Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao của thế giới, trong sự phát triển vượt bậc ấy, không thể không kể đến công lao của các kênh lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế. Các kênh tài chính này đóng vai trò to lớn trong việc phân phối hiệu quả các nguồn lực kinh tế từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng kéo theo sự phát triển của cả hệ thống tài chính nói chung và của thị trường tài chính, trung gian tài chính nói riêng. Tài chính- ngân hàng trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều thời cơ, lợi nhuận, nhưng cũng chứa không ít rủi ro. Thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện của nước ta thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, hình thành nên làn sóng các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, các Doanh nghiệp, Công ty xin thành lập các trung gian tài chính. Bên cạnh các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm…, Công ty Tài chính là một định chế tài chính được rất nhiều các tổng công ty trong nước và các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới quan tâm đầu tư và xin thành lập. Vậy Công ty Tài chính là gì? Cơ cấu tổ chức hoạt động được vận hành của Công ty Tài chính theo Pháp luật Việt Nam có gì đặc thù? Những quy định nào cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật, góp phần với sự phát triển lớn mạnh và bền vững của các Công ty Tài chính và cả nền kinh tế Việt Nam?

Luật Các tổ chức tín dụng cũng đề cập nhưng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và quy định rất chung chung về hoạt động của Công ty Tài chính. Nghị định số 79/2002/NĐ-CP về “tổ chức và


hoạt động của Công ty tài chính” được Chính phủ ban hành ngày 4/10/2002 và đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Thông tư 06/2002/TT-NHNN ngày 23/12/2002 của Ngân hàng Nhà nước, Nghị định 81/2008/NĐ-CP ngày 29/07/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP là một bước ngoặt để các Công ty Tài chính phần nào đủ sức cạnh tranh với khối chính ngân hàng. Gần đây nhất, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của Công ty Tài chính và Công ty cho thuê Tài chính ngày 07/05/2014 có hiệu lực kể từ ngày 25/06/2014 thay thể Nghị định 79/2002/NĐ-CP đã có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về các hoạt động của Công ty Tài chính đề phù hợp với Pháp luật và tình hình phát triển của nước ta.

Tuy nhiên, mô hình hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có môi trường pháp lý và định hướng rõ ràng. Có thể nói, văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về Công ty Tài chính có giá trị pháp lý không cao, đồng thời những quy định trong các văn bản pháp luật về Công ty Tài chính vẫn chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với thực tiễn kinh, thiếu những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Những bất cập, vướng mắc này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về Công ty Tài chính, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp hoạt động của các Công ty Tài chính diễn ra an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Việc chọn đề tài "Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam” là có ý nghĩa thiết thực cả lý thuyết lẫn thực tiễn góp phần đóng góp vào sự hoạt động có hiệu quả của các Công ty Tài chính.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam - 2

2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận Pháp luật về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam, đồng thời xem xét, đánh giá về


thực trạng hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và bản chất pháp luật của các Công ty Tài chính, từ đó làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn đưa ra những mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu có hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động của Công ty Tài chính.

- Nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam, về mô hình tổ chức, quản trị, điều hành và kiểm soát cũng như thực tiễn hoạt động, áp dụng pháp luật của các Công ty Tài chính ở Việt Nam

- Đề xuất những giải pháp cơ bản để hoàn thiện hơn nữa mô hình Công ty Tài chính, kiến nghị hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam để phù hợp hơn với tình hình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Mô hình hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam còn mới mẻ sơ khai chưa có môi trường pháp lý và định hướng rõ ràng. Thiếu những văn bản pháp quy hoàn chỉnh và đồng bộ, có một số văn bản pháp quy đến nay đã không còn phù hợp. Với thực tế phát triển nền kinh tế và thị trường tài chính cùng với việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì các Công ty Tài chính đều mong muốn có một hành lang pháp lý rộng rãi sát với thực tiễn trong nước và quốc tế hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật quốc gia về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp được đưa ra có tác dụng khuyến khích sự phát triển của các Công ty Tài chính ở Việt Nam.


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh phương thức hoạt động của các Công ty Tài chính, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, khuyến khích sự phát triển của các Công ty Tài chính ở Việt Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Trong luận văn này, chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu tất cả các vấn đề về pháp lý liên quan đến Công ty Tài chính ở Việt Nam, mà chỉ tập trung nghiên cứu khía cạnh pháp lý, cơ sở lý luận mô hình hoạt động, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của các Công ty Tài chính ở Việt Nam. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam.

5. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, diễn giải, suy diễn lôgic...

76. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính

Chương 2:Thực trạng pháp luật về hoạt động của Công ty Tài chính ở Việt Nam.

Chương 3:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của công ty ở Việt Nam.


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀNHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNCƠ BẢN VỀ CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.1. Khái niệm Công ty Tài chính

1.1.1. Sự ra đời của Công ty Tài chính

Trên thế giới, thuật ngữ “Công ty Tài chính” không còn gì mới lạ, các nhà tư bản đã quá quen với các hoạt động, cũng như vai trò của nó trên thị trường tài chính, tiền tệ. Công ty Tài chính cùng các trung gian tài chính khác có tầm quan trọng rất lớn và được coi như là xương sống của nền kinh tế.

Có thể khẳng định rằng Công ty Tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường. Sự ra đời và phát triển của Công ty Tài chính làm cho hệ thống tài chính trở nên phong phú, đa dạng, linh hoạt và hoàn chỉnh hơn.

Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất cứ nền kinh tế nào luôn xuất hiện tình trạng trong cùng một thời điểm, xã hội tồn tại người thừa vốn và người thiếu vốn hoặc kinh doanh không hiệu quả bằng mang vốn cho người khác vay. Trong khi người có vốn nhàn rỗi không có khả năng sản xuất, kinh doanh thì người thiếu vốn lại rất mong muốn được đầu tư kinh doanh mà tình trạng tài chính không cho phép. Tuy ở hai đầu thái cực song họ gặp nhau ở một điểm đó là cùng hướng tới sự phát triển quy mô vốn và thu được lợi ích tối đa từ những gì mình nắm giữ. Theo các quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá, mối quan hệ cung cầu về vốn nảy sinh giữa người cho vay (người thừa vốn) và người đi vay (người thiếu vốn). Sự dịch chuyển ban đầu có tính tự phát diễn ra trực tiếp giữa hai bên do vậy hiệu quả không cao, tốn kém cả về chi phí và thời gian. Thêm vào đó sự thiếu chuyên nghiệp dễ dẫn tới rủi ro cho người có vốn cho vay. Thực tế đòi hỏi một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp đóng vai trò trung gian giữa người có vốn và người đi vay. Từ yêu cầu khách quan này các trung gian tài chính đã được sinh ra, hoạt động có tổ


chức, với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nó bao gồm các tổ chức nhận tiền gửi (như: ngân hàng, Công ty Tài chính, quỹ tín dụng nhân dân...), các công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí... Với chức năng luân chuyển và điều tiết lượng vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn, các trung gian tài chính đã góp phần khơi thông dòng chảy, giúp nền kinh tế vận động nhịp nhàng và có hiệu quả cao hơn.

Trong các trung gian tài chính các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng với chức năng cơ bản là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay. Các tổ chức này sẽ trả lãi suất cho người gửi tiền và tính lãi cao hơn đối với khách hàng cho vay tiền. Khoản chênh lệch giữa hai loại lãi suất này được sử dụng một phần để bù đắp chi phí hoạt động của các tổ chức, phần còn lại là lợi nhuận.

Có thể nói sự ra đời của các trung gian tài chính, trong đó có Công ty Tài chính là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, nó tồn tại và hoạt động tuân theo các quy luật của nền kinh tế với chức năng luân chuyển và điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Ở Việt Nam, so với hệ thống Ngân hàng thì Công ty Tài chính là một hình thức trung gian tài chính khá mới mẻ. Sự ra đời hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được đánh dấu bằng sắc lệnh số 15/SL ngày 06/5/1951 do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký. Kể từ khi thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tới nay hệ thống Ngân hàng đã được phân chia thành Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý điều tiết nền kinh tế tiền tệ và các Ngân hàng chuyên doanh khác.

Trong khi đó, Công ty Tài chính chỉ mới được chính thức thừa nhận thông qua Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty Tài chính do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 24/5/1990. Theo đó “Công ty Tài chính, công ty quốc doanh hoặc cổ phần hoạt động chủ yếu là cho vay để mua bán hàng hóa dịch vụ


bằng nguồn vốn của mình hoặc vay trong dân cư” [8, Điều 1].

Cũng giống Công ty Tài chính của các nước trên thế giới, Công ty Tài chính ở Việt Nam cũng được hình thành dưới tác động của điều kiện kinh tế thị trường. Nghị quyết Đại hội Đảng VI (1986) đã mở ra hướng đi mới cho toàn nền kinh tế nước ta; chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường,đa dạng hóa các hình thức sở hữu và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển. Từ đó một trong những vấn đề mới nảy sinh là sự gia tăng quá trình điều tiết lượng vốn tiền tệ từ khu vực phi sản xuất vào khu vực sản xuất cũng như giữa các khu vực sản xuất với nhau.

Những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho thấy mức độ khát vốn nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, hình thức, thành phần đều thiếu vốn. Nhu cầu điều tiết vốn trên thị trường làm nảy sinh hàng loạt các quỹ tín dụng với rất nhiều điểm tương đồng với Công ty Tài chính là huy động tiền gửi trong dân cư và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

Ở thời điểm này cũng đã xuất hiện các tổ chức “hụi” (miền Nam) “họ” (miền Bắc) tồn tại bất hợp pháp, song đã thu hút đông đảo người dân tham gia với lượng vốn lên tới hàng tỷ đồng bởi các tổ chức này đã đáp ứng được một phần nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của họ. Sự tồn tại của các tổ chức này tuy là một hiện tượng khách quan nhưng do tự phát, không có sự quản lý của Nhà nước nên đã gây nên nhiều bất ổn và lộn xộn trong nền kinh tế.

Đến những năm 90 của thế kỷ XX hầu hết các quỹ tín dụng, hụi, họ đều bị đổ vỡ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Nền tài chính-ngân hàng sau cú sốc lớn đó cần được tổ chức và quản lý lại một cách chặt chẽ. Bên cạnh các ngân hàng, các Công ty Tài chính ra đời là trung gian tài chính tích cực giúp lưu thông nguồn vốn một cách nhanh


chóng, hiệu quả.

Cùng sự lớn mạnh của nền kinh tế, sự biến chuyển của thị trường trong nước và quốc tế năm 1997, Quốc hội nước ta đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng quy định về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở Việt Nam. Tại Luật các tổ chức tín dụng 2010ngày 12/12/1997Công ty Tài chính chưa được định nghĩa đầy đủ, song được xếp vào tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức tín dụng phi nn hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngânhàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhânvà cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tíndụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính vàcác tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. [Tổ chức tín dụng phi ngân hàng làloại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như lànội dung kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kỳhạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồmCông ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngânhàng khác.Tiếp đó để cụ thể hóa cách thức tổ chức và phạm vi hoạt động của Công ty Tài chính, năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2002/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính (Nghị định số 79/2002/NĐ-CP). Theo đó, Công ty Tài chính đã được định nghĩa đầy đủ tại Điều 2 của Nghị định này:

Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm [2, Điều 2].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023