Tác Động Chủ Yếu Của Du Lịch Tới Môi Trường

cho du khách. Rõ ràng, cần phải thực hiện tốt các yêu cầu bảo vệ môi trường để thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch đến lưu trú dài ngày tại các điểm tham quan, du lịch. Trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển du lịch, cần phải cân nhắc, tính toán tới vấn đề môi trường tương xứng với vị trí và vai trò của nó, cần nhận thức một cách sâu sắc và đúng đắn bản chất, vai trò của môi trường đối với sự phát triển của hoạt động du lịch.

Tài nguyên du lịch là có giới hạn, chứ không phải dồi dào và vô hạn như có người vẫn tưởng. Điều đó dẫn tới yêu cầu phải khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên du lịch. Trong hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ du lịch luôn lệ thuộc vào thiên nhiên và môi trường. Song, không phải ai cũng nhận thức được vai trò của mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch. “Hiểm hoạ khôn lường là những tác động tiêu cực lại ít khi biểu hiện trực tiếp lên một cá thể nhất định” [7, 8]. Một cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch có hành vi phá hoại môi trường nhưng hậu quả của các hành vi đó lại tác động lên cả cộng đồng, lên hình ảnh du lịch của cả một quốc gia, có khi kéo dài đến cả thế hệ mai sau. Việc phát triển du lịch thường đi kèm với sự gia tăng các các sức ép lên môi trường; các nhu cầu tiêu dùng quá lớn và hoạt động du lịch thiếu tính bền vững của một bộ phận khách du lịch là yếu tố góp phần tạo ra các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái môi trường và các hiện tượng này, đến lượt nó sẽ huỷ hoại ngành du lịch.

Phát triển du lịch không những tác động trực tiếp đến môi trường mà còn có thể gây ra những tác động gián tiếp thông qua việc nảy sinh các hành vi không thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trường không những cần được thực hiện song song với quá trình hoạt động du lịch mà phải được đặt ra ngay từ đầu – giai đoạn hoạch định các chính sách phát triển du lịch.

* Môi trường là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [19, 7].

Trước hết, du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, hướng về thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố hấp dẫn đặc biệt đối với các du khách lựa chọn loại hình du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái kích thích du khách khám phá những yếu tố mới lạ của tự nhiên, chinh phục nguồn tài nguyên vốn hoang sơ chưa bị xâm phạm. Du lịch sinh thái giáo dục cho con người tình yêu đối với thiên nhiên, môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Chính vì lẽ đó, du lịch sinh thái được xem là một trong những định hướng phát triển quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách phát triển du lịch của các quốc gia.

Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều người chưa hiểu đầy đủ về du lịch sinh thái, coi du lịch sinh thái chỉ đơn giản là loại hình du lịch khám phá các hệ sinh thái của thiên nhiên, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không gắn kết nó với các chỉ tiêu bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, phát triển du lịch sinh thái phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để trên cơ sở đó, xây dựng các hướng dẫn về du lịch sinh thái sao cho các tác động tiêu cực không xảy ra.

* Môi trường là yêu cầu để phát triển du lịch bền vững:

Như đã đề cập, phát triển bền vững được xem là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các thế hệ tương lai. Để có thể đáp ứng nhu cầu về du lịch của thế hệ tương lai, các tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và các nguồn tài nguyên du lịch khác cần phải được giữ gìn để duy trì sức hấp dẫn du lịch; các thành phần môi trường như đất, nước, không khí phải được bảo vệ khỏi các nguy cơ cạn kiệt hay suy thoái, ô nhiễm để có phục vụ cho các hoạt động du lịch trong tương lai. Như vậy, có thực hiện tốt yêu cầu bảo vệ môi trường, ngành du lịch mới có cơ sở để phát triển bền vững.

1.2.2. Tác động của môi trường tới du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đứng từ góc độ môi trường, trên bình diện chung toàn quốc, hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ bởi sự suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí diễn ra trên bình diện ngày một lớn, tập trung ở các khu dân cư, đô thị, nơi có các dịch vụ du lịch phát triển ; ở dải ven biển, nơi tập trung khoảng 70% các khu, điểm du lịch. Bên cạnh đó, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự gia tăng tai biến và sự cố môi trường cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.

- Hoạt động địa chấn. Mặc dù Việt Nam không phải là quốc gia thường xuyên xảy ra các cơn địa chấn, động đất, nhưng thực tế đã có những cơn địa chấn xảy ra gây quan ngại cho khách du lịch (tháng 1/2001 động đất với mức độ địa chấn trên 5 độ richter trên địa bàn thị xã Điện Biên và phụ cận, tháng 8/2002 động đất tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với cường độ 4,2 độ richter [18, 22]).

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 3

- Tình trạng đất trượt ngày càng trở nên phổ biến ở trung du, miền núi, bờ sông, bờ biển và ở mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn như ở hai bờ sông Tiền, sông Hậu, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi,... [16, 41].

- Thay đổi khí hậu với các hiện tượng mưa bão, nóng hạn bất thường và sự suy giảm chất lượng môi trường không khí (đặc biệt ở đô thị lớn).

- Chất lượng môi trường nước (nước lục địa và nước biển ven bờ) suy

giảm.

- Môi trường sinh học bị suy giảm nhanh. Diện tích rừng tự nhiên bị thu

hẹp (tốc độ 0,7 – 1,32%/năm so với tỷ lệ mất rừng của thế giới là 0,5%/năm).

- Tai biến và sự cố môi trường gia tăng. Quá trình xói lở đường bờ biển diễn ra mạnh sau hai trận lũ lịch sử tháng 11 và tháng 12/1999 làm bãi tắm Thuận An không còn; năm 2002 cháy 6.000 ha rừng tràm Vườn quốc gia U Minh Thượng... [16, 42].

1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trường

1.2.3.1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt

Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới – WTO và số liệu điều tra ban đầu, lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg

chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày. Đây là một trong những nguồn chính có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động du lịch.

Nếu như năm 1995 tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch ở nước ta ước khoảng 11.388 tấn thì đến năm 2001 đã lên đến 20.841 tấn. Tổng lượng chất thải lỏng tương ứng là 1.775.394m3 (1995) và 3.234.984m3 (2001). Như vây, cùng với sự gia tăng khách du lịch, áp lực về thải lượng từ hoạt động du lịchngày một tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc (đặc biệt là ở các trung tâm du lịch) và thực sự trở thành vấn đề môi trường đáng được quan tâm, nhất là vào mùa du lịch hoặc thời điểm tổ chức lễ hội hay các sự kiện chính trị, kinh tế – văn hoá - xã hội.


Tổng lượng chất thải rắn từ hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc

99000

66330

44950

30786

23790

20626

15383

15939

10306

30115

120000



100000



80000


60000



40000



20000



0

1995 1999 2001 2005 2010

Tổng ngày khách (nghìn ngày) Tổng lượng CTR (tấn)


Tổng lượng chất thải lỏng từ hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc



99000

44950

30786

23790

15383

9900

1538

2379

3078

4495

120000



100000



80000



60000



40000



20000



0

1995 1999 2001 2005 2010


Tổng lượng ngày khách (nghìn ngày) Lượng nước thải (nghìn m3)


1.2.3.2. Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước

Cùng với việc tăng số lượng khách du lịch, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách tăng nhanh. Nhu cầu này tăng mạnh tại các khu, điểm du lịch, trung tâm du lịch, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi tập trung trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Hiện nay việc cung cấp nước sinh hoạt dựa nhiều vào khai thác các nguồn nước ngầm. Vì vậy, việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho

hoạt động du lịch, đặc biệt vào mùa du lịch hoặc những ngày lễ, nghỉ cuối tuần sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, nhất là ở khu vực ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như Hạ Long, Đồ sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng...

1.2.3.3. Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí

Năm 2006, cả nước có trên 120.000 phòng khách sạn (chưa kể số phòng tại nhà khách, nhà trọ), tập trung chính ở các đô thị du lịch [31, 7]. Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hoà nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn, nhà hàng thì lượng khí CFCs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng ôzôn của khí quyển) thải ra cũng tác động không nhỏ đến môi trường không khí.

Đến năm 2006, đã thống kê được trên 10.000 phương tiện vận chuyển khách du lịch (chưa kể các phương tiện giao thông khác và phương tiện cá nhân). Vào mùa du lịch, đặc biệt là các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm du lịch, đô thị du lịch gây tình trạng ách tắc giao thông, làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí. Kết quả khảo sát, nghiên cứu ở một số đô thị du lịch như Hạ Long, Vũng Tàu cho thấy vào mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần số phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy) phục vụ khách du lịch tăng lên có thể gấp 3 - 4 lần ngày thường và là nguồn gây ô nhiễm không khí (tiếng ồn, bụi và khí thải) chủ yếu ở những khu vực này.

