụng ở nước ta.

2.3. Vấn đề áp dụng pháp luật của cácThực trạng về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam

2.3.1. Lợi thế của Công ty Tài chính

Công ty Tài chính ra đời là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Thực tiễn tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, Công ty Tài chính đã đóng góp vai trò quan trọng giúp phát huy vai trò chủ đạo của các Tập đoàn kinh tế mũi nhọn. Sự ra đời của các Công ty Tài chính góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phát huy sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường trong và ngoài nước.

Tái cấu trúc Công ty Tài chính gắn với yêu cầu phải thoái vốn khỏi các lĩnh vực đầu tư nhạy cảm như ngân hàng, chứng


khoán. Theo đó, Công ty Tài chính phải co lại hoạt động theo đúng chức năng, tiêu chí chứ không chồng chéo như hiện nay; hoặc phải sáp nhập, hoặc giải thể nếu cảm thấy có thể gây rủi ro cho nền kinh tế. Ngoài ra, Công ty Tài chính cũng có thể hợp nhất với một Ngân hàng Thương mại và chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thương mại.

Công ty Tài chính thuộc các tập đoàn kinh tế có lợi thế cạnh tranh so với các Ngân hàng Thương mại trong hoạt động tín dụng ở ngành, lĩnh vực thuộc Tập đoàn do nắm bắt được thông tin, cũng như am hiểu về chuyên môn.

Lợi ích của Công ty Tài chính mang lại cho các Tập đoàn kinh tế nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các Tập đoàn lớn thường có ít nhất một Công ty Tài chính làm công cụ để Tập đoàn điều tiết và sử dụng vốn một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

Trong phạm vi nội bộ Tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, Công ty Tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ, Công ty Tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ Tập đoàn.

Thường các Công ty Tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với Ngân hàng Thương mại. Theo cam kết WTO, chỉ Ngân hàng Thương mại và Công ty Tài chính nước ngoài mới được thành lập Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí