Những Hạn Chế Trong Việc Thi Hành Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Du Lịch

lượng dọn vệ sinh môi trường đã làm sạch cảnh quan, giữ sạch môi trường du lịch. Ví dụ: Ở Nghệ An, một số địa phương như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Diễn Thành (Diễn Châu), Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu), khu di tích Kim Liên (Nam Đàn)... đã ban hành và thực hiện tốt các quy chế về bảo vệ môi trường, xây dựng được nhiều mô hình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường ở các phường, xã, vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng, thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư, thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường đảm bảo không để rác tồn đọng trên các trục đường, khu dân cư, khu vực công cộng và dọc bãi biển. 100% các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đều được trang bị thùng đựng rác, lắp biển báo chỉ dẫn nhằm nâng cao ý thức của du khách trong công tác bảo vệ môi trường và thực hiện nghiêm túc quy định của chính quyền địa phương, thường xuyên vệ sinh khu vực du lịch. Đặc biệt, tại thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, 100% nhà hàng, khách sạn, ki ốt kinh doanh thực hiện việc đổ rác đến điểm tập trung từ 20h đến 24h hằng ngày. Tại các khu du lịch trọng điểm khác trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập tổ thu gom rác thải và thực hiện khá tốt công tác vệ sinh môi trường (đạt 75-80%), không để xảy ra hiện tượng rác tồn đọng tại các trục đường, điểm du lịch như tại khu di tích Kim Liên, khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan, quảng trường Hồ Chí Minh, khu tâm viên núi Quyết, bãi tắm Cửa Lò, bãi Lữ [36];...

Thứ sáu, công tác kết hợp giữa địa phương và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch trong công tác bảo tồn và khai thác giá trị di sản đang là xu hướng đem lại nhiều hiệu quả và được sự ủng hộ của cộng đồng trong thời gian qua. Quảng Bình và Ninh Bình là hai địa phương sở hữu nhiều di sản hiếm có và công tác kết hợp giữa địa phương với doanh nghiệp tư nhân đang đi đúng hướng, đạt hiệu quả cao trong công tác bảo vệ tài nguyên du lịch. Ông Nguyễn Cao Tấn, Phó giám đốc Ban quản lý Quần thể danh thắng TràngAn khẳng định:

Ban quản lý luôn xác định công tác quản lý về hoạt động dulịch trong phạm vi Quần thể danh thắng Tràng An có ý nghĩaquan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị củadi sản. Vì vậy, việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địaphương và các doanh nghiệp làm du lịch để đảm bảo tốt các hoạtđộng du lịch là một nhiệm vụ trọng tâm của Ban quản lý Quầnthể danh thắng Tràng An [39].

Trong công tác kết hợp này thì doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đầu tưhạ tầng, toàn quyền trong việc tổ chức tuyến du lịch, việc đưa đón khách thămquan, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải bảo vệ tốt nguồn tàinguyên du lịch để đem lại cho du khách những sản phẩm du lịch chất lượng cao.Nhưng bên cạnh đó địa phương cũng có riêng một đơn vị trực thuộc Ủy bannhân dân tỉnh trực tiếp giám sát mọi công tác đầu tư hạ tầng, xây dựng và tổchức tua, tuyến trong lòng di sản. Điều này đảm bảo nếu xảy ra bất cứ xâm phạmdi sản nào từ phía doanh nghiệp đều sẽ bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

2.2.2 Những hạn chế trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng từ tài nguyên du lịch nhân văn đến tài nguyên du lịch tự nhiên như: Vịnh Hạ Long, Thành nhà Hồ, Ca trù, phố cổ Hội An, Tràng An,… Những tài nguyên du lịch đã góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu những nét đẹp của quê hương ta với bạn bè trên thế giới. Đồng thời cũng tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển hơn. Tuy nhiên, nếu con người chỉ biết khai thác, sử dụng các tài nguyên du lịch mà không bảo vệ, giữ gìn chúng thì tài nguyên sẽ ngày càng mai một đi. Trước nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của thực tế, Luật Du lịch Việt Nam ra đời năm 2005 nhằm bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch của đất nước. Công cuộc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du

lịch ở một số địa phương đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khiếm khuyết.

2.2.2.1. Hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở một số địa phương

Hạn chế lớn nhất trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở các địa phương là công tác bảo vệ tài nguyên du lịch mới dừng lại ở trách nhiệm của Nhà nước chưa trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng, doanh nghiệp hoạt động du lịch. Tình trạng phổ biến là các nhà máy, xí nghiệp còn xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường nói chung và gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến các nguồn tài nguyên du lịch làm ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của đất nước. Một số trường hợp điển hình như theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ thì tỉnh Ninh Bình có 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để thuộc các lĩnh vực vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón, hóa chất hay chế biến nông nghiệp; tại tỉnh Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Đặc biệt, tại Vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra ứ đọng dài ngày với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản. Bãi biển Thuận An đang dần trở thành một “bãi rác” lớn. Dọc bãi biển có rất nhiều các loại rác thải, từ túi nilon, bao bì, vỏ bánh, kẹo, vỏ hoa quả, hộp sữa… Rác thải ra đã gây ô nhiễm nghiêm trọng bờ biển, gây ấn tượng không tốt cho du khách đến tham quan;... Tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội, người dân còn chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không chấp hành quy định pháp luật về việc bảo vệ môi trường du lịch trong làng nghề (vi

phạm điều cấm trong Luật Du lịch năm 2005, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường 2005, 2014,…). Theo quan trắc môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

không khí tại 46 làng nghề của Hà Nội, gần 98% làng nghề có từ một chỉ tiêu chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép; 100% số lượng làng nghề đều có từ một chỉ tiêu phân tích nước thải vượt tiêu chuẩn. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang có xu hướng tăng. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nước mặt nhiều nơi có hàm lượng COD, BOD5, NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần quy chuẩn. Nước mặt ở làng nghề dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng. Đáng chú ý, tại làng nghề gỗ Vân Hà và Liên Hà, hàm lượng các chất hữu cơ dễ bay hơi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 5 lần, nhiệt độ ở làng gốm Bát Tràng cao hơn xung quanh từ 1,5 đến 30 độ C; hai làng nghề Xuân Phương và Dục Tú tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép 3 - 4 lần [32].

Tại Nha Trang, hiện nay một số nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vịnh Nha Trang đang suy giảm nhanh chóng và ảnh hưởng đến môi trường rõ rệt. Các rạn san hô tự nhiên đang dần mất đi trong khi đó sự khôi phục tự nhiên diễn ra quá chậm, có nơi thậm chí không còn nữa.Trước đây rong mơ được xem là nguồn lợi dồi dào bậc nhất và có thể tìm thấy bất kỳ nơi đâu trong vịnh Nha Trang. Con người chỉ thu gom số lượng rong mơ trưởng thành trôi dạt vào bờ để bán thì vài năm trở lại đây tình trạng khai thác rong mở ồ ạt theo hướng tận diệt đã làm nguồn lợi này giảm đi nhanh chóng và đáng báo động. Một số nguồn lợi khác cũng đã giảm đi đáng kể như cỏ biển, rùa biển,… Mặt khác, nguồn chất thải chủ yếu từ rác thải sinh hoạt dân cư, nước thải sinh hoạt và nước thải của các công ty, nhà máy sản xuất đóng trên địa bàn thành phố theo các cống rãnh, nước mưa rồi tập trung vào hai con sông lớn (sông Cái và sông Tắc), sau đó đổ thẳng ra vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó chất thải từ nuôi trồng thủy sản và hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường vịnh Nha Trang [35].

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 11

Từ thực trạng trên cho ta thấy, việc thực thi pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch vẫn chưa hiệu quả ở một số địa phương. Các địa phương vẫn

chưa thể quản lý và thực hiện đúng theo quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch.

2.2.2.2. Hạn chế trong việc triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên du lịch, xử lý vi phạm trong khai thác tài nguyên du lịch

Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch cũng như xử lý vi phạm trong khai thác tài nguyên du lịch chưa được thực hiện triệt để ở một số địa phương. Hoạt động quản lý tài nguyên du lịch còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Chất lượng hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch còn hạn chế, chưa có chế tài xử lý vi phạm rõ ràng. Những quy định hiện đang được nhiều cơ quan ban hành với sự quan tâm rất ít tới lợi ích của công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, công tác thực thi các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chưa được nghiêm ngặt và không được thực hiện bởi những sở ngành độc lập, không có mối liên kết với các ngành. Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong việc bảo vệ, xử lý vi phạm về tài nguyên du lịch không được thực hiện thường xuyên. Có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhưng lại thiếu sự phối hợp dẫn đến tính hiệu quả không cao. Công tác quản lý môi trường du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn dẫn đến tình trạng xâm hại, có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Các huyện, thành, thị và các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động du lịch chưa có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực môi trường nên rất khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường du lịch.

2.2.2.3. Hạn chế về ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Hiện nay tình trạng khách du lịch đi đến các địa điểm du lịch xả rác bừa bãi gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường là khá phổ biến. Trước tình hình

đó ngành Du lịch phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn nếu không sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng tới môi trường sống.

Người dân chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, chưa nhận biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch khiến việc tu sửa, bảo tồn, phát triển gặp khó khăn. Tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng, diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trên cả nước.

Nhiều tài nguyên có tiềm năng khai thác nhưng do bị mai một, lãng quên và bị hủy hoại nên vẫn bỏ ngỏ. Do vậy, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Có như vậy, tài nguyên du lịch mới được giữ gìn và phát triển. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp không khói này.

2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Ngoài nguyên nhân từ những tồn tại trong quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam như đã phân tích ở trên, sự bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho người dân còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch đã được thực hiện nhưng kết quả mang lại còn hạn chế. Bên cạnh những người chấp hành nghiêm chỉnh theo luật pháp, ra sức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên du lịch vẫn còn không ít người không tuân theo quy định pháp luật, vẫn phá hoại tài nguyên.

Hiện nay việc tuyên truyền, giáo dục người dân về vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và giá trị của

nó mới chỉ được tuyên truyền, phổ biến trong các cuộc họp, hội nghị hoặc phần nào nhắc tới qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, internet,… nhưng không có sự nhấn mạnh, chưa có biện pháp tuyên truyền cụ thể, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Mặt khác, không phải bất cứ ai cũng đi họp hay mọi người đều thường xuyên tiếp cận với internet hay nghe các thông tin tuyên truyền về việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Từ thực tế này dẫn đến, người dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ, phát triển tài nguyên. Do vậy, một bộ phận người dân đã có hành vi xâm phạm, phá hoại tài nguyên như: vất rác vừa bãi ở các khu di tích, danh lam thắng cảnh, đổ nước thải trực tiếp ra sông ngoài, ao hồ, gây mất vệ sinh, ô nhiễm tài nguyên,…

Vì không nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên du lịch nên một số người đã không ngừng xâm hại đến nó. Đây là nguyên nhân dẫn đến tài nguyên du lịch của nước ta đang ngày càng bị mai một dần, cạn kiệt dần.

Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc bảo vệ tài nguyên du lịch chưa được tiến hành thường xuyên

Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa thật sự chặt chẽ và còn khá nhiều bất cập. công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thực hiện chậm. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch được kiểm tra, giám sát nhưng chất lượng kiểm tra, giám sát chưa được tốt ở một số địa phương. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng được yêu cầu cần xử lý ngay những sai phạm trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý, bảo vệ, xử lý vi phạm còn yếu. Các sở, ban ngành chủ chốt thường thiếu nguồn nhân lực, không được đào tạo đầy đủ và không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu quả. Nhận thức về vai trò và sự phát triển bền vững du lịch của cộng đồng và chính quyền các cấp đặc biệt là các doanh nghiệp chưa theo kịp với yêu cầu hội nhập. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết thuộc hạng vừa và nhỏ, năng lực

quản lý còn yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên du lịch còn bất cập. Sự phân cấp ngành trong công tác quản lý môi trường du lịch còn chưa thực sự rõ ràng, rành mạch dẫn đến sự không thống nhất, chồng chéo trong hoạt động giám sát, kiểm tra, xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Thứ ba, tốc độ gia tăng các loại hình du lịch dịch vụ.

Việc tăng nhanh về số lượng các khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp dẫn đến giảm diện tích đất ngập nước, phá rừng lấy đất gây xói mòn, rửa trôi... Phát triển du lịch ở khu vực ven biển với hệ thống đường giao thông, các khách sạn, sân golf... cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nhu cầu khai thác cát, giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển dẫn đến nguy cơ gây xói mòn bờ biển, gây ra các hiện tượng cát bay và các hình thức suy thoái đất khác. Rác thải sinh hoạt trong khuôn viên các điểm du lịch được quét dọn hằng ngày và thu gom vào các thùng rác công cộng để đưa đi xử lý, tuy nhiên xung quanh một số điểm du lịch hiện tượng vứt rác bừa bãi vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Tại các khu du lịch biển, rác thải do sóng biển đánh dạt vào và do các cơ sở kinh doanh thải ra chưa được thu gom triệt để làm mất mỹ quan không gian du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022