1.2.3.4. Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ nước chính

Cùng với việc tăng khả năng tiếp nhận tầu du lịch biển từ các nước trong khu vực và quốc tế, hoạt động chuyên chở khách du lịch đi tham quan trên biển, đến hệ thống các khu du lịch trên các đảo ven bờ như Quan Lạn, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc... và các đảo xa bờ ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng gia tăng đáng kể. Hiện nay, ở khu vực Hạ Long – Cát Bà, Nhà Trang, Rạch Giá - Phú Quốc hoạt dộng này đã tương đối sôi động với hàng trăm lượt chuyến

tàu chở khách tham quan mỗi ngày. Đi liền với sự gia tăng các hoạt động du lịch trên biển, mức độ ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ do dầu thải và sự cố tràn dầu cũng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch và các hệ sinh thái biển có giá trị du lịch.

Du lịch đường sông và các vùng hồ lớn hiện này cũng mới phát triển và thường chỉ giới hạn ở một số khu vực có cảnh quan đẹp ở các đoạn sông chảy qua thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ, Tiền Giang... và một số hồ lớn như Hồ Hoà Bình, Hồ Núi Cốc, Hồ Ba Bể, Hồ Tây,... Trong thời gian tới, khi một số dự án phát triển đường sông, đặc biệt là tuyến du lịch đường sông khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng : TP. Hồ Chí Minh – An Giang – Phnôm Pênh đi vào hoạt động, du lịch đường sông và du lịch trên vùng hồ sẽ càng trở nên sôi động và chắc chắn khả năng ô nhiễm dầu ở những khu vực này sẽ tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến chất lượng nước, đến hệ sinh thái, cảnh quan khu vực.

1.2.3.5. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất

Việc phát triển các khu du lịch là cần thiết nhằm tạo các sản phẩm du lịch có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch có diện tích vài héc ta (khu du lịch Furama - Đà Nẵng, Victoria – Phan Thiết, Bình Thuận...), vài chục, vài trăm héc ta (Khu du lịch Đồng Mô, Ao Châu...), đến vài nghìn héc ta (khu du lịch Dankia – Suối vàng, Tuyền lâm...), làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất, nhất là ở những khu vực đô thị, nơi quỹ đất đã vốn rất khan hiếm.

Ngoài ra, việc phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch cũng góp phần vào quá trình trên. Ví dụ, việc phát triển hệ thống hạ tầng du lịch ở điểm tham quan khu di tích Thích ca Phật đài ở Vũng Tàu đã làm giảm diện tích sử dụng cho khu di tích từ 5 héc ta xuống còn 2,6 héc ta (giảm gần 50% diện tích).

Trong quá trình phát triển hạ tầng các khu du lịch, hoạt động san lấp, đào đắp cũng làm ảnh hưởng đến cảnh quan, làm thay đổi cấu trúc địa chất khu vực, tạo ra sự mất cân bằng tương đối, gây ra sự suy thoái đất.

Trong các khu vực cảnh quan khô hạn, các hoạt động tham quan, chuyên chở khách du lịch... sẽ thúc đẩy các quá trình tự nhiên như cát bay, xói mòn, làm giảm sự phát triển của thảm thực vật khu vực. Những biểu hiện này có thể thấy rõ ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Ninh Thuận, Bình Thuận.

1.2.3.6. Làm suy thoái hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học

Các yếu tố gây ô nhiễm từ chất thải của hoạt động du lịch mà không được thu gom xử lý đều ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là thuỷ sinh (thiếu ô xy do bị ô nhiễm hữu cơ). Các loài sinh vật trên cạn khi ăn các chất thải khó tiêu huỷ dễ bị chết hoặc dễ bị lây truyền dịch bệnh từ nơi này đến nơi khác qua chất thải của khách du lịch.

Hoạt động du lịch không được quản lý (xe cộ đi lại với mật độ cao ở các vùng tự nhiên; du khách hái hoa quả rừng; chặt cây, bẻ cành làm củi;...) có tác động đến nơi cư trú, đến tập tính hoang dã của nhiều loài sinh vật khiến chúng phải bỏ đi hoặc bị giảm về số lượng do khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.

Nhu cầu thiếu ý thức của một bộ phận du khách đã và đang kích thích việc săn bắn, khai thác nhiều loài sinh vật để bản làm vật lưu niệm, món ăn đặc sản... Điều này sẽ tác động làm suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Việc bắt bướm bán cho du khách ở Vườn quốc gia Tam Đảo; khai thác san hô ở Hạ Long, Nha Trang... làm đồ lưu niệm; việc các nhà hàng đặc sản mọc lên ở hầu hết các khu du lịch tự nhiên... là những minh chứng rất cụ thể cho những tác động này.‌

1.3. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

Như đã phân tích ở trên, môi trường là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại và phát triển của du lịch. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đang được đặt ra vô cùng cấp bách.

Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được hiểu là việc áp dụng những biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 31/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí