Cho vay thông thường | |
Thu nợ từ bên mua hàng. | Thu nợ từ bên đi vay. |
Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và các khoản phải thu của bên mua. | Ngân hàng theo dõi và kiểm tra tinh hình sử dụng vốn của bên đi vay. |
Bên bán không cần lập phương án kinh doanh | Bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ. |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 1
- Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay - 2
- Lợi Ích Của Các Bên Khi Sử Dụng Bao Thanh Toán
- Nhận Diện Mô Hình Hoạt Động Bao Thanh Toán Ở Một Số Nước Trên Thế Giới Và Khái Niệm Pháp Luật Bao Thanh Toán
- Phân Loại Các Hình Thức Bao Thanh Toán Theo Pháp Luật Việt
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Đơn Vị Bao Thanh Toán
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Đối với cho vay thông thường, bên đi vay phải lập phương án kinh doanh, ngân hàng kiểm tra và thẩm định kĩ, đồng thời phải có tài sản đảm bảo, tuy nhiên đối với bao thanh toán, bên bán không cần lập phương án kinh doanh, thủ tục đơn giản tiết kiệm được thời gian và chi phí, tài sản đảm bảo cũng chính là các khoản phải thu.
1.1.2.4. Đối với các quốc gia áp dụng BTT
BTT có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế trong điều kiện quốc gia đó còn nhiều hạn chế về Luật thương mại và thực thi Luật thương mại, hệ thống luật phá sản và kinh nghiệm quản lý.
Đối với những quốc gia áp dụng BTT, sự hạn chế về pháp luật, hành lang pháp lý vững chắc và trình độ kinh nghiệm là trở ngại lớn cho hoạt động giao thương trong và ngoài nước. Đăc biệt là trong hoạt động giao thương quốc tế, các bên bán rất hạn chế giao dịch với đối với bên mua tại các quốc gia có Luật thương mại yếu kém vì cơ sở giao dịch không được bảo đảm. Điều này đồng nghĩa với sự phát triển của quốc gia đó gặp nhiều hạn chế, sự hấp dẫn đầu tư cũng giảm sút. Thông qua việc áp dụng BTT, vấn đề này được cải thiện rất nhiều. Với vai trò hoạt động của mình, các
đơn vị BTT phải có trách nhiệm tư vấn, kiểm tra những nghiệp vụ mua bán chung nhằm đảm bảo có thể kiểm soát theo dõi chặt chẽ khoản phải thu trong tương lai và loại trừ được nợ xấu. Điều này cũng góp phần cải thiện hình ảnh của bên mua tại những quốc gia có Luật thương mại kém đối với bên bán, nhờ vào sự đảm bảo về mặt tài chính và uy tín của các đơn vị BTT (thông thường là các NH hay các công ty tài chính chuyên nghiệp). Việc áp dụng sản phẩm BTT thường xuyên và hiệu quả sẽ giúp tăng cao lợi thế cạnh tranh và thu hút giao thương quốc tế. BTT đem lại lợi thế đối với việc tài trợ các khoản phải thu giữa các quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa như hiện nay thì việc giao thương mua bán giữa các quốc gia, giữa các công ty của quốc gia này với các công ty của các quốc gia khác, khu vực khác là điều rất thường xuyên. Thông qua sản phẩm BTT, quốc gia của bên bán có thể tăng cường tài trợ trực tiếp cho bên bán để tăng cường phát triển kinh tế nhưng đồng thời đảm bảo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Ngoài ra, chính phủ các nước có thể tham gia tài trợ qua các liên minh BTT quốc tế nhằm tăng cường cơ hội giao thương quốc tế và củng cố vị thế đất nước trong khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung. Điển hình nhất cho liên minh BTT quốc tế là tổ chức FCI (mạng lưới BTT quốc tế). Tổ chức này được thành lập năm 1968 và phát triển thành mạng lưới BTT lớn nhất thế giới. Khái niệm FCI được hình thành trên cơ sở sự hiểu biết khu vực sở tại và sự năng động về cách tiếp cận. Mỗi nước hoạt động theo một cách riêng, nhạy cảm với tập quán và văn hóa sở tại, bổ sung một khía cạnh độc đáo cho hoạt động BTT quốc tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là đều sử dụng một hệ thống thông tin liên lạc tiêu chuẩn hoạt động theo quy tắc hành nghề toàn cầu. Các thành viên trong FCI phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về năng lực tài chính và tiêu chuẩn dịch vụ cao. [4]
19
1.1.3. Các loại hình bao thanh toán
1.1.3.1. Phân loại theo phạm vi địa lý
1.1.3.1.1. BTT trong nước:
BTT trong nước là dịch vụ BTT được cung cấp cho người bán và người mua ở trong cùng một quốc gia, có hoạt động mua bán hàng hóa/ dịch vụ diễn ra trong phạm vi địa giới hành chính của một quốc gia.
1.1.3.1.2. BTT quốc tế:
BTT quốc tế là dịch vụ BTT được cung cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán hàng vượt qua địa giới của một quốc gia.
Về cơ bản, trình tự của dịch vụ BTT quốc tế cũng tương tự như trình tự của dịch vụ BTT trong nước. Điểm khác biệt là khả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lý (hai đơn vị BTT đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu). Các đại lý thường có trụ sở tại nước của người xuất khẩu và nước của người nhập khẩu. BTT quốc tế thường được chia làm hai loại: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu.
BTT NK trực tiếp là dịch vụ BTT mà trong đó người XK chuyển nhượng các khoản phải thu cho một ĐVBTT ở nước người NK. Đây là dịch vụ BTT thường xuyên được áp dụng trong trường hợp dung lượng XK lớn đối với một nước NK cụ thể. Phương án này rẻ và tiết kiệm thời gian thu nợ nhưng không phục vụ mục đích cung cấp tài chính cho người XK. ĐVBTT chỉ cung cấp dịch vụ thu nợ và bảo hiểm rủi ro khi người NK mất khả năng thanh toán.
BTT XK trực tiếp là dịch vụ BTT mà người XK chuyển nhượng nợ
cho một ĐVBTT ở ngay nước người XK. ĐVBTT cung cấp chức năng tài trợ và bảo hiểm rủi ro khi người NK mất khả năng thanh toán để bảo hiểm rủi ro, ĐVBTT phải mua bảo hiểm tín dụng của công ty bảo hiểm. Ưu điểm của loại BTT này là chi phí thấp, liên lạc giữa người XK và ĐVBTT chặt chẽ, nhưng nhược điểm là khả năng nắm bắt thông tin về người NK, luật pháp và tập quán của nước NK kém. Trên thực tế, việc khó liên lạc với người NK, rủi ro tín dụng và tranh chấp phát sinh là những vấn đề nghiêm trọng trong thanh toán XK nên chi phí của loại BTT này thực ra có thể không rẻ chút nào. Thông thường, BTT XK trực tiếp chỉ áp dụng đối với các thị trường XK láng giềng.
1.1.3.2. Phân loại theo chức năng hoạt động
1.1.3.2.1. Chiết khấu hóa đơn (invoice discounting):
Chiết khấu hóa đơn là dịch vụ BTT chỉ cung cấp chức năng tài trợ (tạm ứng trước) mà không cung cấp các chức năng còn lại. Người bán tự theo dõi sổ sách bán hàng, thu nợ từ người mua, và chuyển tiền thanh toán cho ĐVBTT. Người bán tự chịu rủi ro khi người mua không thanh toán. Đôi khi, người ta còn gọi chiết khấu hóa đơn là BTT kín vì người mua không hề hay biết về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT.
1.1.3.2.2. BTT trung gian:
BTT trung gian tương tự như dịch vụ chiết khấu hóa đơn, nhưng người mua được thông báo về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT để tăng mức độ an toàn cho ĐVBTT. Sở dĩ nó được gọi là BTT trung gian vì người bán hàng đứng ra làm trung gian giữa người mua và ĐVBTT để theo dõi sổ sách bán hàng và thu nợ từ người mua hàng. Trong một số trường hợp, người mua được yêu cầu thanh toán trực
21
tiếp cho ĐVBTT. Thường thì hình thức này được sử dụng đối với người bán hàng có nhiều người mua hàng nhỏ nhưng không đủ tiên chuẩn để sử dụng dịch vụ chiết khấu hóa đơn. Một biến tấu của BTT trung gian là ĐVBTT theo dõi sổ sách bán hàng nhưng cho phép người bán thực hiện chức năng thu nợ.
1.1.3.2.3. BTT đến hạn:
BTT đến hạn là dịch vụ BTT cung cấp tất cả các chức năng BTT trừ chức năng tài trợ.
1.1.3.2.4. BTT thu hộ:
BTT thu hộ là dịch vụ BTT chỉ cung cấp chức năng thu hộ các khoản thu phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định trước ngày ĐVBTT đồng ý cung cấp dịch vụ. Người bán có trách nhiệm theo dõi sổ sách và thu nợ cho tới tận ngày đó. ĐVBTT chỉ thu hộ tất cả các khoản phải thu hiện có tại thời điểm đồng ý cung cấp dịch vụ và sẽ không thu những khoản phải thu phát sinh sau thời điểm này.
1.1.3.2.5. BTT có truy đòi:
BTT có truy đòi là dịch vụ BTT có tất cả các chức năng BTT trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nếu các khoản phải thu (đã được chuyển nhượng) đến hạn mà ĐVBTT không đòi được từ người mua hàng thì ĐVBTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước/ thanh toán cho người bán hàng.
1.1.3.2.6. BTT miễn truy đòi:
BTT miễn truy đòi là dịch vụ BTT cung cấp chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng, ĐVBTT phải chịu rủi ro không thu được tiền thanh toán với điều kiện không có tranh chấp giữa người bán và người mua. ĐVBTT
không có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước/thanh toán cho người bán hàng và phải thanh toán đầy đủ 100% trị giá hóa đơn. Dịch vụ BTT đầy đủ và BTT đến hạn chính là BTT miễn truy đòi.
1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi áp dụng đối với người mua/bán
1.1.3.3.1. Theo phạm vi áp dụng BTT đối với số lượng hóa đơn của 1 người bán:
- BTT toàn bộ:
BTT toàn bộ là dịch vụ BTT áp dụng đối với toàn bộ các hóa đơn thương mại phát hành ra của một người bán hàng hoặc toàn bộ hóa đơn thương mại của người bán hàng phát ra để đòi tiền một hoặc một số người mua hàng.
- BTT một phần:
BTT một phần là dịch vụ BTT áp dụng đối với một số hóa đơn phát hành của người bán hàng đòi tiền một hoặc một số người mua hàng.
1.1.3.3.2. Theo phạm vi giao dịch của ĐVBTT với người mua:
- BTT kín:
BTT kín là dịch vụ BTT cung cấp cho người bán, nhưng người mua không hay biết về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT. Người mua thanh toán tiền hàng cho người bán hàng như thông lệ và người bán chuyển số tiền hàng này cho ĐVBTT. Một biến tấu của BTT kín là sự kết hợp giữa chức năng tài trợ và chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng.
- BTT công khai:
BTT công khái là dịch vụ BTT được cung cấp cho người bán, đồng
23
thời người mua được thông báo về việc người bán chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT. Người mua thanh toán số tiền hàng trực tiếp cho ĐVBTT.
1.1.3.4. Phân loại theo sự liên kết hoạt động
BTT giáp lưng: là một thỏa thuận phù hợp nhất đối với các khoản nợ giữa các nhà phần phối độc quyền (đồng thời là người NK) và nhà cung cấp sản phẩm (người XK). Người XK vẫn ký hợp đồng bình thường với ĐVBTT XK. Nhưng giữa ĐVBTT NK và nhà phân phối (nhà NK) tồn tại một hợp đồng BTT độc lập, trong đó quy định quyền bù trừ giữa những khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng trong nước của nhà phân phối và các khoản nợ của nhà phân phối (người NK) đối với người XK (người cung cấp bán hàng). Điều này có nghĩa ĐVBTT NK đồng thời cung cấp dịch vụ BTT trong nước cho nhà phân phối.
1.1.3.5. Phân loại theo thời gian
1.1.3.5.1. BTT ứng trước:
BTT ứng trước là loại hình BTT theo đó đơn vị BTT chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% giá trị hóa đơn).
1.1.3.5.2. BTT khi đến hạn:
BTT khi đến hạn là loại BTT theo đó đơn vị BTT sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua của các khoản BTT khi đáo hạn.
1.2. Sự cần thiết và nhận diện mô hình pháp luật điều chỉnh quanhệ bao thanh toán
1.2.1. Sự cần thiết về pháp luật điều chỉnh quan hệ bao thanh toán
Ngoài những lợi ích nhiều mặt của BTT, hoạt động này cũng tồn tại những mặt trái đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi lẽ, đây là hình thức thanh toán không cần sử dụng đến hối phiếu hay L/C, hai bên mua và bán chỉ cần bàn bạc ký kết hợp đồng với nhau với điều khoản thanh toán thông qua tổ chức BTT hoặc NH với nghiệp vụ BTT. Bất kỳ một nghiệp vụ nào cũng có rủi ro của nó, BTT cũng thế nó cũng có những rủi ro tác nghiệp. Rủi ro trong nghiệp vụ này cho khách hàng chúng ta có thể nhận thấy được từ các bên như sau:
Trong hình thức tài trợ BTT này khách hàng có thể là người mua, người NK hoặc người bán, người XK. Vì thế rủi ro khách hàng là rủi ro phát sinh từ phía người mua và người bán.
Trong nghiệp vụ BTT miễn truy đòi, người bán (nhà XK) hầu như không chịu rủi ro phát sinh vì đã bán toàn bộ khoản nợ cho NH. Trong nghiệp vụ BTT có truy đòi thì bên XK vẫn còn chịu trách nhiệm hay chịu rủi ro từ phía nhà NK. Khi nhà NK mất khả năng thanh toán, bên XK có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã ứng trước cho tổ chức BTT.
Đối với người mua sẽ chịu rủi ro từ phía người bán gây ra chẳng hạn như hàng hoá giao không đúng chất lượng, không đúng quy cách.
Trong nghiệp vụ BTT, NH là người chịu hoàn toàn rủi ro do đã mua lại các KPT từ người bán. Những rủi ro NH thường gặp có thể kể đến như sau:
Người bán bán toàn bộ KPT cũng đồng nghĩa với việc chuyển giao
25