Những Hạn Chế Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch

một cách tốt nhất như việc Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 8 tháng 1 năm 2014 về ban hành quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Cà Mau; ngày 3 tháng 10 năm 2014 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 1824/KH-UBND về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong vùng biển huyện Hoàng Sa thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trên địa bàn tỉnh Thái Bình; ngày 25 tháng 9 năm 2014 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 4757/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An... Bảo vệ tài nguyên du lịch biển là điều cần thiết để du lịch phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã tham gia kí kết, gia nhập Công ước quốc tế về biển như: Công ước liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới; Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Công ước về đa dạng sinh học năm 1992..., và có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán, kí kết các Hiệp định song phương về phân định ranh giới biển với các nước láng giềng có ranh giới trên biển tiếp liền hoặc đối diện, có những vùng chung, chồng lấn với vùng biển Việt Nam. Điển hình là các Tuyên bố và Hiệp định song phương như Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dung để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982; năm 2000 Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ, Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước…

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta nhằm tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của tổ chức phi Chính phủ, cộng đồng quốc tế nói chung và

sự phối hợp với các nước có chung nguồn nước nói riêng trong việc khai thác hợp lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước. Bởi các nguồn nước không chỉ phân bố trong phạm vi một nước mà còn vận động theo lưu vực đi qua lãnh thổ nhiều quốc gia. Vì vậy, để bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên nước, hạn chế tác hại do nước gây ra thì cần có sự hợp tác giữa các nước trong lưu vực sông, biển.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học cũng là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch do nguồn tài nguyên này cũng đóng góp đáng kể việc phát triển kinh tế du lịch. Hệ thống pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam trong một thời gian dài đã thể hiện được những bất cập lớn, chưa đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ nên hiệu quả áp dụng chưa cao, dẫn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học còn hạn chế, chưa duy trì và phát triển hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học cũng như tính đa dạng trong hệ thống đa dạng sinh học của quốc gia.

Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã tạo nên một hành lang pháp lý thống nhất điều chỉnh việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, đáp ứng nhu cầu cấp bách của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học hiện nay và trong tương lai. Luật đã hoàn thành nhiệm vụ pháp điểm hóa các quy định về bảo vệ đa dạng sinh học được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp lý thành một lĩnh vực pháp lý cụ thể, độc lập, hỗ trợ và tạo thế cân bằng với lĩnh vực pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. Các khía cạnh của đa dạng sinh học cũng như các nội dung của bảo tồn đa dạng sinh học trước đây chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc điều chỉnh ở mức sơ sài, nay được Luật Đa dạng sinh học năm 2008 quy định đầy đủ, toàn diện như vấn đề quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, vấn đề kiểm soát sinh vật lạ xâm hại, tiếp cận bảo tồn cảnh quan... Ngoài ra Chính phủ đã ban hành Nghị định

số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 8 tháng 1 năm 2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp cũng đã chủ động ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học như thời gian gần đây Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2014 về việc phê duyệt “Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học thành phố Hà Nội đến năm 2030”; Nghị quyết số 132/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 21 tháng 1 năm 2014 về Phê duyệt kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;...

Pháp luật về đa dạng sinh học hiện nay đã đảm bảo được tính thống nhất nội tại của hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên, phục vụ mục đích phát triển kinh tế bền vững của đất nước, đồng thời góp phần tích cực trong việc duy trì, bảo tồn các nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho sự phát triển hoạt động du lịch của nước ta.

Pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Di sản văn hoá là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc, khẳng định bản sắc riêng của dân tộc, là cơ sở để sáng

tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông, góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá được triển khai thực hiện. Mặc dù còn phải đương đầu với những khó khăn gay gắt về kinh tế - xã hội nhất là sự lan tràn mạnh mẽ của những loại hình văn hóa đồ trụy, lai căng, Đảng và Nhà nước ta vẫn tích cực dành cho công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hoá những sự quan tâm không nhỏ. Thực hiện chương trình quốc gia về văn hoá, trong đó có các mục tiêu liên quan tới việc tu bổ, chống xuống cấp di tích và nghiên cứu tư liệu hoá các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu, đưa các công trình, di tích vào khai thác phục vụ phát triển du lịch.

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 8

Như trên đã đề cập, Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2009) đã thể hiện được những điểm tích cực trong việc bảo vệ di sản văn hoá là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể chế hoá và cụ thể hoá trong Luật góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Chính sách này được tiến hành đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ di sản văn hoá. Nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được nâng lên rõ rệt.

