Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


PHẠM THỊ THU TRANG


PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Hà Nội - 2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 1


PHẠM THỊ THU TRANG


PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành : Luật kinh tế

Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Toàn


Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Phạm Thị Thu Trang


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cp thiết ca đtài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Tình hình nghiên cứu và tính mới của kết quả luận văn 3

6. Bố cục của đề tài 4

CHƯƠNG 1- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN CỦA TỐ CHỨC TÍN DỤNG 5

1.1. Những vấn đề chung về bao thanh toán 5

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm 5

1.1.2. Lợi ích của các bên khi sử dụng bao thanh toán 12

1.1.3. Các loại hình bao thanh toán 20

1.2. Sự cần thiết và nhận diện mô hình pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán 25

1.2.1. Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quan hệ bao thanh toán 25

1.2.2. Nhận diện mô hình hoạt động bao thanh toán ở một số nước trên thế giới và khái niệm pháp luật bao thanh toán 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VỀ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM 33

2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam 33

2.1.1. Cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, phân loại và phương thức bao thanh toán theo pháp luật Việt Nam 33

2.1.2. Chủ thể của quan hệ bao thanh toán 36

2.1.3. Đối tượng của quan hệ bao thanh toán 39

2.1.4. Hợp đồng bao thanh toán 41

2.1.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên 48

2.1.6. Quy trình hoạt động bao thanh toán 52

2.1.7. Phí dịch vụ bao thanh toán 54

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nước ta hiện nay. 56

2.3. Một số khó khăn vướng mắc trong pháp luật, nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam 59

2.3.1. Một số bất cập trong Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN 59

2.3.2. Nhận thức về bao thanh toán còn tương đối mới mẻ 61

2.3.3. Chi phí bao thanh toán khá cao gây e ngại cho các doanh nghiệp61

2.3.4. Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng

................................................................................................................. 61

2.3.5. Hạn chế của trình độ hiểu biết về luật pháp, điều ước và tập quán quốc tế 62

2.3.6. Quan hệ với thị trường nước ngoài còn hạn chế 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VÀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 65

3.1. Đánh giá những thuận lợi để phát triển hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam hiện nay 65

3.1.1. Bao thanh toán nội địa 65

3.1.2. Bao thanh toán quốc tế 66

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động bao thanh toán ở nước ta 68

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 68

3. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán

................................................................................................................. 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87

KẾT LUẬN CHUNG 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


BTT : Bao thanh toán (Factoring)


CIC : Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước D/A : Document against Acceptance (Nhờ thu trả chậm) DN : Doanh nghiệp

D/P : Document against Payment (Nhờ thu) ĐVBTT : Đơn vị bao thanh toán

FCI : Factors Chain International (Mạng lưới Bao thanh toán quốc tế).

HĐ : Hợp đồng KH : Khách hàng

KPT : Khoản phải thu


L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng) NH : Ngân hàng

NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NK : Nhập khẩu

TSBĐ: Tài sản bảo đảm


T/T : Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện) XK : Xuất Khẩu

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Doanh thu của BTT nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR) 60

Biểu đồ 2.2. Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR) 61


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đây là con đường đầy gian nan và khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá thì cơ hội và thách thức càng lớn. Đứng trước những đòi hỏi của nền kinh tế năng động là sự đòi hỏi một cơ chế hoạt động nhạy bén và chuẩn mực. Do đó, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung cần đưa ra những chính sách hợp lý và khả thi. Nhất là phải theo kịp các nước phát triển về công nghệ và dịch vụ.

Đồng thời, với việc mở rộng các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương, tham gia các tổ chức quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam trong việc phát triển kinh doanh hàng hóa dịch vụ ngoại thương. Mặt khác, việc tham gia các tổ chức, các nhóm, khối tài chính quốc tế cũng tạo cho Việt Nam những áp lực nhất định về nhiều mặt như: hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, lành mạnh hệ thống tài chính,…Hiện tại ở Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán mới được hình thành và chủ yếu là bao thanh toán trong nước. Chính vì thế, trong quá trình hội nhập, bao thanh toán là một trong những sản phẩm mà chúng ta phải áp dụng để bắt kịp với tốc độ phát triển chung, đặc biệt là mảng bao thanh toán quốc tế.

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây được xem như một hình thức trợ vốn cho người bán hàng nhằm đảm bảo


1

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 18/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí