Vị Trí, Vai Trò Của Công Ty Tài Chính


Như vậy, Công ty Tài chính là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Công ty Tài chính được thực hiện chức năng huy động vốn từ tiền gửi hoặc từ các nguồn vốn khác của các tầng lớp dân cư hoặc của các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính khác trong xã hội để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của mình. Các Công ty Tài chính cũng có thể cho vay vốn dưới hình thức tiền tệ nhưng nghiệp vụ này chỉ hạn chế trong một phạm vi hẹp và không được xem là những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của một Công ty Tài chính.

1.1.2. Đặc điểm của Công ty Tài chính

Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng ở mỗi quốc gia do nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận lại có vị trí và vai trò khác nhau. Ở nước ta hiện nay hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gồm: Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Theo pháp luật hiện hành quy định thì các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay gồm:

- Ngân hàng thương mại;

- Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác, ngân hàng chính sách;

- Qũy tín dụng nhân dân;

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Trong đó có Công ty Tài chính và công ty cho thuê tài chính) [25, Điều 6].

Tuy các Công ty Tài chính được thành lập dưới các hình thức khác nhau với tên gọi và phạm vi hoạt động nghiệp vụ khác nhau nhưng các Công ty Tài chính đều nằm trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Công ty Tài chính mang đầy đủ các đặc trưng của một tổ chức tín dụng nói chung thể hiện ở các điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thứ nhất, Công ty Tài chính là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.


Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 3

Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất. Nó được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hoá khác, làm phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ. Chính do sản phẩm kinh doanh là tiền tệ đã tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa tổ chức tín dụng nói chung và Công ty Tài chính nói riêng với các doanh nghiệp khác. Do các chức năng của mình, tiền tệ là một sản phẩm kinh doanh có tính nhạy cảm với thị trường hơn bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào khác. Mọi biến động của nền kinh tế ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới giá trị đồng tiền và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Chính vì các hoạt động của Công ty Tài chính cũng bị biến động theo,thiếu tính ổn định, mang tính nhạy cảm và rủi ro rất lớn.

- Thứ hai, Công ty Tài chính là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là hoạt động ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt doanh nghiệp là tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác, kể cả các doanh nghiệp có hoạt động ngân hàng không thường xuyên như các công ty bảo hiểm,công ty kinh doanh chứng khoán. Đặc điểm này có ý nghĩa quyết định đến cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với tổ chức và hoạt động của các Công ty Tài chính. Các hoạt động ngân hàng mà Công ty Tài chính được phép thực hiện phần lớn là các hoạt động kinh doanh có các quan hệ kinh doanh kéo dài (có thời hạn trên một năm) vì thế chúng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao. Những tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có tính dây chuyền. Chẳng hạn khi một Công ty Tài chính cho vay không thu hồi được vốn dẫn tới tình trạng không thể thanh toán cho khách hàng khi đến hạn. Điều này có thể gây tâm lý hoang mang cho không chỉ khách hàng của Công ty Tài


chính đó mà cả các khách hàng của các tổ chức tín dụng khác, dẫn đến hiện tượng khách hàng đồng loạt tới các tổ chức tín dụng rút tiền gửi, đẩy các tổ chức tín dụng vào tình trạng thiếu khả năng chi trả…gây ra sự mất ổn định cho cả nền kinh tế.

- Thứ ba, Công ty Tài chính là loại hình doanh nghiệp chịu sự quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và thuộc phạm vi áp dụng pháp luật ngân hàng.

Theo phân cấp quản lý của Nhà nước, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực nào sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ, ban, ngành chuyên trách lĩnh vực ấy. Các tổ chức tín dụng và các hoạt đông ngân hàng trong nền kinh tế chịu sự quản lý của của Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là dấu hiệu nhận dạng tổ chức kinh tế là Công ty Tài chính. Tuỳ thuộc vào các đặc thù trong hoạt động kinh doanh, tính chất sở hữu của từng Công ty Tài chính Nhà nước có các quy định pháp luật riêng cho từng loại hình Công ty Tài chính.

Tuy vậy, Công ty Tài chính có những đặc điểm riêng mà dựa vào đó có thể nhận biết, phân biệt chúng với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Sự phân biệt này là cần thiết và quan trọng vì trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau. Do đó phạm vi hoạt động mà pháp luật quy định cho từng loại hình Tổ chức tín dụng cần rõ ràng để tránh sự chồng chéo, khiến cho hiệu quả mà chúng mang lại cho nền kinh tế bị giảm sút. Sự phân biệt ranh giới, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của từng loại hình tổ chức tín dụng cũng giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý, có các biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Từ đó đảm bảo cho một hệ thống tài chính lành mạnh, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường non trẻ ở nước ta hiện nay.

Có thể phân biệt Công ty Tài chính với các loại hình tổ chức tín dụng hiện hành khác ở nước ta hiện nay bởi các đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất, trên thực tế các Công ty tài chính không nhận tiền


gửi của của tổ chức, cá nhân trong xã hội với thời gian ngắn hạn hoặc không kỳ hạn và dưới hình thức mở tài khoản. Nguồn vốn chủ yếu để cấp tín dụng của Công ty tài chính chủ yếu là vốn tự có hoặc vốn huy động thông qua phát hành các công vụ nợ dài hạn hoặc vay từ các tổ chức khác.

- Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt Tổ chức tín dụng là ngân hàng với Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là hoạt động nhận tiền gửi không kỳ hạn và dịch vụ thanh toán.Với tính chất là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng Công ty Tài chính được pháp luật quy định phạm vi thực hiện các giao dịch ngân hàng hẹp hơn so với Tổ chức tín dụng là ngân hàng.

Trong khi Công ty Tài chính chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như nội dung kinh doanh thường xuyên thì các Tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan. Tổ chức tín dụng là ngân hàng được huy động vốn bằng tất cả các loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm... trong khi đó tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn trên một năm. Công ty Tài chính cũng không được thực hiện dịch vụ thanh toán như Ngân hàng. Nghĩa là không được phép cung ứng các phương tiện thanh toán, không được thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, không được thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ...

- Thứ hai, hình thức cấp tín dụng.

Mỗi loại hình tổ chức tín dụng khi thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng đều có những đặc trưng riêng. Các tổ chức tín dụng là Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng khi thực hiện hoạt


động cấp tín dụng thì hình thức cấp tín dụng là không giống nhau. Ngay trong các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các hình thức thực hiện hoạt động cấp tín dụng cũng khác nhau. Công ty cho thuê tài chính thực hiện cấp tín dụng thông qua phương thức cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Các hoạt động này thực hiện trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Trong khi đó, Công ty Tài chính cấp tín dụng dưới hình thức các khoản vốn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay tiêu dùng bằng hình thức chi vay mua trả góp…Những khoản tín dụng này đươc Công ty Tài chính cấp cho những khách hàng của mình thông qua các hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, về mức vốn pháp định

Công ty Tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của Công ty Tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành danh mục mức vốn pháp định của các Tổ chức Tín dụng ngày 22/11/2006 (Nghị định 141/2006/NĐ-CP), Công ty Tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định này có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; Công ty Tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Thứ tư, về loại hình hoạt động

Nghị định số 79/2002/NĐ-CP phân chia Công ty Tài chính thành các loại: Công ty Tài chính nhà nước, Công ty Tài chính cổ phần, Công ty Tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài.

Thứ năm, Thời hạn hoạt động


Theo quy định tại Thông tư số 06/2002/TT-NHNN ngày 23/12/2002 thì thời hạn hoạt động của Công ty Tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời gian hoạt động của các Ngân hàng thương mại thì không hạn chế [30, tr.2].

Thứ sáu, Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại

Xét ở khía cạnh nào đó, các Công ty Tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và Công ty Tài chính nước ngoài mới được thành lập Công ty Tài chính liên doanh và Công ty Tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập Công ty Tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì Công ty Tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các Công ty Tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn.

Một trong những hạn chế của các Công ty Tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Tuy vậy, các Công ty Tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán,


thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp Công ty Tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại.

Như vậy, có thể thấy lợi ích của Công ty Tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một Công ty Tài chính. Công ty Tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, Công ty Tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ Công ty Tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn. [30, tr.3].

Thứ bảy, mức độ can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của Công ty tài chính ở mức độ không sâu như đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại. Điều đó đã có cơ hội cho Công ty tài chính linh hoạt hơn trong hoạt động của mình.

Tóm lại, do nhu cầu của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự hình thành của nhiều loại hình tổ chức tín dụng với tên gọi, phạm vi và mục tiêu hoạt động khác nhau. Mỗi loại hình đều được pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động rõ ràng, tránh sự chồng chéo, tạo nên một hệ thống tín dụng thống nhất, giúp Nhà nước kiểm soát có hiệu quả các hoạt động tài chính và các hoạt động kinh tế xã hội.

1.2. Vị trí, vai trò của Công ty Tài chính

1.2.1. Vị trí của Công ty Tài chính

Công ty Tài chính là một loại hình trung gian tài chính. Cùng với các loại hình trung gian tài chính khác tạo nên kênh dẫn vốn gián tiếp (hay kênh


tài chính gián tiếp) có chức năng dẫn vốn từ người sở hữu vốn sang người sử dụng vốn bằng cách tập hợp các khoản vốn nhàn rỗi lại rồi cho vay. Kênh tài chính gián tiếp lại kết hợp với kênh dẫn vốn trực tiếp (thị trường tài chính) tạo nên một khâu quan trọng của hệ thống tài chính. Đến lượt nó, khâu tài chính này lại kết hợp với 3 khâu tài chính cơ bản là tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính hộ gia đình để tạo nên một hệ thống tài chính hoàn bị. Như vậy, Công ty Tài chính là một bộ phận để cấu thành của hệ thống tài chính của một quốc gia.

Hoạt động của các Công ty Tài chính đồng thời còn góp phần làm phong phú thêm các dịch vụ tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của thị trường tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Như vậy, có thể thấy, khi nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của trung gian tài chính càng quan trọng. Bên cạnh các trung gian tài chính khác, Công ty Tài chính cũng góp phần tạo thêm một kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân...

1.2.2. Vai trò của các Công ty Tài chính

Một là, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo vốn cho nền kinh tế.

Nó cho phép sử dụng triệt để các nguồn vốn mà các công ty này đang nắm giữ. Đồng thời nó còn huy động thêm một lượng vốn quan trọng trong nền kinh tế vào quá trình lưu thông hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế, cùng với các định chế khác hoạt động kinh doanh tiền tệ của các định chế phi tài chính này làm phong phú thêm thị trường tài chính, làm sôi động thị trường tài chính tạo ra nguồn vốn lớn làm cho các doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hai là, thúc đẩy hoạt động các ngân hàng thương mại mở rộng và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Khi có nhiều định chế khác cùng hoạt động kinh

Ngày đăng: 18/12/2023