Giải Pháp Bảo Vệ, Tôn Tạo Tài Nguyên Môi Trường Du Lịch


- Ngoài các ấn phẩm phục vụ du lịch hiện có như Cẩm nang du lịch - Bình Dương rạng rỡ bình minh; Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh Bình Dương; Bản đồ du lịch Bình Dương cần nghiên cứu triển khai, xây dựng thêm nhiều ấn phẩm khác với hình thức và nội dung phong phú hơn.

3.3.6. Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch

Để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch cần phải nghiêm túc thực hiện “du lịch xanh”, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và p hát huy các giá trị nhân văn và bảo vệ môi trường.

Giải pháp bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch gồm:

- Ban hành các văn bản pháp lý quy định chặt chẽ về việc bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát vấn đề bảo vệ và tôn tạo môi trường tại các điểm du lịch, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Sử dụng thỏa đáng một phần kinh phí đầu tư tại các điểm du lịch vào việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường như khu vực chứa và xử lý rác thải, nhà vệ sinh…

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch về trách nhiệm trong thực hiện bảo vệ và tôn tạo môi trường du lịch.

3.3.7. Giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Trong tình trạng phát triển chậm và chưa tương xứng của du lịch nhân văn ở tỉnh hiện nay, giải pháp hợp tác trong nước và quốc tế đóng vai trò như chất xúc tác để đẩy nhanh hiệu quả khai thác, vực dậy tiềm năng to lớn vốn có.

Cụ thể giải pháp về hợp tác trong nước và quốc tế gồm:

Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch - 17

- Hợp tác với các tỉnh, thành ở khu vực Đông Nam Bộ trong phát triển hạ tầng, vật chất - kĩ thuật du lịch, đào tạo nhân lực, tổ chức tuyến điểm du lịch… qua đó vừa tận dụng được lợi thế lẫn nhau vừa tạo điều kiện học tập kinh nghiệm để phát triển những tiềm năng hiện có.


- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu và phát triển về du lịch để xây dựng các đề án, chiến lược du lịch khoa học mang lại hiệu quả cao và lâu dài. Hiện tại, Sở VHTT&DL Bình Dương đang hợp tác với trường Đại học Kinh tế TP. HCMxây dựng đề án “Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bình Dương đến năm 2015” nhằm cụ thể hóa Quy hoạch Phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tận dụng mối quan hệ hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp vào xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư du lịch.

3.3.8. Giải pháp xây dựng các sản phẩm đặc thù

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bình Dương khá phong phú có thể khai thác nhiều loại hình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển lâu dài, tạo điểm nhấn riêng, cần phải xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù. Các sản phẩm này được xây dựng dựa trên cơ sở về giá trị văn hóa - lịch sử, khả năng khai thác, nhu cầu và xu hướng hiện tại… Cụ thể với nguồn tài nguyên nhân văn hiện có, trong thời gian tới, Bình Dương cần xây dựng sản phẩm đặc thù như du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡng), du lịch về nguồn, du lịch MICE, du lịch thư giãn cuối tuần.

Những giải pháp xây dựng sản phẩm đặc thù gồm:

- Vận dụng các chính sách, kết hợp tổ chức, quản lý nhà nước đến doanh nghiệp để hình thành rõ nét các sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng thị trường, lợi thế tài nguyên du lịch, đồng thời phát huy được theo giai đoạn.

- Các sản phẩm du lịch đặc thù cần được đầu tư phát triển thành các sản phẩm có thương hiệu được các địa phương trên cả nước và bạn bè quốc tế biết đến.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ tốt nhất cho các sản phẩm đặc thù từ đó tạo dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách.

- Tăng cường liên kết giữa công ty du lịch lữ hành, ban quản lý điểm du lịch và cộng đồng địa phương để tạo sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, từ đó kéo dài thời gian lưu trú và tăng sức tiêu thụ của du khách.


3.3.9. Giải pháp về nguồn nhân lực

Hiện nay nguồn nhân lực cho du lịch của tỉnh còn thiếu và yếu, nhất là nguồn nhân lực cho du lịch nhân văn vốn đòi hỏi nhiều kiến thức lịch sử, xã hội và kĩ năng giao tiếp. Trước thực trạng này, việc xây dựng giải pháp về nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

Các giải pháp cụ thể để cải thiện nguồn nhân lực là:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kì. Cụ thể, cần bao nhiêu nhân lực du lịch để đạt mục tiêu đón 5 triệu lượt khách (trong đó có 43 ngàn lượt khách quốc tế) vào năm 2015 và số lượt khách tương ứng vào năm 2025, 2030.

- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế về đào tạo, khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhu cầu xã hội.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, đảm bảo đáp ứng nhu cầu hội nhập; tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch, quan tâm đến đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch.


KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ‌


1. Kết luận

Bình Dương là tỉnh có tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, tuy nhiên trong giai đoạn 2000 - 2011, việc khai thác tài nguyên này phục vụ du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Những khó khăn, bất cập trong đầu tư, quy hoạch, quản lý, khai thác… chưa vực dậy được tiềm năng du lịch nhân văn to lớn vốn có của tỉnh. Ngành du lịch chưa phát huy hết vai trò của mình, chưa đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Việc quan tâm, xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch của các cơ quan chức năng tỉnh thông qua các quy hoạch, đề án, chương trình trong thời gian gần đây là hướng đi hoàn toàn đúng, khẳng định tầm nhìn sâu rộng theo hướng phát triển bền vững. Đây là một trong những thuận lợi để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về chính sách, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, vật chất - kĩ thuật, nhân lực; là đòn bẩy để bảo tồn và phát triển tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch.

Cụ thể là định hướng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và đề án Phát triển các sản phẩm đặc thù của Bình Dương đến năm 2015 đã mở ra một hướng đi đầy hứa hẹn cho du lịch nhân văn của Bình Dương. Thông qua việc quy hoạch, khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nhân văn để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương, ngành du lịch sẽ được xây dựng để trở thành ngành có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch một cách hợp lý sẽ góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, qua đó bảo đảm phát triển bền vững cả về du lịch lẫn môi trường sinh thái. Đồng thời, đây còn là công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.


2. Kiến nghị

2.1. Về phía cộng đồng và địa phương ở các điểm du lịch

Tài nguyên du lịch nhân văn là những tài nguyên do sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người tạo ra. Những giá trị du lịch nhân văn hiện có là kết tinh sự hình thành và phát triển văn hóa của đất và người Bình Dương từ bao thế hệ. Do vậy, để bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch rất cần có sự tham gia đóng góp của cộng đồng và địa phương ở các điểm du lịch.

Sự tham gia đóng góp thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Có ý thức trong việc giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của các tài nguyên nhân văn trên địa bàn cư trú, nhất là các di sản văn hóa - lịch sử cấp quốc gia.

- Sẵn sàng hợp tác với chính quyền địa phương, Sở VHTT&DL Bình Dương và các ban ngành có liên quan trong công tác quy hoạch nhằm bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các tài nguyên du lịch nhân văn.

- Chấp hành tốt các quy định, yêu cầu của Sở VHTT&DL Bình Dương trong việc khai thác du lịch (niêm yết giá phòng lưu trú, dịch vụ ăn uống, vận chuyển… ) để đảm bảo chất lượng du lịch, tránh tình trạng cò mồi, chặt chém khách du lịch, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh du lịch Bình Dương.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương xóa bỏ tình trạng hành nghề ăn xin, mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình… tại các điểm khai thác du lịch nhất là các chùa trong dịp lễ, tết.

- Kêu gọi khách du lịch tham gia bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch nhân văn thông qua hoạt động phục vụ du lịch, cụ thể như không viết, vẽ lên di tích, gây hư hỏng vật chất trong di tích; ngồi, nằm, sờ lên hiện vật; xả rác bừa bãi…

2.2. Về phía khách du lịch

- Tôn trọng các quy định về bảo tồn (bảo vệ hiện vật, bảo vệ môi trường…) tại điểm tham quan du lịch, nhất là tại các di tích lịch sử - văn hóa có hàng trăm năm tuổi.

