sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sông Đà Thăng Long đang gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, báo cáo kiểm toán cũng điểm danh những quyết định đầu tư sai sót, không tuân thủ đúng quy định của nhà nước. Trong đó, Công ty Tài chính CP Xi măng chuyển tiền góp vốn 6,6 tỷ đồng vào CTCP Khoáng sản Vật liệu xây dựng Long Sơn Phú trước khi có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, chất lượng thẩm định phương án đầu tư còn chưa tốt, hồ sơ đầu tư trái phiếu chưa đầy đủ theo quy định, không có bản cáo bạch, thiếu báo cáo tài chính để thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
Công ty Tài chính CP Sông Đà đầu tư trái phiếu Công ty CP Sông Đà Thăng Long 250 tỷ đồng vượt quá 25% vốn điều lệ, mua trái phiếu của Sudico 500 tỷ đồng thông qua việc đặt cọc mua trái phiếu Chính phủ đối với Công ty CP Quản lý quỹ SME để tránh giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng theo quy định (thực tế vượt giới hạn 299 tỷ đồng)
Công ty Tài chính CP Hadico chưa thu thập đầy đủ hồ sơ để phân tích, làm rõ mục đích phát hành trái phiếu, nguồn trả nợ khi đầu tư vào trái phiếu của công ty Đâu tư Bắc Trường Tiền…
Ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn cho rằng bộ phận nghiệp vụ của Công ty Tài chính CP Sông Đà chưa tuân thủ quy định của công ty về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, một số nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ không bình thường, gây lỗ lớn (năm 2010 có 5 cặp giao dịch mua - bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 7,5 tỷ đồng, năm 2011 có 10 cặp giao dịch mua - bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 13,3 tỷ đồng).
Việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn của các Công ty Tài chính cũng không phù hợp, dẫn đến một số thời điểm không đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định. Kiểm toán dẫn chứng tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính than - khoán sản Việt Nam, Công ty Tài chính CP Hadico, Công ty Tài chính CP Sông Đà thường xuyên không đạt tỷ lệ khả năng chi trả ngay trong năm 2011.
Đặc biệt, Công ty Tài chính Hadico thường xuyên vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả 7 ngày đối với VND, Công ty Tài chính CP Sông Đà thường xuyên vi phạm tỷ lệ khẳng định chi trả 7 ngày rải rác trong các tháng của năm 2011 [7].
2.3.2.5. Cho vay rủi ro cao, nguy cơ tăng nợ xấu
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 7
- Quy Định Về Chế Độ Tài Chính, Hạch Toán Và Báo Cáo
- Những Mặt Tồn Tại Của Công Ty Tài Chính Ở Việt Nam
- Một Số Đề Xuất Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Công Ty Tài Chính Việc Từng Bước Hoàn Thiện Hệ Thống Các Quy Phạm Pháp Luật, Giúp Giới
- Tạo Hành Lang Pháp Lý Đồng Bộ Và Tăng Cường Vai Trò Quản Lý Của Nhà Nước
- Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Theo đánh giá của cơ quan Kiểm toán, cơ bản các công ty thực hiện huy động vốn theo quy định của nhà nước và đơn vị.
Tuy nhiên, trước năm 2011 các công ty chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, không đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính.
Cụ thể, các Công ty Tài chính thực hiện hoạt động nhận ủy thác quản lý vốn nhưng thực chất là nghiệp vụ nhận tiền gửi do không xác định mục đích ủy thác cụ thể, không xác định bên chịu rủi ro, khách hàng hưởng lãi suất cố định trên số vốn ủy thác và được các công ty tàu chính trả gốc, lãi theo thỏa thuận.
Cũng theo báo cáo này, trên 60% vốn huy động của các công ty từ các tổ chức tín dụng; hầu hết các công ty không thực hiện được chức năng đầu mối tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các đơn vị trong tập đoàn, tổng công ty.
Trong tổng số vốn huy động từ thị trường I, số vốn huy động
của các đơn vị trong nội ngành cuối năm 2010 là 6.823 tỷ đồng, chiếm 17,16% và cuối năm 2011 là 6.008,69 tỷ đồng, chiếm 9,41% tổng nguồn vốn huy động.
Do huy động vốn có vấn đề nên các công ty cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động trung, dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2010, tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 37,42%, thời điểm 31/12/2011 chiếm 41,48%, trong khi vốn huy động trung, dài hạn năm 2010 là 8,8% và năm 2011 là 6,3%.
Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel, Công ty Tài chính CP Sông Đà, Công ty Tài chính CP Xi măng… chưa xây dựng quy chế miễn, giảm lãi suất cho hoạt động tiền gửi khi giảm lãi suất cho các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản tiền gửi bị quá hạn.
Kiểm toán nhà nước cho rằng, nhiều khoản cho vay tiềm ẩn rủi ro và gặp khó khăn trong thu hồi vốn như trường hợp của Công ty Tài chính CP Sông Đà cho vay đối với Công ty CP Xi măng Hạ Long, Công ty CP Điện Việt Lào, Công ty CP Someco, Công ty CP Sông Đà Thăng Long; Công ty CP Vinaconex - Viettel cho vay đối với Công ty CP vận tải Vinaconex, Công ty CP xi măng Yên Bình, Công ty CP xây dựng số 16, Công ty CP Vinaconex 34; hay như trường hợp của Công ty Tài chính cổ phần Hadico cho vay đối với CTCP Thương mại Dược Nhật Tân, công ty Sao Sáng, công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30.
Hệ lụy từ những khoản vay đó là tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 tỷ lệ này là 0,13%, năm 2011 là 0,84% [7].
2.3.2.6. Đầu tư kém hiệu quả, nguy cơ mất vốn
Còn tại báo cáo kiểm toán chuyên đề, Công ty Tài chính CP Dệt may Việt Nam đầu tư vào Quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội, tuy nhiên, năm 2011 Quỹ này thua lỗ 87,3 tỷ đồng. Đặc biệt hầu hết các
Công ty Tài chính được kiểm toán đầu tư cổ phiếu niêm yết năm 2011, 2011 đều thua lỗ và phải trích lập dự phòng; trong đó, hoạt động đầu tư chứng khoán niêm yết của Công ty Tài chính CP Sông Đà lỗ 41 tỷ đồng.
Các khoản đầu tư trái phiếu còn chứa đựng nhiều rủi ro, đặc biệt đối với các khoản đầu tư vào trái phiếu của các công ty. Kiểm toán dẫn chứng, đầu tư trái phiếu của Công ty CP Cơ khí điện tử T&T (Công ty Tài chính CP Sông Đà 150 tỷ đồng, Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel 250 tỷ đồng), việc sử dụng 150 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn huy động từ Công ty Tài chính CP Sông Đà để đầu tư dài hạn góp vốn liên doanh liên kết vào Công ty CP tập đoàn T&T, hiện tại số tiền đã đến hạn trả nợ nhưng phải gia hạn nợ; số tiền 250 tỷ đồng huy đông từ Công ty Tài chính CP Vinaconex - Viettel không được phản ánh trên báo cáo tài chính và không có tài liệu chứng minh việc sử dụng số tiền này.
Với đầu tư trái phiếu của Công ty CP Sông Đà Thăng Long (Công ty Tài chính CP Sông Đà 250 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên tài chính than - khoáng sản Việt Nam 100 tỷ đồng), dự án đầu tư bị chậm tiến độ, không có nguồn trả nợ, hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sông Đà Thăng Long đang gặp nhiều khó khăn.
Báo cáo kiểm toán cũng đưa ra những quyết định đầu tư sai sót, không tuân thủ đúng quy định của nhà nước. Trong đó, Công ty Tài chính CP Xi măng chuyển tiền góp vốn 6,6 tỷ đồng vào CTCP Khoáng sản Vật liệu xây dựng Long Sơn Phú trước khi có Nghị quyết của Hội đồng quản trị, chất lượng thẩm định phương án đầu tư còn chưa tốt, hồ sơ đầu tư trái phiếu chưa đầy đủ theo quy định,
không có bản cáo bạch, thiếu báo cáo tài chính để thẩm định trước khi quyết định đầu tư.
Công ty Tài chính CP Sông Đà đầu tư trái phiếu Công ty CP Sông Đà Thăng Long 250 tỷ đồng vượt quá 25% vốn điều lệ, mua trái phiếu của Sudico 500 tỷ đồng thông qua việc đặt cọc mua trái phiếu Chính phủ đối với Công ty CP Quản lý quỹ SME để tránh giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng theo quy định (thực tế vượt giới hạn 299 tỷ đồng)…
Kiểm toán nhà nước khẳng định, bộ phận nghiệp vụ của Công ty Tài chính CP Sông Đà chưa tuân thủ quy định của công ty về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, một số nghiệp vụ mua - bán ngoại tệ không bình thường, gây lỗ lớn (năm 2010 có 5 cặp giao dịch mua - bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 7,5 tỷ đồng, năm 2011 có 10 cặp giao dịch mua - bán phát sinh trong cùng ngày với cùng đối tác và cùng số tiền lỗ 13,3 tỷ đồng).
Việc cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn của các Công ty Tài chính cũng không phù hợp, dẫn đến một số thời điểm không đảm bảo tỷ lệ an toàn theo quy định. Kiểm toán dẫn chứng tại Công ty TNHH một thành viên Tài chính than - khoán sản Việt Nam, Công ty Tài chính CP Hadico, Công ty Tài chính CP Sông Đà thường xuyên không đạt tỷ lệ khả năng chi trả ngay trong năm 2011 [28].
Kết luận chương 2
Công ty Tài chính ra đời trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường,với tư cách là một trung gian tài chính nó góp phần lưu thông, điều tiết luồng vốn trong nền kinh tế. Xác định được vai trò của loại hình tổ chức tín dụng này Nhà nước ta đã ban hành các quy định tương đối đầy đủ về thành lập, hoạt động của Công ty Tài chính. Với xu thế phát triển mạnh mẽ, pháp luật về Công ty Tài chính đã có những bước hoàn thiện, thay đổi tích cực song vẫn không tránh khỏi những tồn tại đòi hỏi cần sửa đổi kịp thời.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật về các Công ty Tài chính vẫn đang tồn tại một số điểm bất cập như những nội dung cụ thể đã được nêu rõ ở chương II2của luận văn. Trên cơ sở những đó cần có cần có những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về Công ty Tài chính ở Việt Nam sẽ được trình bày ở chương III3dưới đây.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về Công ty Tài chính Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa – khu vực hóa với đặc trưng nổi bật là
sự tự do hóa tài chính ngày càng rộng khắp, chi phối mạnh mẽ khuynh hướng và cấu trúc vận động của hệ thống ngân hàng tài chính từng quốc gia. Sự vận động và phát triển không ngừng của các quan hệ xã hội cũng khiến cho các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật về Công ty Tài chính nói riêng, có xu hướng trở nên lạc hậu, lỗi thời.. Thêm vào đó, vì trình độn lập pháp của Việt Nam cũng hạn chế nên ngay trong mỗi quy phạm được ban hành cũng còn chứa đựng những thiếu sót, bất cập. Hơn thế, Công ty Tài chính là một loại hình tổ chức tín dụng mới ra đời, thời gian đi vào hoạt động chưa dài, do vậy không thể tránh khỏi những hạn chế.
Chính những điều đó ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả khi áp dụng quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, không phù hợp với sự biến đổi của xã hội, pháp luật và thông lệ quốc tế. Việc đổi mới các quy định pháp luật đối với các tổ chức tín dụng nói chung và Công ty Tài chính nói riêng là một tất yếu khách quan.
Trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về Công ty Tài chính, cần bảo đảm các yếu tố sau:
- Thứ nhất, phát triển Công ty Tài chính theo đúng vai trò và tầm quan trọng của nó. Hoạt động của các Công ty Tài chính phải đảm bảo sự quan tâm tích cực, đồng bộ và các giải pháp hiệu quả hơn của ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành hữu quan.
- Thứ hai, việc sửa đổi, ban hành, bổ sung pháp luật phải trên cơ sở
đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phải cân nhắc tới mục tiêu khác nhau. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong các quy định của pháp luật về Công ty Tài chính. Quá trình hoàn thiện pháp luật cần dự kiến được nhứng trở ngại phát sinh và tạo tính chủ động, có biện pháp khắc phục kịp thời như về khả năng thực hiện, tâm lý xã hội…
- Thứ ba, phải đảm bảo sự phù hợp với xu hướng quốc tế hóa về hoạt động của các Công ty Tài chính trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Tình hình hiện nay cho thấy, hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ mà còn liên quan đến tổ chức, cá nhân nước ngoài. Quá trình quốc tế hóa, buộc chúng ta trong “luật chơi chung”, chính vì thế các quy phạm pháp luật phải đảm bảo chuẩn mực phù hợp quốc tế, đảm bảo cho quá trình hội nhập của chúng ta không bị chậm so với các nước trong khu vực và có thể vươn ra tầm thế giới.
3.2. Xu hướng phát triển các Công ty Tài chính
Luật Các tổ chức tín dụng nước ta quy định các loại hình Công ty Tài chính với các hình thức sở hữu: Nhà nước, cổ phần của Nhà nước và nhân dân; liên doanh hơn 100% vốn nước ngoài. Điều này cho phép các Công ty Tài chính thành lập theo các loại hình: (1) Các thành viên thuộc các tổng công ty Nhà nước hoặc các Tổ chức tín dụng Việt Nam. (2) Cổ phần gồm các cổ đông là các Tổ chức tín dụng, tổ chức khác và các cá nhân Việt Nam. (3) Liên doanh bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam với bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế trên cơ sở hợp đồng liên doanh. (4) Nước ngoài (100%) bằng vốn góp của một hoặc nhiều Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nước ngoài [22, Điều 87].
Tuy nhiên, cũng giống như việc đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác, để tận dụng được nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có và phù hợp với điều kiện