Cùng với Luật Di sản văn hóa năm 2001 là Nghị định số 98/2010/NĐ- CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản

văn hóa; Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích; Quyết định số 3878/QĐ-BVHTTDL ngày 1 tháng 11 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;... Nhiều địa phương cũng đã chủ động ban hành các văn bản nhằm triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ các di sản trên địa bàn quản lý như Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái; Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 3 tháng 4 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 về việc ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên;... Những văn bản pháp luật của Chính phủ, Bộ cùng với những quy chế, quy định của các cấp có thẩm quyền đã bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể sáng tạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, tương thích với pháp luật quốc tế. Vì vậy, pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa đã tạo điều kiện và cơ hội cho các hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở nước ta ngày càng thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của cộng đồng quốc

tế. Sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc đã phát huy có hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh đất nước trên thế giới. Pháp luật về Di sản văn hoá cũng đồng thời có những quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hoá, như việc cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài, việc nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hoá của người nước ngoài ở Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hoá Việt Nam ở nước ngoài.

Di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng. Luật Di sản văn hóa 2001 là cơ sở pháp lý quan trọng, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh việc đổi mới các hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam, thiết thực góp phần triển khai thắng lợi những đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới đất nước nói chung, cùng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng.

2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Những bất cập chung của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch

Mặc dù hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch có nhiều ưu điểm và nhiều đóng góp như kể trên, song so với yêu cầu chung của quá trình phát triển kinh tế đất nước nhằm bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó có phát triển dịch vụ du lịch thì hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mà điển hình nhất vẫn là Luật Du lịch năm 2005. Cụ thể là:

Luật Du lịch năm 2005 mới chỉ quy định vấn đề chung về bảo vệ tài

nguyên du lịch, còn các vấn đề cụ thể về bảo vệ tài nguyên du lịch hiện nằm rải rác trong nhiều văn bản mà chưa tạo thành các quy định thống nhất trong lĩnh vực này. Ngoài ra cũng chưa có sự đồng bộ giữa các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch; mối quan hệ “trước, sau”, “trên, dưới” giữa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch chưa được thể hiện rõ ràng.

Trong Luật Du lịch năm 2005 tuy đã có đưa ra quy định về các vấn đề bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch cũng như trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương; của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu quản lý nhà nước; trách nhiệm của cá nhân, khách du lịch, nhưng chỉ mang tính tổng quát. Chưa nêu rõ trách nhiệm của khách du lịch, cá nhân khi đến khu du lịch, khu di tích, điểm du lịch, điểm di tích, cơ sở lưu trú phải có trách nhiệm như thế nào; tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về du lịch song sự phối hợp ấy được quy định như thế nào thì chưa được Luật đề cập đến. Luật Du lịch năm 2005 có đề cập đến trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch nhưng lại thiếu các quy định để khuyến khích hỗ trợ người dân trong công tác bảo vệ, gìn giữ các nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc đang ngày bị mai một. Chưa có khái niệm làm nổi bật được tầm quan trọng của việc cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch trong khi tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của ngành Du lịch. Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, trong Chương II - Tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch, chỉ hướng dẫn chi tiết vấn đề điều tra tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển tổng thể tài nguyên du lịch, công bố quy hoạch phát triển du lịch nhưng lại chưa có quy

định chi tiết trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch của từng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đến các tổ chức, cá nhân quản lý tài nguyên du lịch, các cá nhân, khách du lịch, cá nhân kinh doanh du lịch. Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NQ-CP ngày 1 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, đã bổ sung nội dung quản lý điểm du lịch vào Điều 10 của Nghị định 92/2007, trong đó nêu “đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn cho khách du lịch;... công khai quy hoạch cụ thể phát triển điểm du lịch đối với điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên...” [6, Điều 1, Khoản 1] song không đề cập đến vấn đề bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch, mặc dù đây là yếu tố cơ bản quyết định đến sự phát triển của các điểm du lịch trong khi Luật Du lịch năm 2005 đã giải thích từ ngữ rằng: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách” [14, Điều 4, Khoản 8].

Nghị định 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, trong đó Vi phạm quy định về tài nguyên du lịch, quy hoạch phát triển du lịch đã quy định “mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác tài nguyên du lịch trái quy định của pháp luật trong khu du lịch, điểm du lịch hoặc trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch” [4, Điều 3] còn mang tính chất chung chung. Vì vấn đề đặt ra là nếu việc khai thác tài nguyên du lịch trái với quy định của pháp luật gây tổn thất rất lớn hơn nhiều lần so với mức xử phạt tối đa là 15.000.000 đồng thì sẽ không đủ sức răn đe, mức phạt đó không thể đủ để bù đắp, khắc phục những hậu quả lớn xảy ra đối với tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó chưa có Thông tư hướng dẫn nào quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch, xử lý các hành vi xâm phạm trái phép tài nguyên du lịch.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 06/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí