ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
--------- ---------
TRẦN PHONG BÌNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 2
- Tác Động Chủ Yếu Của Du Lịch Tới Môi Trường
- Nội Hàm Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Du Lịch
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
--------- ---------
TRẦN PHONG BÌNH
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ
MỤC LỤC
Mở đầu 3
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 7
1.1. Một số khái niệm về môi trường và du lịch 7
1.1.1. Khái niệm môi trường 7
1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trường du lịch 7
1.1.3. Nhận diện xu hướng phát triển du lịch thế giới đến 2020 9
1.2. Môi trường tự nhiên với những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 14
1.2.1. Vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững 14
1.2.2. Tác động của môi trường tới du lịch 16
1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trường 17
1.2.3.1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt 17
1.2.3.2. Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước 19
1.2.3.3. Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí 20
1.2.3.4. Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ nước chính 20
1.2.3.5. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất 21
1.2.3.6. Làm suy thoái hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học 22
1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 22
1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 22
1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 23
1.3.3. Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 25
1.3.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 32
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam .. 32
2.1.1 Các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch 32
2.1.1.1. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường 32
2.1.1.2. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 36
2.1.1.3. Các tổ chức, cá nhân 37
2.1.1.4. Nhận xét chung 42
2.1.2. Các quy định pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường 44
2.1.2.1. Quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 44
2.1.2.2. Quy định đối với các tổ chức, cá nhân 45
2.1.2.3. Nhận xét chung 47
2.1.3. Thực trạng pháp luật thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 48
2.1.3.1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (3/12/2004) và các văn bản hướng dẫn 48
2.1.3.2. Luật Thuỷ sản (26/11/2003) và các văn bản hướng dẫn 50
2.1.3.3. Luật di sản văn hoá (29/6/2001) và các văn bản hướng dẫn 50
2.1.3.4. Luật tài nguyên nước (20/5/1998) và các văn bản hướng dẫn 51
2.1.3.4. Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Bộ luật Hàng hải 53
2.1.3.5. Các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường có liên quan đến hoạt động du
lịch 53
2.1.4. Nhận xét chung 54
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch ... 58
2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường du lịch 58
2.2.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường 58
2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 65
2.2.1.3. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch 70
2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 73
2.2.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch 73
2.2.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 75
2.2.2.3. Cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch 75
2.2.2.4. Ban quản lý khu du lịch 75
2.2.3. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội 79
2.2.3.1. Cộng đồng dân cư 79
2.2.3.2. Tổ chức xã hội 81
2.2.4. Nhận xét chung 82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT
NAM 84
3.1. Phát triển du lịch bền vững với yêu cầu nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 84
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 86
3.2.1. Đối với pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung 87
3.2.2. Đối với pháp luật thuộc các ngành khác có liên quan đến môi trường du lịch
......................................................................................................................................... 88
3.2.3. Đối với pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường 89
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch và các chủ thể có hoạt động liên quan 90
3.3.1. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch 90
3.3.2. Đối với khách du lịch 91
3.3.3. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan 91
3.3.4. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường du
lịch 92
3.3.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư địa phương tham gia và được hưởng lợi từ phát triển du lịch 92
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch và ngành Du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, ở góc độ là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng tạo ra những tác động ngày càng mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan tâm của ngành du lịch, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược và chương trình hành động về phát triển du lịch. Hiện nay, các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chưa nhận được sự quan tâm tương xứng với yêu cầu của thực tế từ phía các nhà xây dựng pháp luật, các nhà quản lý và các chủ thể liên quan. Đồng thời, hoạt động triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch còn bất cập, khả năng phối hợp giữa các chủ thể có nhiều điểm hạn chế. Chính điều này đã làm cho các ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường ngày càng mạnh hơn, làm mất đi dần đi tính hấp dẫn của các tài nguyên, sản phẩm du lịch; các tác động tích cực từ du lịch đến môi trường bị lu mờ, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của ngành du lịch.
Để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch, cần phải từng bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đây là một nhu cầu cấp bách để ngành du lịch có thể nhanh chóng đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước nói chung và sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu dừng ở việc nghiên cứu chung hoặc đưa ra những căn cứ mang tính kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể :
- Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch khu vực Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) [1997] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
- Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam
[2000] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
- Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động du lịch biển Việt Nam [2001] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Nhìn chung, đến nay chưa có đề tài tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu về hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ là không trùng với các công trình khoa học đã được thực hiện trước đó.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là :
- Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ;
- Xác định phướng hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Về phạm vi nghiên cứu, vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch có thể được xem xét dưới các góp độ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn. Đây là hai đối tượng nghiên cứu có đặc điểm, tính chất hoàn toàn khác nhau. Để tiếp cận, tìm hiểu chúng cần phải có những phương pháp nghiên cứu, công cụ điều chỉnh cũng như hệ thống chỉ tiêu riêng biệt, đặc thù. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, với sự hạn chế về quy mô, thời gian nghiên cứu và các điều kiện khác liên quan, tác giả chỉ có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong môi trường tự nhiên.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển du lịch Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển bền vững chung của nền kinh tế.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước; tìm hiểu thực tế, phỏng vấn chuyên gia; phân tích, xây dựng mô hình, thống kê sơ cấp và thứ cấp; phương pháp lịch sử và so sánh.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được thực hiện có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, là căn cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; tài liệu nghiên cứu, tham vấn cho các sinh viên theo học chuyên sâu về pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở đào tạo về luật; tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu với ba chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam
Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này, xin cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam./.