- Phối hợp tốt với cộng đồng địa phương và các cấp quản lý trong quá trình tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo hoạt động du lịch diễn ra an toàn, lành mạnh, không làm ảnh hưởng xấu đến các giá trị văn hóa tại địa phương.


- Tuyên truyền với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… về các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần tiếp nhận được qua hoạt động du lịch, qua đó góp phần vào công tác bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch nhân văn.

2.3. Về phía Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn

Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp theo dõi những hoạt động có tác động tích cực và tiêu cực của du khách, người dân địa phương trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa tại điểm du lịch. Để góp phần vào công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch, Ban quản lý các điểm du lịch nhân văn cần:

- Nắm vững các văn bản, quy định của pháp luật về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của tài nguyên du lịch nhân văn. Trên cơ sở đó, thực hiện đúng nhiệm vụ, vai trò, chức năng nhằm đảm bảo cho hoạt động du lịch mang lại hiệu quả cao và tác động tiêu cực ở mức thấp nhất đối với tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phối hợp tốt với cộng đồng địa phương và các cấp quản lý trong quá trình bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các giá trị vật chất và tinh thần của tài nguyên du lịch nhân văn.

- Kêu gọi cộng đồng địa phương và khách du lịch tuân thủ đúng các yêu cầu về bảo tồn và phát huy các giá trị nhân văn tại điểm du lịch.

2.4. Về phía Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Dương

- Chỉ đạo thường xuyên và nhất quán về văn bản pháp lý, chương trình hoạt động cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động du lịch, đảm bảo việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn luôn đi kèm với việc bảo tồn.

- Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh thông qua các văn bản, quy định có giá trị pháp lý cao. Đảm bảo tối đa lợi ích cho khách du lịch, làm giảm dần và dẫn đến xóa bỏ tình trạng chặt chém, chèn ép khách du lịch.


- Phối hợp với các ban ngành khác để xúc tiến vấn đề nguồn vốn đầu tư, quảng bá du lịch, đào tạo nhân lực… nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch.

2.5. Về phía Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

- Phê duyệt, ban hành các quyết định có tính chiến lược đối với sự phát triển ngành du lịch của tỉnh, dựa trên cơ sở tiếp thu, vận dụng các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của nhà nước về các vấn đề kinh tế - xã hội, cùng các đề xuất của Sở VHTT&DL Bình Dương.

- Không ngừng nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách trong hoạt động kinh doanh du lịch, tạo điều kiện tốt nhất để mời gọi các cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển du lịch.

- Tăng cường công tác quản lý về hành chính và chuyên môn đối với các ban ngành có liên quan đến ngành du lịch, qua đó nắm bắt tình hình hoạt động và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của ngành du lịch.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt

1. Cục thống kê Bình Dương, (2009), Số liệu kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2008, Bình Dương.

2. Cục thống kê Bình Dương, (2012), Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2011, Bình Dương.

3. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đinh Trung Kiên, (2006), Một số vấn đề du lịch Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

6. Trương Phước Minh, (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

7. Sở Thương mại – Du lịch Bình Dương, (2006), Công tác quản lý nhà nước về du lịch giai đoạn 2000 2006, Bình Dương.

8. Sở Thương mại – Du lịch Bình Dương, (2007), Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2007 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2008, Bình Dương.

9. Sở VHTT&DL Bình Dương, (2008), Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2008 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Bình Dương.

10. Sở VHTT&DL Bình Dương, (2009), Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2009 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Bình Dương.

11. Sở VHTT&DL Bình Dương, (2010), Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2010 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Bình Dương.

12. Sở VHTT&DL Bình Dương, (2011), Công tác quản lý nhà nước về du lịch ước thực hiện năm 2011 - Phương hướng nhiệm vụ năm 2012, Bình Dương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023