Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 10

Hồ Chí Minh. Buổi lễ do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cùng Ủy ban nhân dân Quận 12 phối hợp tổ chức, có sự tham gia của ông John McAnulty - Tổng lãnh sự Úc tại thành phố Hồ Chí Minh; ngày 17 tháng 9 năm 2014, tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ra quân diệt cây mai dương với sự tham gia của hơn 1.000 tình nguyện viên. Cây mai dương vào Việt Nam từ 30 năm nay sống được trên cạn lẫn dưới nước tạo thành thảm cây bụi cao, cản trở dòng chảy, lấn chiếm đất canh tác và làm đất đai bị bạc màu gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn tài nguyên nước [38]; Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam với chủ đề “Together we have the power to protect the ocean” (Cùng chung sức - Chúng ta có sức mạnh bảo vệ đại dương) do Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức trong hai ngày 7 và 8 tháng 6 năm 2014;...

Đối với tài nguyên khí hậu: Hầu hết các địa phương đều tiến hành công tác bảo vệ tài nguyên khí hậu, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng và phát triển năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai; hoàn chỉnh quy hoạch, đầu tư và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo về khí tượng thủy văn; xây dựng và phát triển năng lực chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tại phù hợp với điều kiện các vùng, địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu,… Ví dụ: Ninh Thuận là địa phương có 105 km chiều dài bờ biển, luôn phải hứng chịu với hầu hết các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng. Để đối phó với tình trạng này, ngày 12 tháng 8 năm 2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số

13/NQ-TU về chủ đôn

g ứ ng phó ́i biến đổi khí hâu

, tăng cường quản lý tài

nguyên và bảo vê ̣môi trường . Tiếp đó , ngày 17tháng 3 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1219/KH-UBND về việc triển khai

thưc

hiên

Nghi ̣quyết số 13/NQ-TU của Ban Thường vu ̣Tỉnh ủy. Ủy ban nhân

dân tỉnh xác định có 31 nhóm giải pháp, nhiêm vu ̣cụ thể để phân công các sở ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp thực hiện. Theo đó,

về ứng phó với biến đổi khí hậu , Ninh Thuận huy đôn

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 10

g nguồn lưc

triển khai

có hiệu quả các dự án đê biển , đê sông, phòng chống ngập lụt ; hạn chế ngập lụt các vùng: ven sông Cái, hạ lưu sông Lu, kênh Bắc, kênh Chàm, kênh Nam và vùng thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi [27]; ngày 17 tháng 10 năm 2014, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc Phòng đã tổ chức hội thảo khoa học “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong

quân đội” cho các đơn vị khu vực phía Bắc;

Về tài nguyên đa dạng sinh vật cũng được các cấp quan tâm thực hiện hành động bảo vệ tài nguyên sinh vật như Ủy ban nhân dân xã Nhơn Hải, thành

phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã phối hơp với Chi cục Khai thác và Bảo vệ

nguồn lợi Thủy sản Bình Định và Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) triển khai Chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường biển, bảo tồn đa dạng sinh học ứng phó với biến đổi khí hậu. Chiến dịch truyền thông được tổ chức trong tháng 5 năm 2014 với những hoạt động chính được triển khai như: Xây dựng và thực hiện chuỗi bài tuyên truyền về bảo vệ rạn san hô, môi trường biển và ứng phó biến đổi khí hậu phát hàng ngày trên đài phát thanh của xã Nhơn Hải; Hoạt động làm sạch bãi biển Nhơn Hải; tổ chức cuộc thi bắt sao biển gai, bảo vệ rạn san hô; tuyên truyền thông qua hình thức thi tiểu phẩm sân khấu về đề tài bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô, môi trường biển và biến đổi khí hậu [28]. Ngày 22 tháng 5 năm 2014, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tuần lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học. Ngày 3 tháng 6 năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện huyện Gò Công Đông tổ chức Lễ mít tinh và diễu hành tại Ủy ban nhân dân xã Tân Thành nhằm hưởng ứng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2014 (từ ngày 01 - 08 tháng 6) với chủ đề “Chung tay bảo vệ Đại dương xanh” và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 tháng 5 với chủ đề “Chung tay bảo vệ đa dạng sinh học biển đảo”;...

Đối với tài nguyên nhân văn, việc thực hiện cơ chế, biện pháp nhằm phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch như: bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch đã được triển khai tốt. Ở một số địa phương, các công trình, di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp, Nhà nước đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm sửa chữa hỏng hóc, tôn tạo lại, nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu, tránh việc mai một, làm mất đi giá trị văn hóa lịch sử của các di tích đó. Ví dụ: Ngôi nhà của ông Trần Đình Khánh, nguyên là Trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến đầu tiên của tỉnh Yên Bái tại xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, hiện đang xuống cấp nặng, nhiều hạng mục đã bị mối xông. Đây là một trong bốn điểm di tích nằm trong Cụm di tích lịch sử quốc gia Chiến khu Vần được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cách mạng Quốc gia ngày 4 tháng 9 năm 1995. Ngay sau khi được công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên giao cho Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng quản lý và khai thác 3 điểm, trong đó có di tích nói trên. Ngày 29 tháng 9 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Chiến khu Vần, trong đó có di tích nhà ông Trần Đình Khánh với trị giá gần 8 tỷ đồng, sau đó có Quyết định điều chỉnh bổ sung vốn vào năm 2009 lên mức 12,7 tỷ đồng. Công trình phục dựng nhà ông Trần Đình Khánh do Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa Trung ương thực hiện, khởi công từ tháng 9/2009. Con trai ông Trần Đình Khánh là Trần Đình Quát trực tiếp tham gia việc phục dựng di tích theo trí nhớ về ngôi nhà trước đây. Công trình hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 12 tháng 2011 với tổng giá trị trùng tu là 7 tỷ đồng [29]; di tích chiến trường Điện Biên Phủ - một trong 10 di tích lịch sử quốc gia

đặc biệt - trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của trung ương, địa phương. Tỉnh Điện Biên đã tiến hành khoanh vùng, cắm mốc,tập trung vào việc trùng tu, tôn tạo, phục hồi và đưa vào sử dụng, phát huy giá trị của các điểm di tích. Các di tích cứ điểm Đồi A1, khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (trong đó có dự án cải tạo nâng cấp các đường nhánh thăm quan trong khu di tích) được quan tâm tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục. Tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ, cải tạo, nâng cấp Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tu sửa, xây dựng hệ thống bia biển giới thiệu các điểm di tích [34]; di sản văn hóa vật thể của huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang bao gồm các di vật, di tích của các thế hệ cha ông trong lịch sử để lại, được các nhà khảo cổ học đã phát hiện ở vùng Bo, vùng Phồn Xương, vùng Xuân Lương, đó là các di vật đồ đá, đồ đồng... đã được trưng bày tại nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế;...

Bên cạnh đó, Nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như: chèo, hát ả đào, ca trù, quan họ,… Ví dụ: ở Hưng Yên xây dựng các nhà hát chèo, thành lập 3 đoàn chèo, các đoàn chèo thường xuyên xây dựng các vở chèo mới để đi phục vụ nhân dân các huyện, đồng thời tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước, phục vụ du khách trên tàu thuyền du lịch ở các con sông [9, tr.71]; tỉnh Phú Thọ cũng đang triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại “Hát Xoan Phú Thọ” theo từng giai đoạn cụ thể. Trong đó, năm 2014 tỉnh tập trung truyền dạy và thực hành hát Xoan thông qua tổ chức đào tạo lớp nghệ nhân kế cận, đặc biệt là nghệ nhân trẻ, truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồng các phường Xoan gốc và cán bộ văn hóa xã, phường, hạt nhân văn nghệ các câu lạc bộ dân ca trên địa bàn tỉnh. Đây là nội dung quan trọng, quyết định tính bền vững cho sự bảo tồn lâu

dài của di sản hát Xoan; đồng thời, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi đào tạo các nghệ nhân trẻ để đến năm 2015, có thể trở thành lớp nghệ nhân kế cận các lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay làm nhiệm vụ truyền dạy cho các thế hệ sau này. Đặc biệt, hiện hát Xoan Phú Thọ đã được ngành giáo dục đưa đến tận trường học theo chương trình giáo dục của tỉnh [30];… Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ được ban hành quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có hiệu lực từ ngày 7 tháng 8 năm 2014, được xem là một bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều đáng chú ý trong Nghị định này quy định “Đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp sinh hoạt hằng tháng theo quy định của Chính phủ” điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với những người có công gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc, cũng là nhằm nâng cao công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch.

Tại các làng nghề truyền thống, Nhà nước có chính sách phát triển làng nghề, tạo điều kiện cho người dân kinh doanh nghề truyền thống của quê hương, hạn chế tình trạng mai một nghề. Với sự ra đời của Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển hài hòa giữa sản xuất hàng hóa với bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn. Theo đó, Nhà nước khôi phục, bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền: Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi, xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa quốc gia, tiến

hành điều tra, xác định và xây dựng dự án để duy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa; đối với những làng nghề có khó khăn, phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm đơn chiếc (đặc trưng), có giá trị kinh tế và hàm lượng văn hóa cao làm hàng dân dụng, phổ thông, hàng phục vụ du lịch; tăng cường công tác thu thập, bảo tồn và lưu giữ tư liệu về giá trị truyền thống của làng nghề, hỗ trợ xây dựng các phòng và nhà trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, khu trình diễn nghề truyền thống; xây dựng các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ…; chuyển đổi một số ngành nghề, làng nghề khó khăn về thị trường thông qua sự hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các làng nghề được phục hồi và phát triển.

Với những ngành nghề phát triển mạnh, có sự lan tỏa: Khôi phục sản xuất tại những làng nghề đã và đang bị mai một nhưng trên thị trường có nhu cầu; chú trọng một số nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có từ lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; quan tâm phát triển các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chú trọng sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng,... Công tác bảo tổn và phát triển nghề thủ công truyền thống được quan tâm theo đúng tinh thần của Quyết định 2636/QĐ-BNN-CB ngày 31 tháng 10 năm 2011. Ví dụ: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề; ưu tiên các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các tuyến điểm phát triển làng nghề gắn với du lịch.

Bên cạnh đó, vấn đề môi trường ở các làng nghề cũng được đặt lên hàng đầu. Chính quyền địa phương tại các làng nghề đã có những phương án xử lý nước thải của các làng nghề tránh gây ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý nhà nước về du

lịch làm đúng theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cơ quan Trung ương quản lý cơ quan địa phương, chính quyền địa phương định kỳ báo cáo tình hình hoạt động du lịch cũng như công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch tới cơ quan cấp trên nhằm quản lý nhà nước về du lịch.

Thứ ba, các hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch mà pháp luật quy định cấm được tuân thủ (Điều 12 Luật Du lịch Việt Nam 2005, Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2012,…). Mọi hoạt động nhằm phương hại đến tài nguyên du lịch, môi trường du lịch đều bị nghiêm cấm. Ví dụ: từ ngày 2 đến 31 tháng 10 năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực xử lý những hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại phường Phong Khê và xã Phú Lâm: xử phạt vi phạm hành chính về môi trường 5 cơ sở với tổng số tiền 395,6 triệu đồng; thu giữ, xử lý nhiều tấn chất thải, lập chốt chặn, kiểm soát 24/24 giờ, yêu cầu các cơ sở ký cam kết không đốt chất thải, không xả nước thải trực tiếp ra môi trường [31]. Thực hiện Quy chế quản lý hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt theo Quyết định số 11303/QĐ- UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các xã/phường đã tăng cường quản lý về mặt nhà nước đối với các tổ thu gom rác hoạt động trên địa bàn (đã tiến hành ký lại hợp đồng nguyên tắc với các Tổ rác dân lập theo đúng yêu cầu của Quy chế), các hộ dân đã nhận thức tốt hơn về tác hại của việc không xử lý chất thải sinh hoạt không đúng quy định;... Những hành vi trên khi thực hiện đã góp phần hạn chế hành vi gây hậu quả nghiêm trọng cho tài nguyên nước nói riêng và tài nguyên du lịch nói chung. Do vậy, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, giám sát để quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên.

Thứ tư, việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh về tài nguyên du lịch của Việt Nam được phát triển rộng rãi. Các danh lam thắng cảnh của Việt Nam đa

phần đều được bạn bè quốc tế cũng như người dân biết đến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: mạng internet, báo, đài, vô tuyến truyền hình,... Tỉnh Sơn La đã chủ động phối hợp với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biện, Lai Châu tham gia liên kết thực hiện chương trình du lịch Qua miền Tây Bắc - Sơn La vào năm 2011; thực hiện dự án quảng bá du lịch giữa hai thành phố Hà Nội và Tokyo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã triển khai quảng bá du lịch trên hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo trong hai tháng là tháng 9 và 10 năm 2014; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng trưng bày các sản phẩm du lịch tại “Tuần Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam - Hà Nội 2014” diễn ra ở Hà Nội từ ngày 20 đến 24 tháng 11 năm 2014. Trong năm qua tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện việc quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, bên cạnh đó tỉnh còn tổ chức hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, tổ chức các cuộc họp báo công bố các sự kiện và chương trình du lịch trong năm, tổ chức thành công các sự kiện trong Chương trình "Du lịch về cội nguồn" (hợp tác giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ), tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, hội chợ du lịch quốc tế Côn Minh - Trung Quốc;...

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch diễn ra ở một số địa phương. Thông qua các chương trình tuyên truyền pháp luật, các cuộc hội thảo,… nhằm cung cấp cho người dân hiểu được tầm quan trọng cũng như vai trò mà tài nguyên du lịch mang lại. Để cho mọi người nhận thức được vai trò, giá trị của các loại tài nguyên du lịch hiện có. Thông qua đó, giúp người dân địa phương, du khách tham quan, các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Tình trạng vứt rác bừa bãi ở các bãi biển, hay trong chùa, đền đã hạn chế. Thay vào đó, là các biển báo cấm, thùng rác công cộng và lực

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí