Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở VIỆT NAM


2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch

2.1.1. Những ưu điểm của pháp luật trong bảo vệ tài nguyên du lịch

Như đã đề cập ở Chương 1, thời gian qua công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, và trên thực tế hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này đã và đang phát huy được những tác dụng nhất định trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ quá trình con người tác động vào các nguồn tài nguyên du lịch. Sự đóng góp của pháp luật trong công tác bảo vệ tài nguyên du lịch được xem xét từ cả hai góc độ: Những đóng góp chung và đóng góp đối với từng nguồn tài nguyên, cụ thể:

2.1.1.1. Những đóng góp chung của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên

du lịch có hiệu lực pháp lý cao, đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên du lịch, nhờ đó mà hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên du lịch được nâng cao rõ rệt, trong đó nổi bật nhất là Luật Du lịch năm 2005. Sự ra đời của đạo luật này khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý; tạo cơ sở cho việc Nhà nước ban hành các chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch; cùng với đó là việc triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án... rộng khắp trên phạm vi cả nước. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; cơ sở hạ tầng, các trung tâm, điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu giải trí được khuyến khích đầu tư; các tuyến du lịch và các loại hình du lịch đa dạng phát triển nhanh chóng… đã thực sự tạo ra một diện mạo mới cho du lịch Việt Nam.

Như vậy, đóng góp lớn nhất của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch là đã hình thành được những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc huy động sự tham gia của các ngành, các cấp và toàn dân vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch của Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Rà soát các quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch cho chúng ta thấy những quan hệ xã hội cơ bản phát sinh trong hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch đã được điều chỉnh bằng pháp luật. Cụ thể là trong mối quan hệ quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên du lịch, pháp luật đã quy định khá đầy đủ các nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước đối với tài nguyên du lịch. Hình thành hệ thống các thiết chế về bảo vệ tài nguyên du lịch ở cấp trung ương, địa phương; quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên du lịch; quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác trong xã hội về bảo vệ tài nguyên du lịch trong hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, khu du lịch; quy định các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch; quy định những nguyên tắc và nội dung cơ bản trong hợp tác quốc tế về bảo vệ tài nguyên du lịch; quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch gây ra; quy định về việc khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch... Ngoài ra, đối với từng loại tài nguyên du lịch lại có những văn bản quy định riêng về bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đó, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho các quy định chung nêu trên.

Thứ ba, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch Việt Nam đã đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 7

Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch sẽ khó đạt được hiệu quả mong

muốn nếu như thiếu cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của người dân vào hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch. Một trong những biện pháp tạo tiền đề để người dân cùng tham gia bảo vệ tài nguyên du lịch là việc công khai hóa các thông tin về hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch để người dân, các cơ quan thông tấn, báo chí có điều kiện cùng giám sát việc chấp hành pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch của cơ quan nhà nước, các tổ chức, cơ quan hữu quan.

Để đáp ứng yêu cầu dân chủ hóa quá trình bảo vệ tài nguyên du lịch, pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch đã có những quy định quan trọng, như Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: “Chính phủ quy định, công bố công khai Danh mục thực vật rừng, động vật rừng được nhập khẩu; thực vật rừng, động vật rừng cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện” [12, Điều 44]; Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định: “Công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra trước khi triển khai thực hiện” [19, Điều 6, Khoản 1]... Như vậy, để đảm bảo cho các chủ thể giám sát việc bảo vệ tài nguyên du lịch có hiệu quả thì cần phải công khai những thông tin cần thiết về các loại tài nguyên, những tiêu chí đánh giá mức độ khai thác tài nguyên du lịch, tránh tình trạng các tài nguyên du lịch bị khai thác bừa bãi, không giữ nguyên được giá trị vốn có của nó. Đồng thời, thông qua những thông tin đó thì chủ thể giám sát có thể bảo vệ được các tài nguyên du lịch.

2.1.1.2. Những đóng góp của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch đối với một số nguồn tài nguyên cụ thể

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và bảo vệ tài nguyên rừng trong phát triển du lịch nói riêng của Việt Nam có một số ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, đã bước đầu thể hiện quan điểm và cách tiếp cận có hệ thống, phát huy sức mạnh của các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể xã hội trong công tác bảo vệ tài nguyên rừng. Đồng thời, thông qua triển khai cơ chế giao đất, giao rừng, cho thuê rừng cho Ban quản lý rừng, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân gắn họ với việc bảo vệ tài nguyên du lịch rừng. Hiện nay Nhà nước còn thiết lập các Hạt kiểm lâm ở cấp huyện, mạng lưới các Hạt Phúc kiểm lâm sản, Hạt kiểm lâm ở các khu rừng đặc dụng, các Vườn quốc gia đã được thành lập để bảo vệ tài nguyên rừng đặc dụng và tài nguyên du lịch rừng.

Thứ hai, công tác quy hoạch tổng thể, rà soát, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên rừng đã được Chính phủ và chính quyền địa phương quan tâm, ban hành các văn bản nhằm triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng để đạt hiệu quả cao, điển hình như Ủy ban nhân dân tỉnh Kom Tum đã ban hành Chỉ thị số 05/2008/CT-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 164/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 25 tháng 01 năm 2013 ban hành quy chế phối hợp giữa Vườn quốc gia Ba Bể, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn Vườn quốc gia Ba Bể; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2014 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh năm 2014;... Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đã được ghi nhận và khẳng định trong các văn bản pháp luật như là một xu thể tất yếu của quá trình phát triển. Sự ghi nhận này đã thể hiện cam kết của Việt Nam trong quá trình triển khai và hợp tác quốc tế bền vững trong khu vực và trên toàn thế giới.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

Trong thời gian qua, cùng với chủ trương, chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch nói chung, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch biển, sông, hồ, thác nước,… nên Nhà nước đã và đang xây dựng các chiến lược quan trọng đối với việc bảo vệ tài nguyên nước, “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020” như một chương trình hành động trung và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển và triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến tài nguyên nước. Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước” là định hướng cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên nước ở Việt Nam phù hợp với các tiêu chí phát triển và chính sách đã phê duyệt. Bên cạnh đó, “Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước” góp phần kiểm chứng các tiêu chí và chính sách để có thể đề xuất những nội dung chính sách và pháp luật nhằm điều chỉnh phù hợp quá trình quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

Luật Tài nguyên nước năm 2012 được coi là cơ sở pháp lý quan trọng, cùng với văn bản pháp luật khác có liên quan tạo thành hệ thống pháp luật bảo vệ tài nguyên nước ở Việt Nam. Luật quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước:

Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước [19, Điều 3, Khoản 4].

Hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện, đồng thời phát huy vai trò tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội bảo vệ tài nguyên nước.

Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan đã từng bước đưa công tác quản lý và sử dụng các nguồn nước hợp lý, tiết kiệm nguồn nước, tránh gây ô nhiễm và làm cạn kiệt nguồn nước gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan du lịch ở từng địa phương nói riêng và trong cả nước nói chung. Sau khi ban hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2012; Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Thông tư số 52/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 9 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về phân cấp trữ lượng và cấp tài nguyên nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; ngày 24 tháng 9 năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT quy định điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước... Ở địa phương, chính quyền các cấp cũng ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy định để nâng cao công tác quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước như Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 37 ngày 03 tháng 11 năm 2014 về việc ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị số 08 ngày 9 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk; Quyết định số 1107/QĐ-UBND ban hành ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Thiết lập kỹ thuật và dự toán nhiệm vụ “Quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014”...

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho việc bảo vệ tài nguyên nước không những đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện và từng bước nâng cao mức sống cho người dân mà còn đảm bảo cho con người quyền được sống trong một môi trường lành mạnh. Pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước đã thể hiện sâu sắc quan điểm bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nguồn nước gây ra phải tuân thủ theo quy hoạch lưu vực sông, bảo đảm tính hệ thống của lưu vực, không chia cắt theo địa giới hành chính.

Bên cạnh Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã có những quy định về trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển: “Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển” [18, Điều 35, Khoản 1]. Điều này bắt nguồn từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của nguồn tài nguyên biển đối với phát triển đất nước nói chung, phát triển du lịch biển nói riêng. Tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 9 tháng 2 năm 2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã được thông qua. Tiếp đến hàng loạt các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành đã góp phần nâng tầm cao mới của biển cũng như tăng cường trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên du lịch biển, như Nghị định số 25/2009/NĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020; đặc biệt là ngày

01 tháng 03 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và

quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”... Đặc biệt, Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3 tháng 6 năm 2013 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có chương riêng về bảo vệ môi trường biển và hải đảo (Chương V), bao gồm quy định chung về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, khai thác các tài nguyên biển nói chung và tài nguyên biển phục vụ cho mục đích khai thác du lịch nói riêng.

Để phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên biển nước ta, trên cơ sở các định hướng chung của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cần có một chiến lược toàn diện về tài nguyên và môi trường biển. Chiến lược xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường đồng hành với quá trình đẩy nhanh các hoạt động kinh tế biển, gắn với bảo vệ an ninh, chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo của nước ta. Đẩy mạnh điều tra, khảo sát, nghiên cứu để hiểu hơn về biển, củng cố thông tin về tài nguyên và môi trường biển, tiến tới hiểu rõ về tài nguyên dưới đáy biển, tiềm năng băng cháy, khả năng ứng dụng năng lượng thuỷ triều, sóng biển…; bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển; bố trí không gian và phát triển các vùng biển phù hợp với sinh thái của từng vùng; phát triển các ngành kinh tế biển bền vững; kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ đất liền; phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động trên biển và ô nhiễm xuyên biên giới; phòng chống thiên tai, ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ là các nội dung quan trọng của chiến lược. Trên tinh thần đó chính quyền địa phương các cấp cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc quản lý, khai thác sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên biển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022