Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 2

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM‌

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm môi trường

Môi trường là một khái niệm chung, chỉ những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư điện tử của Việt Nam, khái niệm môi trường được hiểu như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [8, 1]. Như vậy, môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hình thái tổ chức bộ máy, thể chế kinh tế – xã hội. Ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ tương tác chặt chẽ trong quá trình phát triển của xã hội loài người.

Khoản 1 - Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 quy định: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật".

1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trường du lịch

Theo nghĩa rộng, du lịch là sự di chuyển của con người từ điểm này sang điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các phương tiện khác nhau. Sự di chuyển này liên tục 24/24 giờ trong ngày không bao giờ dừng. Bên cạnh việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân còn có các cơ sở kinh doanh phương tiện vận chuyển phục vụ người di chuyển. Như vậy, du lịch bao gồm tất cả

những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó.

Theo nghĩa hẹp, trong kinh doanh du lịch, khách du lịch xét về mặt bản chất thì họ là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những địa điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định sau đó trở về nơi cư trú thường xuyên của mình. Vậy du lịch được hiểu là sự di chuyển của con người nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch theo một chương trình nhất định và các hoạt động tổ chức chương trình du lịch đó.

Khoản 1 - Điều 4, Luật Du lịch năm 2005 quy định:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Khái niệm môi trường du lịch được hiểu bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhân văn, mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường.

Môi trường du lịch bao gồm môi trường du lịch nhân văn và môi trường du lịch tự nhiên.

Môi trường du lịch nhân văn là bộ phận cấu thành của môi trường chung, bao gồm truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, thói quen, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phong cách ứng xử… tác động tới hoạt động du lịch.

Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên hữu cơ, vô cơ; trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tự nhiên đã bị con người cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, động thực vật, tức là các yếu tố vật lý (môi trường vật lý) và các yếu tố sinh vật (môi trường sinh học).

Trong phạm vi Luận văn này, các vấn đề về môi trường du lịch sẽ chỉ được xem xét ở khía cạnh môi trường du lịch tự nhiên.


1.1.3. Nhận diện xu hướng phát triển du lịch thế giới đến 2020

Trong những năm gần đây du lịch ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới, là sự lựa chọn để thoát khỏi đói nghèo của một số quốc gia đang phát triển hoặc có khả năng cạnh tranh không cao trong các lĩnh vực công nghệ cao và hiện đại. Ở thời điểm hiện tại, có thể nhận định về một số nét chính trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới như sau:

- Lượng khách và thị trường khách du lịch đến năm 2020:

Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), lượng khách du lịch quốc tế có thể lên đến 1 tỷ vào năm 2010 và tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2020 với tốc độ tăng trưởng là 4,5%. Trong phạm vi khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, du lịch phát triển nhanh hơn mức trung bình cuả thế giới với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8% trong những năm 2000-2010. Cũng theo dự đoán của WTO đến năm 2020 ba vùng nhận khách nhiều nhất sẽ là Châu Âu (717 triệu khách), Đông Á và Thái Bình Dương (397 triệu) và châu Mỹ (282 triệu), tiếp theo đó là Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Đông Á và Thái Bình Dương, Nam Á, Trung Đông và Nam Phi được dự đoán sẽ tăng trưởng 5% năm so với tốc độ tăng trưởng 4,1% của thế giới. Các vùng khác như Châu Âu và Châu Mỹ tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn mức trung bình của thế giới. Khu vực Châu Âu sẽ vẫn chiếm thị phần nhận khách lớn nhất, mặc dù có sự giảm sút từ 60% năm 1995 xuống còn 46% năm 2020. Đến năm 2010 Châu Mỹ (có thị phần giảm từ 19% năm 1995 xuống 18% vào năm 2020) sẽ phải nhường vị trí số 2 cho Đông Á và Thái Bình Dương (vùng này sẽ chiếm khoảng 25% thị phần khách du lịch quốc tế của thế giới vào năm 2020). [22, 2] (Xem Bảng)


Dự đoán thị phần khách du lịch quốc tế theo vùng đến năm 2020


Lượng khách quốc tế đến các vùng (triệu người)


Năm cơ sở

Dự báo

Tỷ lệ tăng trưởng hàng

năm(%)

Thị phần (%)

1995

2010

2020

1995-2020

1995

2020

Tổng

565,4

1.006,4

1.561,1

4,1

100

100

Châu Phi

20,2

47,0

77,3

5,5

3,6

5,0

Châu Mỹ

108,9

190,4

282,3

3,9

19,3

18,1

ĐôngÁ/TBDương

81,4

195,2

397,2

6,5

14,4

25,4

Châu Âu

338,4

527,3

717,0

3,0

59,8

45,9

Trung Đông

12,4

35,9

68,5

7,1

2,2

4,4

Nam Á

4,2

10,6

18,8

6,2

0,7

1,2

Nội địa

464,1

790,9

1.183,3

3,8

82,1

75,8

Quốc tế

101,3

215,5

377,9

5,4

17,9

24,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 2


- Vị trí của du lịch trong nền kinh tế thế giới và Việt Nam:

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp quan trọng và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trước đây, tầm quan trọng của nó đã không được nhận biết một cách đầy đủ vì chính nó cũng đã không tự biết mình như là một ngành công nghiệp hỗn hợp mà lại chia ra thành nhiều ngành nhỏ như hàng không, vận chuyển trong nước, khách sạn, các đại lý du lịch, buôn bán lẻ, giải trí… Những khoản chi tiêu trong du lịch cũng khó xác định vì được thực hiện bằng tiền mặt, ở nhiều quốc gia khác nhau và thường không lưu lại chứng từ. Nếu như tài chính trong sản xuất nông nghiệp được chấp nhận một cách nghiêm túc thì du lịch lại chịu sự xé nhỏ hay bị xếp vào "các dạng dịch vụ", một dạng phân loại dùng cho những thành phần dư thừa mà chúng ta không biết xếp vào đâu.

Thực tế, du lịch là một ngành công nghiệp xuất khẩu vì nó mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho quốc gia. Do có nhiều hoạt động khuyến mãi ở nước ngoài, du lịch lẽ ra phải được phối hợp với hoạt động khuyến khích xuất khẩu để kết hợp thành một thương hiệu quốc gia và hỗ trợ nhau phát triển. Nhưng trên thực tế khái niệm này mới được giới thiệu ở một số nước chứ chưa được thừa nhận rộng rãi. Không những thế, du lịch cũng có lúc bị xem là hành vi khuyến khích ảnh hưởng ngoại lai, làm thay đổi cấu trúc và truyền thống văn hoá một cách nghiêm trọng. Có khi du lịch bị cho là nguyên nhân làm suy đồi giới trẻ và trong những trường hợp xấu nhất du lịch đã huỷ hoại thiên nhiên, tạo ra chất thải và ô nhiễm. Vì thế một số nước có khuynh hướng hạn chế du lịch thay vì thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, công nghiệp du lịch đang trở thành một nền công nghiệp lớn với tiềm năng kinh tế to lớn. Trong những năm tới đây du lịch sẽ phải được thừa nhận là một ngành kinh tế, ngành kinh tế này có thể gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường và vì thế nó càng cần được đối xử đúng mực để khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả, đồng thời có chính sách bảo vệ môi trường phù hợp để phát triển du lịch bền vững.

Qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, căn cứ vào tiềm năng của đất nước, kết hợp với kinh nghiệm rút ra từ hoạt động du lịch của các nước trên thế giới, ngành du lịch đã được Đảng và Nhà nước ta đặt vào một vị trí xứng đáng, đồng thời giao phó cho một nhiệm vụ nặng nề nhưng vẻ vang trong quá trình đi lên của đất nước. Thực tế trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và Kết luận 179/TBTƯ của Bộ Chính trị, ngành du lịch đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm cả về cơ sở vật chất lẫn số lượng du khách, với nguồn thu hơn 2 tỷ USD mỗi năm, tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm. Ở những địa bàn trọng điểm, hoạt động du lịch đã góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ hàng hoá dịch vụ, tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, văn hoá-xã hội; khôi phục nhiều lễ hội, phát triển nhiều ngành nghề truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế; góp phần xoá đói, giảm nghèo; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và giữa các địa phương của nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch Việt Nam đã xác lập và dần nâng cao hình ảnh và vị thế trên trường quốc tế, từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong nền kinh tế quốc dân, tạo cơ sở để phát triển một ngành kinh tế mũi nhọn.

- Xu hướng phát triển du lịch bền vững:

Mặc dù không phải quốc gia nào cũng xác định được chính sách phát triển ngành du lịch cho phù hợp, song đa số các quốc gia đều xác định chủ trương phát triển du lịch bền vững. Cho đến nay đang vẫn có nhiều tranh cãi về sự phát triển một ngành du lịch bền vững và không bền vững. Để có thể làm rõ hơn khái niệm du lịch bền vững, chúng ta sẽ xem xét nó trong mối quan hệ với du lịch không bền vững.

Phát triển du lịch tự phát có thể xem như một dạng của phát triển du lịch không bền vững. Phát triển du lịch tự phát thường tập trung vào việc phát huy tối đa số lượng khách đến mà không quan tâm đến việc quốc gia hay địa phương có khả năng đón tiếp và thoả mãn yêu cầu của các du khách hay không. Điều không tránh khỏi là sẽ gây ra những ấn tượng xấu, lan truyền rộng và hậu quả sẽ giảm số lượng khách đến trong tương lai. Du lịch tự phát còn có khuynh hướng nhấn mạnh vào số lượng khách đến hơn thời gian khách lưu trú hay mức độ chi tiêu, trong khi xét về hiệu quả kinh tế, lượng khách ít hơn nhưng ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn sẽ tốt hơn nhiều so với việc phải chăm sóc nhiều khách hàng trong một thời gian ngắn, với các mức độ chi tiêu giới hạn. Cũng có một khuynh hướng khác là tập trung vào nguồn thu nhập, hàng mang vào của khách và những lợi ích trước mắt hơn là đầu tư và tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các tiện nghi cho du khách nhằm làm tăng chất lượng, cung ứng số lượng lớn trong tương lai và hướng về lâu dài. Sự hấp dẫn của số lượng khách đến thường dẫn đến việc xem thường khả năng bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hoá địa phương, tượng đài lịch sử và những tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo. Ở một số quốc gia, người ta đem bán tượng đài lịch sử, bán các sản vật thiên nhiên… cho du khách để lấy tiền mặt hơn là gìn giữ cho thế hệ sau. Và đó chính

là hành động của một nền du lịch ngắn ngủi, nhất thời. Ngoài ra, việc du nhập những thói quen xấu đi ngược với những tập tục xã hội như mãi dâm, ma tuý và cả các sòng bạc không kiểm soát được cũng là những biểu hiện của một nền du lịch không bền vững.

Ngược với du lịch không bền vững là du lịch bền vững. Mặc dù còn những quan điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du lịch bền vững, nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan ở Việt Nam đều cho rằng : “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai : cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương” [17, 5]. Trong quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường du lịch và về văn hoá xã hội.

+ Bền vững về kinh tế trong trường hợp này là "sự phát triển ổn định và lâu dài" của du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng đặc biệt là người dân địa phương. Khi mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch, họ sẽ có động cơ để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ các tài nguyên và môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống để khách du lịch tiếp tục tới. Chia sẻ lợi ích du lịch cũng là phương pháp tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, đem lại cơ hội nâng cao mức sống cho người dân địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế ở những vùng còn khó khăn.

+ Bền vững về tài nguyên môi trường là việc sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.

+ Bền vững về văn hoá là việc khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hoá truyền thống để lại cho các thế hệ tiếp theo. Hiện nay trên 80% số khách đi du lịch là nhằm mục đích để hưởng thụ các giá trị văn hoá độc đáo và khác biệt với nền văn hoá của dân tộc họ [23, 3]. Các điểm du lịch có sự kết hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên và nền văn hoá truyền thống gây ấn tượng mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn lớn hơn đối với du khách. Du khách muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hoá đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều này hấp dẫn hơn nhiều so với những gì tái tạo lại trong một viện bảo tàng, một cuộc triển lãm hoặc trình diễn. Và như vậy, nếu các giá trị văn hoá bị huỷ hoại, bị biến đổi hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng hấp dẫn du khách và như vậy ngành du lịch khó có khả năng phát triển được.

1.2. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

1.2.1. Vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững

* Môi trường là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch

Không một quá trình sản xuất nào không đòi hỏi phải khai thác tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường. Đặc biệt đối với ngành du lịch, nơi mà tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các sản phẩm thu hút khách du lịch và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Sự gia tăng các hoạt động du lịch thể hiện ở sự gia tăng số lượng khách đến các địa điểm tham quan, du lịch; gia tăng số ngày lưu trú của khách và gia tăng các nguồn thu nhập xã hội từ du lịch. Để làm được điều này, điều cơ bản là phải duy trì được sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Các thành phần của môi trường tự nhiên cảnh quan, hệ sinh thái đều là những yếu tố hình thành nên tài nguyên du lịch, tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển khi các yếu tố này được bảo vệ, duy trì.

Các điểm tham quan, du lịch chỉ có thể hấp dẫn khách du lịch khi có một môi trường sạch đẹp, vệ sinh môi trường trong không khí, nước, đất được đảm bảo, đáp ứng được mong muốn nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và bảo vệ được sức khoẻ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022