Đặc Trưng Của Pháp Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng .


hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, và các quy tắc bán hàng chung do các nhà cung ứng, sản xuất hàng hóa và dịch vụ lập ra [104, tr.43]. Nhìn chung, các loại hợp đồng áp dụng điều kiện giao dịch chung giữa NTD với bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ có một trong các đặc điểm chung khi lập ra hợp đồng như sau. Một là, theo hướng không có lợi đối với NTD. Ví dụ: trong hợp đồng đưa ra một số khái niệm rất chung chung, gây hiểu lầm, tự cho mình quyền thay đổi một số vấn đề nhân danh vì lợi ích chung…cụ thể dịch vụ cung cấp truyền hình cáp có thể tự ý thay đổi nội dung chương trình mà không thông báo cho khách hàng. Hai là, áp đặt, và loại bỏ sự tự do cam kết, tự nguyện thỏa thuận hợp đồng của NTD, và chiếm lấy quyền ưu tiên. Ví dụ: trong hợp đồng tín dụng, nhà cung ứng dịch vụ đưa ra hợp đồng có sẵn về lãi suất, còn NTD không thể đưa ra lãi suất. Ngân hàng tự cho mình quyền ấn định cả lãi suất tiền gởi trong hợp đồng tín dụng theo mẫu. Còn trong pháp luật, ngân hàng được phép điều chỉnh lãi suất theo Điều 12 k 2 Luật Ngân Hàng 2010 [9]: Nhà Nước được quyền quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng nếu thị trường tiền tệ có biến cố. Ba là, né tránh luật để khỏi phải chịu sự chế tài hoặc loại trừ rủi ro pháp lý cho bản thân người cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

2.1.4. Đặc trưng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

Nét đặc trưng của pháp luật bảo vệ NTD: thể hiện thông qua bản thân chính là một loại "pháp luật tư đặc biệt", đặc biệt về khía cạnh Nhà nước, Nhà nước can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của nhà cung cấp. "Pháp luật tư đặc biệt" điều chỉnh các quan hệ tư, tức là quan hệ mua bán, quan hệ này được xây dựng trên nền tảng của hợp đồng mua bán giữa các chủ thể bao gồm NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm thương nhân. Mục tiêu hướng đến: nhầm thiết lập trật tự, đề cao tính tự do khế ước theo tinh thần của pháp luật Việt Nam, và tinh thần pháp luật La Mã cổ đại: "pháp luật là giải phóng, tự do là ràng buộc". Ý nghĩa: một là, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật ưu tiên bảo vệ kẻ yếu, tạo cho kẻ yếu có được cơ hội tốt hơn, công bằng hơn. Hai là, kìm hãm bớt đối với bên vị thế mạnh. Chính vì điểm đặc thù của quan hệ trên kéo theo đặc thù của quan hệ tiêu dùng.


Nét đặc trưng thứ nhất: nét đặc trưng thể hiện PLBVQLNTD điều chỉnh quan hệ tư, vì mang tính chất tư, nên có rất nhiều thiết lập ngoại lệ so với các tư duy pháp luật tố tụng mang tính truyền thống, chẳng hạn như: về thủ tục rút gọn, nghĩa vụ chứng minh, và kiện tập thể. Ngoài ra còn có một số quy định về trách nhiệm, vấn đề công khai các bản án, các quyết định của tòa án [56, tr.21], và kể cả án phí đối với vấn đề liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng [104, tr.48].

- Thủ tục rút gọn: PLBVQLNTD ưu tiên trong lĩnh vực tiêu dùng được phép sử dụng phương thức đặc biệt này để bảo vệ quyền lợi NTD, đặt quyền lợi NTD lên trên hết, tạo ra điều kiện thuận lợi và dễ dàng để tiếp cận với công lý. Mục đích: một là, giải quyết tranh chấp cho NTD không mang tính dài dòng, và ít rắc rối. Hai là, một khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, áp dụng phương thức rút gọn này cũng sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho Toà án, làm cho Tòa án đỡ cồng kềnh, rút gọn bớt về mặt thủ tục, làm cho hình thức thưa kiện trở nên ngắn gọn. Căn cứ pháp lý để áp dụng điều kiện, thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 41, k2 LBVQLNTD 2010, và quy định trong BLTTDS 2015 có liên quan đến thủ tục rút gọn từ Điều 316-324.

- Nghĩa vụ chứng minh chứng cứ trong tiêu dùng: theo LBVQLNTD 2010 Điều 42 có quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh về lỗi, tương tự ở nước Đức cũng quy định về đảo nghĩa vụ chứng minh lỗi (Beweislastumkehr) [26, tr.31]. NTD được ưu tiên không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của bên cung ứng hàng hóa và dịch vụ. Việc chứng minh lỗi hoàn toàn được loại trừ, nếu NTD muốn được bồi thường thiệt hại cần dựa vào căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH. Còn đối với nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ, nếu muốn không bồi thường thiệt hại thì họ phải tự mình đưa ra bằng chứng, chứng minh mình không có lỗi. Đối với BTTH bao gồm hai loại: theo hợp đồng và ngoài hợp đồng.

BTTH theo hợp đồng phát sinh khi một trong các bên hoặc cả hai cùng vi phạm nghĩa vụ đã được thỏa thuận cụ thể theo hợp đồng. Ví dụ: vi phạm quyền của một bên, đồng thời là nghĩa vụ của bên kia, khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ lẽ ra phải thực hiện theo thỏa thuận có trong hợp đồng mà các bên đã giao kèo trước với nhau. Nếu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

nghĩa vụ không được thực hiện, trách nhiệm BTTH sẽ phát sinh khi có vi phạm liên quan đến nghĩa vụ được mặc định trong phạm vi khế ước và các bên đã giao kèo trước đó với nhau. Mục đích BTTH theo hợp đồng là bù đắp cho người bị xâm phạm khoản vật chất nhất định khi bị xâm phạm.

BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có hành vi xâm phạm ngoài hợp đồng. Khi nói đến BTTH ngoài hợp đồng là nói đến BTTH không được quy định trước trong hợp đồng, hoặc không theo hợp đồng mà các bên chưa có giao kèo trước trong hợp đồng với nhau về việc thiệt hại. BTTH ngoài hợp đồng được pháp luật quy định cụ thể nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, và đồng thời để ngăn ngừa, khôi phục những hậu quả do thiệt hại gây ra. Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng này phát sinh khi quyền của một trong các bên bị xâm phạm và cần phải được BTTH để khắc phục tình trạng bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra.

Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 7

Để được BTTH ngoài hợp đồng cần dựa vào cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH sau: Điều 584 BLDS 2015, phải có hành vi xâm phạm gây thiệt hại xảy ra làm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH; k1 Điều 585 BLDS 2015 có thiệt hại thực tế được bồi thường, Điều 275 BLDS 2015 thiệt hại do hành vi trái luật; và phải có mối quan hệ nhân quả xảy ra với thiệt hại thực tế do hành vi trái luật gây ra. Đối với Điều 584 và 585 BLDS 2015, tại Điều 584 qui định: Một là, do trường hợp bất khả kháng. Hai là, hoàn toàn do lỗi phát sinh từ bên bị thiệt hại. Hai trường hợp này bên bị thiệt hại không được bồi thường, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm. Tại Điều 585 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: một là, "khi bên thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra". Hai là, nếu bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không sử dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính bản thân mình, thì cũng không được bồi thường.

- Kiện tập thể: đây là 1 trong những nét độc đáo, bắt nguồn từ NTD, do bị xâm phạm lợi ích của cả tập thể, và kiện tập thể là phải nhân danh vì lợi ích tập thể. Theo tư duy pháp luật dân sự truyền thống, bình thường thì lợi ích của người


nào bị xâm phạm, thì người đó đi thưa kiện, và không ai kiện hộ ai. Đó là nguyên lý chung, tuy nhiên trong quan hệ tiêu dùng xuất hiện nét độc đáo về chủ thể, có chủ thể mà bản thân mình không hề bị xâm phạm về lợi ích, nhưng có thể đứng đơn kiện, có thể kiện cho cả tập thể. Kiện tập thể không phải do số lượng nhiều người khởi kiện là “kiện tập thể” mà phải nhân danh vì lợi ích của cả tập thể. Mục đích kiện tập thể: pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể người tiêu dùng khi họ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp bởi hành vi sai trái của các nhà kinh doanh được biết để họ có thể quyết định kiện tập thể hay chỉ kiện độc lập từng cá nhân [28, tr.41]. Kiện tập thể giảm đi gánh nặng cho Toà án có sức mạnh đoàn kết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với NTD.

Tuy nhiên hiện nay, BLTTDS 2015 chưa quy định việc khởi kiện tập thể [103, tr.78]. Đối với LBVQLNTD 2010: cũng không đề cập cụ thể, chỉ có một số quy định có khuynh hướng thiên về kiện tập thể nằm rải rác. Khi khởi kiện tập thể: theo quy định tại Điều 41 K1 LBVQLNTD 2010, tổ chức xã hội có thể tham gia bảo vệ cho NTD. Đầu tiên, cần yêu cầu 1 tổ chức cụ thể nào đó. Tiếp đến, cần phải được xác định trong quy chế để làm đại diện cho 1 lực lượng nào đó, và khi tiến hành thì việc khởi kiện tập thể phải tuân theo một số các điều kiện cơ bản như sau: Một là, thông báo công khai: cần thông báo công khai việc khởi kiện về vụ án, bản án, số người tham gia, căn cứ tại Điều 44 k1, 2, 3 LBVQLNTD. Hai là, tiền bồi thường, trường hợp bên kiện tập thể thắng, số tiền bồi thường khi kiện tập thể có liên quan trật tự công cộng, lợi ích công cộng, một khi thắng kiện sẽ do Toà án quyết định, căn cứ pháp lý Điều 46 LBVQLNTD. Ba là, khi phiên xử kết thúc: NTD được tiếp nhận toàn bộ thông tin về phiên xét xử đó, công khai, phát trên phương tiện truyền thông…căn cứ pháp lý Điều 45 LBVQLNTD 2010 đã quy định. Đối với BLTTDS 2015: không quy định cụ thể, nhưng cũng có quy định liên quan đến “kiện tập thể” mang tính chung chung, nằm rải rác ở một số điều. Điều 186 quyền khởi kiện vụ án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền tự mình hoặc nhờ qua một người đại diện để khởi kiện nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình. Đây là quyền khởi kiện chung có khía cạnh dành cho nhiều


người khởi kiện có thể thông qua một người để khởi kiện thay vì lợi ích của nhiều người, lợi ích của cả tập thể. Điều 187 k3, k4 BLTTDS 2015, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng, có quyền làm đại diện cho NTD để khởi kiện vì quyền lợi của người tiêu dùng; có thể tự tổ chức xã hội kiện vì lợi ích công cộng.

- Về lệ phí, án phí, NTD không phải tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án Điều 43 k2 LBVQLNTD đã quy định. Pháp luật khích lệ NTD để họ tự bảo vệ chính mình thông qua việc khởi kiện, và tạo cho NTD điều kiện thuận lợi, không cần tạm ứng án phí lệ phí. Một lý do khác nếu không miễn tạm ứng án phí, sẽ có rất nhiều NTD không nộp đơn kiện vì họ không có đủ tiền để đóng [28, tr.41].

Nét đặc trưng thứ hai: xác định về trách nhiệm sản phẩm nghiêm ngặt song song với việc mở rộng chủ thể chịu trách nhiệm. LBVQLNTD 2010 quy định về trách nhiệm sản phẩm vd: Điều 21 trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Điều 22 trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật. Mặt khác, trách nhiệm sản phẩm này có liên quan đến cả trách nhiệm bồi thường như là: nhà sản xuất phải có trách nhiệm bồi thường cho NTD, trong tình huống do sản phẩm có khuyết tật gây ra được quy định tại Điều 23 LBVQLNTD 2010, ngay cả khi nhà sản xuất không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho người dùng, và NTD cũng không trực tiếp nhận hàng từ phía của nhà sản xuất [45, tr.56], hoặc không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường quy định theo BLDS 2015 Điều 608. Ngoài việc quy định về trách nhiệm sản phẩm được nêu trên có thể thấy LBVQLNTD 2010 đã xác định về trách nhiệm đối với sản phẩm một cách nghiêm ngặt, hơn thế nữa cũng mở rộng thêm về chủ thể phải chịu trách nhiệm [104, tr.47]. Đặc biệt người chịu trách nhiệm do hàng hóa khuyết tật gây ra, đôi khi không phải là người gây ra khuyết tật cho hàng hóa, nhưng chỉ cần có hành động tham gia vào chuỗi hoạt động nhằm đưa hàng hóa đến tay NTD thì cũng phải chịu trách nhiệm [26, tr.29]. Đây là chủ thể phải chịu trách nhiệm được pháp luật mở rộng và ràng buộc theo quy định tại Điều 23 k1 LBVQLNTD 2010. Có thể thấy, ngay cả khi chủ thể không biết, hoặc không có lỗi tạo ra khuyết tật cho hàng hóa, nếu hàng hóa đến tay NTD và gây thiệt hại đối với NTD đều phải chịu trách nhiệm.


Nét đặc trưng thứ ba: tính can thiệp vào quá trình giao dịch, PLBVQLNTD can thiệp rất sâu vào quá trình giao dịch giữa nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ với NTD, can thiệp bằng phương thức đưa ra quy định về những điều kiện bắt buộc phải tuân theo nhằm mục đích khắc phục những bất lợi đối với NTD ở vị thế yếu. Nói rõ hơn, pháp luật can thiệp sâu vào quá trình giao dịch của các bên là đặt ra điều kiện đối với nhà cung ứng, buộc họ phải tuân thủ ví dụ: kiểm soát điều kiện giao dịch chung theo Điều 19 LBVQLNTD 2010. Kiểm soát điều khoản không công bằng, giao dịch điện tử [104, tr.47]. Từ các khía cạnh nêu trên có thể thấy PLBVQLNTD là môt loại PL mang tính can thiệp. Một là, can thiệp sâu vào quá trình giao dịch các bên. Hai là, can thiệp để gây cho nhà cung ứng một số cản trở nhất định. Ba là, can thiệp bằng việc tạo ra điều kiện buộc phải tuân theo để hạn chế, khắc phục những bất lợi cho NTD.

Nét đặc trưng thứ tư: PLBVQLNTD là một loại pháp luật tư đặc biệt, điều chỉnh các quan hệ tư, quan hệ tư ở đây được hiểu là quan hệ mua bán, được xây dựng trên nền tảng của quan hệ hợp đồng mua bán giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm thương nhân với NTD. PLBVQLNTD là mảng pháp luật được tách riêng ra từ pháp luật dân sự, được pháp luật dân sự điều chỉnh chung, và nó có ranh giới với một số các ngành luật khác. Về nguyên tắc, quan hệ mua bán của NTD với thương nhân là đối tượng được pháp luật dân sự truyền thống điều chỉnh [26, tr.22], là loại pháp luật tư, tuy nhiên pháp luật dân sự truyền thống không thể đi vào mọi ngõ ngách của các vấn đề chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực tiêu dùng, nên cần phải có PLBVQLNTD để điều chỉnh. PLBVQLNTD là một loại pháp luật tư đặc biệt hay luật công cần phải được phân biệt rỏ ràng.

Các nhà làm luật từ thời La Mã cổ đại cũng đã phân biệt luật công, luật tư rất rõ, và có giá trị đến ngày nay. Luật công (jus publicum); luật tư hay Luật Dân sự (jus privatum, jus civile). Ulpian nhà làm luật thời La Mã cổ đại khẳng định: luật công là những điều có liên quan đến vấn đề về địa vị, và về lợi ích Nhà nước La Mã. Luật tư: những điều có liên quan đến góc độ về quyền lợi của cá nhân [24, tr.218]. Trong định nghĩa Ulpian nêu trên đã nói rất rõ về sự khác biệt giữa luật tư


và luật công. Luật công là bắt buộc phải liên quan đến lợi ích công, và lấy lợi ích công là mục tiêu, còn khi nói đến luật tư thì phải đem lợi ích tư nhân đặt lên làm đầu [129, tr.337]. Trong phương pháp điều chỉnh, luật tư có nét đặc thù liên quan đến sự thỏa thuận về ý chí, và có đối tượng điều chỉnh nhắm đến: lợi ích tư. Đối với phương pháp điều chỉnh về luật công, thể hiện thông qua những nét đặc thù liên quan đến mệnh lệnh đơn phương, mang tính bất bình đẳng, bắt buộc, và có đối tượng điều chỉnh nhắm đến: lợi ích công [104, tr.46]. Luật tư trong tự điển tiếng Đức Privatrecht [116, tr.274], nguyên văn bằng tiếng Đức có ghi “Privatrecht ist der Teil der rechtsordnung, der die beziehungen der einzelnen zueinander auf der grundlage der gleichordnung und selbstbestimmung regelt”- dịch sang tiếng Việt luật tư chính là một phần nằm trong hệ thống pháp luật điều chỉnh mối quan hệ cá nhân dựa trên nền tảng bình đẳng và tự định đoạt. “Das privatrecht ist das aquivalent zur demokratischen partizipation auf individueller”- “luật tư là luật có tính ngang đồng với việc tham gia mang tính dân chủ dựa trên nền tảng cá nhân”, theo sách mang tên: “Wirtschaftsordnung durch Zivilgerichte” từ tiếng Đức dịch sang tiếng Việt: “Trật tự kinh tế Toà án dân sự” đề cập [157, tr.257]. Luật tư dựa trên nền tảng của những quy phạm luật dân sự, luật tư bao gồm tất cả các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh về hành vi của những chủ thể.

Theo học thuyết quan hệ giữa các chủ thể, luật công liên quan đến quan hệ mang tính thứ bậc ví dụ: giữa nhà nước và công dân, còn luật tư liên quan đến quan hệ bình đẳng. Tuy nhiên, trong luật tư không phải mọi quan hệ đều mang tính chất bình đẳng, ví dụ: trong quan hệ giữa người chủ thuê và người làm thuê trong pháp luật lao động. ví dụ khác: trong vấn đề tiêu dùng cũng vậy, trong thực tế quan hệ giữa NTD với thương nhân chưa mang tính chất bình đẳng.

Trong từ điển pháp luật Đức cũng có nêu ra sự khác biệt như sau: luật tư gồm các luật: “Luật Dân sự, Luật Kinh doanh (gồm Luật Thương mại, Doanh nghiệp), luật về séc và các giấy tờ có giá trị, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm tư nhân. Luật công bao gồm: nghĩa hẹp, chỉ có luật Nhà nước, và Luật Hành chính. Nghĩa rộng: Luật Hình sự, Luật Tố tụng bao gồm Luật Tố tụng hình sự, Tố tụng


Dân sự, Thuế, Quốc tế, và Luật Liên minh Châu Âu” [168]. Đối với pháp luật Pháp, cũng xem luật hợp đồng là 1 nhánh luật xuất phát từ luật dân sự, mà luật dân sự là luật tư. “Le droit des contrats est la branche du droit civil français qui étudie les contrats. Le droit des contrats est lui-même une branche du droit des obligations, tout comme le droit de la responsabilité” [169], dịch sang tiếng Việt: “luật hợp đồng là một nhánh của Luật Dân sự Pháp, nghiên cứu về hợp đồng. Luật hợp đồng nó cũng là 1 nhánh của luật về nghĩa vụ, cũng như về trách nhiệm”. Từ các khía cạnh đã nêu trên cho thấy: PLBVQLNTD là một loại pháp luật tư đặc biệt, vì có nhiều khía cạnh thiên về loại pháp luật tư một cách rõ ràng như sau: Một là, liên quan đến lợi ích giữa các cá nhân với nhau. Hai là, đối tượng điều chỉnh luật tư hướng đến lợi ích tư. Cụ thể liên quan đến lợi ích tư giữa NTD với lợi ích tư thương nhân. Ba là, quan hệ mua bán, về mặt lý thuyết, theo hướng thuận mua vừa bán cả hai bên đều có lợi. Bốn là, quan hệ mua bán được xây dựng trên nền tảng hợp đồng mua bán, và tuân theo pháp Luật Hợp đồng mà Luật Hợp đồng là luật tư. Năm là, PLBVQLNTD là một mảng của Luật Dân sự, Luật Dân sự là luật tư. Sáu là, luật tư là tổng thể quy phạm điều chỉnh hành vi của chủ thể dựa trên nền tảng của các quy phạm Luật Dân sự.

Về nguyên lý chung của việc phân định về luật công và luật tư: luật công, chủ thể có thể làm những gì mà pháp luật cho phép. Đối với luật tư: chủ thể có thể làm những gì mà pháp luật không cấm, trừ những điều pháp luật cấm. Luật tư là những vấn đề tự do thỏa thuận, ngang hàng. Tuy nhiên đối với vấn đề tiêu dùng các yếu tố về tự do thỏa thuận, cân xứng, ngang hàng...đều trở nên kém đi.

- PLBVQLNTD là pháp luật tư đặc biệt, đặc biệt ở đây được thể hiện thông qua loại chủ thể: NTD, NTD là chủ thể đặc biệt trong quan hệ tiêu dùng.

- Pháp luật tư đặc biệt: đặc biệt về khía cạnh Nhà nước, Nhà nước can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của nhà cung cấp, và can thiệp bằng phương thức đưa ra quy định về quyền của NTD, quy định về trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh. Việc can thiệp sâu vào quá trình kinh doanh của nhà cung ứng với mục đích gây cản trở nhất định nhằm hạn chế những rủi ro đến với NTD. Pháp luật nhân đạo

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí