Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 13

quy chế chứa đựng quy định pháp luật sao cho phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động của du lịch. Như vậy, hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch sẽ đạt hiệu quả cao hơn vì có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan.

3.2.3. Hoàn thiện các quy chuẩn về tài nguyên du lịch

Nhà nước cần xây dựng quy chuẩn về tài nguyên du lịch; quy định như thế nào là tài nguyên du lịch đạt chuẩn chất lượng. Không chỉ xây dựng các quy chuẩn này bằng các quy phạm an toàn mang tính quản lý mà cần có những quy phạm kỹ thuật. Việc xây dựng hệ thống quy chuẩn quốc gia cho tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất to lớn. Nó không chỉ là nền tảng để đánh giá chất lượng du lịch mà còn là thước đo sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và từ đó làm cơ sở xác định hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và có biện pháp xử lý.

Hiện nay, đã có nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch song không thể đi vào thực tiễn cuộc sống vì thiếu các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện. Chính vì vậy, cần phải bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên du lịch. Đây chính là những biện pháp đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch. Cụ thể cần bổ sung các quy định về cơ chế đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, quy định cụ thể về xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tài nguyên du lịch. Đối với các quy phạm về xử lý vi phạm cần được bổ sung trong cả pháp luật môi trường, pháp luật di sản văn hóa và pháp luật du lịch, trao cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, di sản và du lịch quyền năng xử lý vi phạm. Đồng thời cần xây dựng các chế tài phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức, thuyết phục nhưng cũng đủ mạnh mẽ để răn đe, tránh tình trạng coi thường pháp luật.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm pháp luật về tài nguyên du lịch

Có thể thấy mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập như đã phân tích ở trên. Do vậy, trước mắt cần phải nâng cao mức xử phạt tiền, Nghị định 16/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch để đủ sức răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, bởi mức phạt cao nhất tại Nghị định này là 40.000.000 đồng là chưa đủ lớn và chưa đủ đủ sức răn đe. Mặt khác, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm còn quá ngắn vì những thiệt hại đối với tài nguyên du lịch thường không bộc phát ngay, nhất là đối với lĩnh vực môi trường du lịch thì biểu hiện của nó lại từ từ trong một thời gian dài. Vì vậy, pháp luật cần có quy định kéo dài thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường để có thể xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân một cách thỏa đáng. Vấn đề xử lý hành vi xâm phạm đến tài nguyên du lịch được quy định rải rác trong quá nhiều các văn bản liên quan từ Luật Du lịch, Luật Môi Trường, Luật Di sản văn hóa… nên việc áp dụng các chế tài này gặp khó khăn khi nhà quản lý tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, thiết nghĩ cần bổ sung thêm các điều luật quy định về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Như trên đã phân tích việc xử phạt đối với một số hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch cụ thể thì lại quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Ví dụ như hành vi sử dụng trái phép thực vật, động vật hoang dã quý hiếm vào mục đích kinh doanh du lịch thì áp dụng theo quy định tại Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử phạt. Có thể nhận định đây là một khó khăn lớn đối

với các cơ quan có thẩm quyền bởi cùng là hành vi sử dụng trái phép thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm nhưng nếu sử dụng vào mục đích khác nhau thì mức xử phạt hoặc hình thức xử phạt đối với những hành vi này cũng khác nhau. Do đó, nếu áp dụng Nghị định 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để xử phạt đối với các hành vi vi phạm nhưng trong lĩnh vực du lịch thì sẽ không đủ mạnh để răn đe đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Mặt khác, các hệ thống động vật, thực vật là một nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch nên hành vi xâm hại đến hệ thống các tài nguyên này càng cần được quy định cụ thể và rõ ràng hơn để tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên du lịch.

Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009) đã có nhiều điểm mới trong phần các tội phạm môi trường. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về tội phạm môi trường trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, một số tội như tội hủy hoại rừng (Điều 189), tội xâm phạm các quy định về quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 191)… chỉ mới nêu chung chung mà vẫn chưa có một quy định đặc thù, cụ thể về việc hủy hoại rừng hoặc các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong trường hợp tài nguyên rừng hoặc các khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được đưa vào khai thác trong lĩnh vực du lịch bởi hành vi phạm tội trong lĩnh vực này mang lại hậu quả rất lớn và lớn hơn nhiều so với các hành vi phạm tội cùng loại khác. Các hành vi cố ý tuyên truyền sai lệch bản chất văn hóa Việt, làm ảnh hưởng tới các tài nguyên nhân văn cũng cần được xem xét, nghiên cứu để xử phạt hình sự ở tùy mức độ khác nhau. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành Du lịch như hiện nay thì việc pháp luật thiếu quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên du lịch như nêu trên là một lỗ hổng lớn. Vấn đề bức thiết đặt ra cho các nhà làm luật là cần hoàn thiện các quy định về pháp luật hình sự để dễ

dàng khi áp dụng pháp luật trên thực tế, không bỏ sót bất cứ hành vi phạm tội nào có liên quan đến tài nguyên du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Hiện nay, nước ta đã xây dựng được hệ thống các chế tài xử phạt các hành vi xâm phạm tài nguyên du lịch song do nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên trên thực tế có rất ít các tội phạm xâm phạm tài nguyên du lịch được đưa ra xét xử. Vì vậy, vấn đề trước mắt phải đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung những quy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và về lâu dài pháp luật cần có quy định rõ ràng và cụ thể về tội phạm xâm phạm tài nguyên du lịch. Có như vậy nền du lịch của nước ta mới có điều kiện hơn nữa để phát triển, góp phần phát triển kinh tế.

3.3. Một số giải pháp khác nhằm tăng hiệu quả bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam

Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam - 13

3.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch. Qua thực tiễn cho ta thấy rằng, hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau đòi hỏi cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước về du lịch ở một số nội dung quản lý như sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc quy hoạch khu, điểm du lịch.

Quy hoạch du lịch là một hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ một đất nước nào nhằm khai thác các tài nguyên du lịch để phát triển bền vững. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 để xác định một lộ trình cụ thể cho du lịch Việt Nam. Điểm đột phá trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện trong quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm mọi nguồn lực và lợi thế quốc gia; phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa với vai trò động lực của các doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi nước ta cần xây dựng được một quy hoạch vùng du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể về du lịch để khai thác tốt nguồn tài nguyên đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường do hậu quả của khai thác du lịch đem lại như: Thành lập tổ công tác gồm các sở, ngành liên quan; chính quyền địa phương; ban quản lý các khu, điểm du lịch để tiến hành rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm tham quan du lịch; tăng cường công tác quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng, vụ việc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch; nghiên cứu cứu lắp đặt các biển báo, biển cấm đỗ xe, cấm bán hàng rong và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Kiểm tra, rà soát lại hệ thống biển quảng cáo, tháo dỡ các biển quảng cáo sai quy định; đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái: Không đốt phá rừng, tăng cường trồng cây xanh, thu gom và xử lý chất thải rắn, thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh du lịch.

Việc để cho địa phương vừa khai thác, vừa quản lý tài nguyên du lịch thực tế đã cho thấy nhiều bất cập trong thời gian qua khi chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của du khách trong khi công tác bảo tồn di sản cũng không thực sự hiệu quả. Chính vì vậy mà sự kết hợp giữa địa phương và

doanh nghiệp trong quá trình quảng bá, khai thác và bảo tồn giá trị di sản sẽ là một giải pháp hợp lý nếu việc phối hợp và giám sát hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành một cách cẩn trọng. Để đạt được điều đó thì trước hết cần đến công tác giám sát chặt chẽ, nghiêm túc của địa phương. Đối với các doanh nghiệp cần phải phối hợp tích cực với các đơn vị trên địa bàn đưa ra những nội dung, quy tắc ứng xử với môi trường, đồng thời phối kết hợp với các đơn vị chức năng Kiểm lâm, Công an, người dân trên địa bàn để tổ chức tốt việc vừa khai thác vừa bảo tồn môi trường cảnh quan, tài nguyên du lịch nhằm phục vụ tốt cho sự phát triển của kinh tế.

Bên cạnh đó yêu cầu các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện niêm yết giá theo quy định, bán đúng giá, bảo đảm chất lượng, số lượng, trọng lượng; triển khai các giải pháp nhằm bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Mặt khác, tăng cường công tác thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; thẩm định công nhận các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, việc quản lý các dịch vụ vận chuyển khách công cộng và khách du lịch cũng cần chú trọng hơn. Rà soát nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, tăng cường việc tiếp cận phương tiện được an toàn, thuận lợi, bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia giao thông và đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng du lịch; trong hoạt động hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và các khâu đón tiếp, dịch vụ khác; đa dạng hoá các loại hình lưu trú, các tour, tuyến, loại hình du lịch, hàng lưu niệm cung cấp cho khách du lịch.

Thứ ba, nâng cao chất lượng của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch.

Cần nâng cao cả chất lượng và số lượng những cán bộ có trình độ chuyên môn cao để tăng hiệu quả công việc, hạn chế việc ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Mặt khác, cần xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để việc quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao nhất.

3.3.2. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch: Sau khi xây dựng các dự án khả thi và tiến hành đánh giá tác động của con người, của môi trường thì nhà quản lý triển khai các dự án phát triển du lịch. Cần phải có sự phối hợp tham gia của các ban ngành có liên quan và cộng đồng địa phương trong suốt quá trình quy hoạch và thực hiện dự án. Xây dựng các chương trình giáo dục ý thức pháp luật cho các đối tượng (khách du lịch, người dân địa phương và du khách). Nội dung giáo dục ý thức pháp luật phải phù hợp với các đối tượng và dựa trên các vấn đề tồn tại hiện có của môi trường, nguồn lực, phong tục tập quán, lối sống văn hóa và tình hình cụ thể của từng địa bàn. Các nội dung chủ yếu cụ thể là: nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị của tài nguyên du lịch: đó là nơi bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, những kho dự trữ thiên nhiên quý giá, bảo tồn những cảnh quan độc đáo, các loài động vật và thực vật đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, nơi nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch, điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc…; giáo dục một số kỹ năng bảo vệ tài nguyên du lịch bằng việc bảo vệ môi trường như phòng chống cháy rừng, bảo vệ các loài động vật quý hiếm, giáo dục về đạo đức với tài nguyên du lịch và việc đối xử thân thiện, tôn trọng đối với tài nguyên du lịch.

Việc lựa chọn phương tiện, phương pháp áp dụng đối với mỗi nhóm đối tượng phải rất linh hoạt và đa dạng. Đối với nhóm đối tượng là người địa phương phải lựa chọn các phương pháp giáo dục, tuyên truyền hướng tới cộng đồng bao gồm: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền thanh, báo tường, bảng tin nơi công cộng, thi viết, thơ, nghệ thuật về một số vấn đề của môi trường, của tài nguyên du lịch…; bổ sung và sử dụng rộng rãi các thiết bị nghe, nhìn: Chiếu phim tư liệu ngoài trời…; giao tiếp

giữa mọi người trong tổ dân phố, biểu diễn ca nhạc, múa rối, kể chuyện…; sinh hoạt câu lạc bộ với các chủ đề và tên hấp dẫn như: Câu lạc bộ bảo tồn Sao La, Hổ, quan họ…; tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân nhân dịp các sự kiện đặc biệt như lễ hội, phong trào thể thao, ngày môi trường thế giới, ngày đa dạng sinh học, ngày được công nhận di sản văn hóa…; và các phương tiện hướng tới cộng đồng khác như áp phích, quà lưu niệm (dây đeo chìa khóa, lịch, tem thư…).

Đối với học sinh, sinh viên: Tùy vào từng đối tượng mà lựa chọn các hình thức giáo dục cho phù hợp: Lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch vào chương trình giáo dục chính khóa như môn đạo đức, hoạt động ngoại khóa; biên soạn giáo trình giáo dục về bảo vệ tài nguyên du lịch và tài liệu tham khảo cho giáo viên các cấp, tổ chức đi tham quan thực tế ở các khu du lịch thiên nhiên; tổ chức các câu lạc bộ xanh, câu lạc bộ bảo tồn, câu lạc bộ nghiên cứu về nét đẹp văn hóa và lịch sử của các tài nguyên thiên nhiên trên cả nước…; tổ chức các chương trình sáng tác văn, thơ, kịch, vẽ… về bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương; tổ chức biểu diễn văn nghệ, ca nhạc… mang nhiều nội dung bảo vệ tài nguyên du lịch.

Đối với du khách: Người hướng dẫn viên phải có lương tâm nghề nghiệp và thực sự hiểu tường tận về văn hóa xã hội của thành phố nơi có điểm du lịch để giúp cho du khách dễ gần với môi trường, yêu mến, tôn trọng môi trường văn hóa, thái độ gần gũi với con người bản địa hơn, như vậy sẽ tránh được sự xung đột một cách đáng tiếc. Đồng thời phải có những chỉ dẫn hoặc những quy định cụ thể đối với du khách tham gia du lịch tại địa phương, nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên du lịch của đất nước cũng như là nâng cao lòng tự trọng của du khách.

Cần phải quy hoạch phát triển du lịch sinh thái, xây dựng các trung tâm diễn giải, giới thiệu chuyên nghiệp về các tài nguyên du lịch hiện có ở mỗi địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022