Quyền Hạn Và Nghĩa Vụ Của Các Tổ Chức, Cá Nhân Trong Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch

Hiện nay, Tổng cục Du lịch có nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong cả nước cũng như nước ngoài để củng cố hình ảnh Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là phải phát triển, khai thác cân đối giữa bảo vệ tài nguyên du lịch và phát triển du lịch, có như vậy mới xây dựng và duy trì được “nền công nghiệp không khói” xứng đáng với tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Do tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng trong sự phát triển du lịch nên bên cạnh sự quản lý chung của Tổng cục Du lịch thì Vụ lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch có vai trò giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch thực hiện chức năng quản lý và tổ chức thực thi pháp luật về các hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Theo Quyết định số 362/QĐ-TCDL ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Tổng cục Du lịch quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ lữ hành thì Vụ lữ hành có nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ tài nguyên du lịch: Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy chế điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; quy định về bảo vệ, tôn tạo, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch và môi trường các khu du lịch, điểm đu lịch quốc gia; quy chế quản lý khu du lịch thuộc ranh giới hành chính từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; trình Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch quyết định kế hoạch năm năm, kế hoạch hằng năm; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, đề án, dự án liên quan đến lĩnh vực lữ hành, quản lý tài nguyên, loại hình khu, tuyến, điểm và đô thị du lịch; chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài nguyên du lịch, khu, điểm, tuyến và đô thị du lịch; hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản

liên quan khác về quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, hướng dẫn, thực hiện chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên du lịch... Ngoài ra, còn thực hiện một số những nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch giao.

Ở cấp địa phương, cơ quan chuyên môn về quản lý lĩnh vực du lịch là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm) ở địa phương, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật [1].

Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các dự thảo đề án, dự án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch; tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá tại địa phương sau khi được phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt; quản lý, hướng dẫn tổ chức

các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử tại địa phương thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích [1]; tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật...

Có thể thấy rằng, bộ máy và năng lực quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch, hệ thống kinh doanh du lịch ở Việt Nam đang từng bước được kiện toàn, thích ứng dần với cơ chế mới.

1.2.2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ tài nguyên du lịch

Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Theo Luật Du lịch 2005:

Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường; Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [14, Điều 4, Khoản 7, 8].

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 5

Khu du lịch, điểm du lịch là nơi có nhiều tài nguyên du lịch, nơi mà các hoạt động du lịch có ảnh hưởng tới những tài nguyên du lịch được thể hiện rõ nhất và cũng là nơi công tác bảo vệ tài nguyên du lịch cần phải được quan

tâm và chú ý nhất. Ban quản lý khu, điểm du lịch có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch. Cũng theo Luật Du lịch năm 2005, “Khu du lịch phải thành lập ban quản lý khu du lịch” [14, Điều 28, Khoản 2]. Ban quản lý có trách nhiệm bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch; đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh xâm hại đến tài nguyên du lịch; xây dựng nội dung bảo vệ tài nguyên du lịch, niêm yết tại lối vào và để tại những nơi dễ quan sát trong khu, điểm du lịch; bố trí các cán bộ theo dõi và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ tài nguyên du lịch trong khu, điểm du lịch,…

Ngoài ra, đối với những nguồn tài nguyên du lịch cụ thể, pháp luật cũng có những quy định cụ thể như sau:

Theo Luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ: Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật [11, Điều 16]. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: “Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để

phát triển rừng” [12, Điều 5].

Như vậy, các chủ thể kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ các loại tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật. Đây là những chủ thể có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Họ có quyền được khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch nhằm mục đích kinh doanh nhưng bên cạnh đó những chủ thể này phải đảm bảo tài nguyên du lịch được bảo vệ, không được lợi dụng quyền để xâm phạm, hủy hoại tài nguyên

du lịch. Đồng thời, cần phải có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi xâm phạm tài nguyên du lịch bởi các chủ thể khác.

Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh lữ hành

Theo Luật Du lịch năm 2005, “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch” [14, Điều 4, Khoản 4]. Có thể thấy doanh nghiệp lữ hành là chủ thể tiếp xúc ngay từ đầu với khách du lịch và theo suốt quá trình du lịch của du khách. Doanh nghiệp lữ hành cần có trách nhiệm như: Tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ các tài nguyên du lịch khi xây dựng các chương trình du lịch, không tổ chức các chương trình gây tổn hại đến tài nguyên du lịch; đưa nội dung bảo vệ tài nguyên du lịch vào tài liệu hướng dẫn khách du lịch,… Tuy nhiên, pháp luật cũng có những quy định đòi hỏi doanh nghiệp lữ hành có điều kiện tài chính, khả năng nhất định mới có thể được thực hiện như: tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương nơi doanh nghiệp tổ chức chương trình du lịch,…

Như vậy, để thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên du lịch trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, trách nhiệm này của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mang ý nghĩa to lớn. Cùng với hoạt động hướng dẫn du khách tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hay thưởng thức cái đẹp tự nhiên, các hướng dẫn viên du lịch cũng đồng thời là những người tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ tài nguyên du lịch, ngăn cản những hành vi gây tác động xấu cho môi trường nơi tiến hành du lịch của du khách.

Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch khác

Như trên đã phân tích, tài nguyên du lịch của Việt Nam hết sức phong phú, bao gồm từ cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Sự phong phú về các

nguồn tài nguyên du lịch kéo theo sự đa dạng về các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Cùng với các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch, những chủ thể kinh doanh dịch vụ tại bãi tắm, chủ thể kinh doanh trong rừng đặc dụng hay các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các hoạt động xã hội, liên hoan du lịch (gọi chung là những chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch khác) cũng có trách nhiệm nhất định trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Đối với loại hình du lịch biển đảo thì việc bảo vệ tài nguyên ở biển, bãi tắm là rất quan trọng. Theo đó, các chủ thể này cũng phải có trách nhiệm trong hoạt động để bảo vệ tài nguyên du lịch, không được tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng hay làm xấu đến tài nguyên du lịch biển, không được đánh bắt thủy sản, neo đậu phương tiện bắt thủy sản tại các bãi tắm. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong rừng đặc dụng thì cần phải tuân thủ các quy định không đánh bắt, bẫy, bắt động vật hoang dã theo quy định của pháp luật; không tổ chức các hoạt động gây tiếng ồn và quấy nhiễu hoạt động bình thường của loài động vật hoang dã; không đưa thực vật lạ vào chăn thả, nuôi trồng ở khu, điểm du lịch; không mang hóa chất độc hại chất nổ, chất dễ gây cháy rừng; thường xuyên phổ biến, giáo dục cho du khách, cộng đồng dân cư trong khu, điểm du lịch về bảo vệ đa dạng sinh học, phòng và chống cháy rừng. Ngoài ra trong quá trình tiến hành các hoạt động lễ hội, liên hoan du lịch, ban tổ chức phải khoanh vùng, hạn chế khách du lịch vào tham quan khu du lịch có hệ sinh thái nhạy cảm, có biện pháp tránh tập trung lực lượng khách quá lớn tại một thời điểm để tránh những tác động xấu có thể xảy ra đối với tài nguyên du lịch.

Có thể nói, pháp luật đã quy định khá rõ ràng và cụ thể trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch. Những quy định trên vừa tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, đồng thời tránh được tình trạng trông chờ, ỷ lại trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

Trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng dân cư

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đây là đối tượng quan trọng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tài nguyên du lịch. Theo Khoản 3 Điều 16 Luật Du lịch năm 2005, khách du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, khách du lịch có đặc thù là đến từ nhiều quốc gia; chỉ đến du lịch trong một khoảng thời gian nhất định; không am hiểu hoặc biết về pháp luật Việt Nam... nên cần có những quy định riêng đối với khách du lịch về bảo vệ tài nguyên du lịch. Khách du lịch có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch; thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch về bảo vệ tài nguyên du lịch,…

Lượng khách du lịch đến nước ta ngày càng nhiều nên việc giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho du khách đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là điều kiện cơ bản để phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ tài nguyên du lịch ở nước ta thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức.

Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng lớp nhân dân, mang lại thu nhập không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Cộng đồng dân cư có liên quan trực tiếp đến lợi ích do du lịch mang lại nên cộng đồng dân cư đóng vai quan trọng trong bảo vệ tài nguyên du lịch.

Cộng đồng dân cư là chủ thể sinh sống, cư trú gắn liền với tài nguyên

du lịch. Hoạt động của các chủ thể này tác động rất lớn đến tài nguyên du lịch. Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch theo Luật Du lịch. Tại các khu, điểm du lịch cộng đồng dân cư tham gia ở mức độ khác nhau vào hoạt động du lịch. Cộng đồng dân cư cũng cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch, tuyên truyền cho khách du lịch trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống sinh hoạt của xã hội hiện đại. Có nước coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. Ở Việt Nam, ngay từ năm 1960 ngành Du lịch đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà nước về triển vọng kinh tế này.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kì hội nhập, du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Để thúc đẩy được ngành Du lịch phát triển Nhà nước cần phải có những cơ sở pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong ngành Du lịch. Một trong những yếu tố quan trọng của ngành Du lịch đó là cần phải bảo vệ những tài nguyên du lịch do tài nguyên du lịch là bộ phận hình thành nên các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Chính vì vậy, quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với quá trình hình thành và phát triển pháp luật về du lịch.

Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch được chia thành hai giai đoạn:

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí