Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Số hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất

37

Bảng 2.2

Tình hình tham gia BHXH bắt buộc

52

Bảng 2.3

Số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất giai đoạn 2009-2017

53

Bảng 2.4

Đối tượng giải quyết hưởng chế độ hưu trí giai đoạn 2012-2017


54

Bảng 2.5

Số người nghỉ hưu do bị suy giảm KNLĐ từ 61% năm 2016

56

Bảng 2.6

Tình hình thu chi hưu trí giai đoạn 2009-2017

58

Bảng 2.7

Tình hình nợ BHXH giai đoạn 2013-2017

60

Bảng 2.8

Tình hình nợ BHXH chia theo nhóm đối tượng giai đoạn 2013-2017


61

Bảng 2.9

Lãi thu được từ hoạt động đầu tư giai đoạn 2015 – 2017

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề an sinh xã hội (ASXH) được xem là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở mọi quốc gia trên thế giới. Với tư cách là một trụ cột trong hệ thống chính sách ASXH, bảo hiểm xã hội (BHXH) thực sự đã trở thành một công cụ đắc lực và hiệu quả giúp cho Nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường, gắn kết giữa phát triển kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ và phát triển xã hội bền vững.

Nằm trong hệ thống các chế độ BHXH, bảo hiểm xã hội hưu trí là một trong những chế độ quan trọng của BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động (NLĐ) khi hết tuổi lao động. Hầu hết NLĐ của các nước đều có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội hưu trí (BHXHHT). Vì thế, nó được các quốc gia áp dụng từ rất sớm.

Ở Việt Nam, BHXHHT bắt buộc đã được Đảng và Nhà nước quan tâm và đề cao từ rất lâu, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc. Trải qua nhiều năm thực hiện, BHXHHT bắt buộc đã được sửa đổi nhiều lần và ngày càng hoàn thiện phù hợp với tình hình đất nước. BHXHHT bắt buộc cùng với các chế độ khác trong hệ thống các chế độ BHXH đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống của NLĐ giúp họ yên tâm làm việc tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội, từ đó đảm bảo ASXH, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, những NLĐ trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng, vì thế yêu cầu đặt ra là tổ chức thực hiện BHXHHT bắt buộc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Do đó, việc hoàn thiện pháp luật và thực thi các quy định về BHXHHT bắt buộc là một vấn đề cấp thiết và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số

NLĐ. Đây là nhu cầu chính đáng và thiết thực cần được Nhà nước và xã hội quan tâm thực hiện.

Xuất phát từ nhu cầu nói trên, với mong muốn đóng góp một phần công sức của bản thân vào việc đánh giá thực trạng pháp luật, đưa ra một số giải pháp thực hiện đối với BHXHHT bắt buộc hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

BHXHHT bắt buộc là một chính sách quan trọng trong hệ thống pháp luật ASXH ở nước ta. BHHT bắt buộc với vai trò là một bộ phận của chính sách BHXH nên đây là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống NLĐ khi về già. Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, BHXHHT bắt buộc được xây dựng như một sự tương trợ cộng đồng, giúp cho NLĐ giảm bớt những khó khăn, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần khi về hưu an dưỡng lúc tuổi già.

Chính vì ý nghĩa quan trọng này mà BHXHHT bắt buộc được rất nhiều người quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể:

- Bài báo: “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động” đăng trên Tạp chí luật học năm 2007, của TS. Đỗ Ngân Bình, Đại học Luật Hà Nội;

Bài viết của tác giả đã đưa ra được những thay đổi về việc đóng, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc trong đó có BHXHHT bắt buộc, đã nêu ra được những thay đổi đáng chú ý như: điều kiện để được hưởng lương hưu hàng tháng quy định chặt chẽ hơn, cách tính tiền lương hưu (hằng tháng hoặc 1 lần) có sự thay đổi để đảm bảo NLĐ sẽ được hưởng chế độ hưu trí phù hợp với đóng góp trước đó của họ khi tham gia BHXH.

- Bài báo: “Một số ý kiến về pháp luật lao động đối với người lao động cao tuổi Việt Nam” đăng trên Tạp chí LĐXH số 507 từ ngày 16-31/7/2015, của TS. Nguyễn Thanh Huyền;

Bài viết của tác giả tập trung nêu lên vấn đề già hóa dân số hiện nay và những quy định pháp luật về người cao tuổi trên cơ sở đó xác định rõ nội hàm NLĐ cao tuổi và xây dựng các quy định pháp luật lao động phù hợp đối với NLĐ cao tuổi với mục đích bảo vệ sức khỏe NLĐ cao tuổi và phát huy được nguồn lực lao động với kinh nghiệm quý báu và trình độ chuyên môn cao khi Việt Nam đang bước nhanh vào kỷ nguyên “dân số già”.

- Bài báo: “Chếđộ bảo hiểm hưu trí và một số vấn đề pháp lý đặt ra” đăng trên tạp chí Lao động – Xã hội tháng 7/2019, của TS. Nguyễn Thanh Huyền;

Bài viết của tác giả đã đặt ra những vấn đề pháp lý cơ bản của BHXHHT bắt buộc từ đó áp dụng như thế nào cho hiệu quả trong thực tế.

- Khóa luận tốt nghiệp: "Những điểm mới về chế độ bảo hiểm hưu trí của Luật bảo hiểm xã hội 2006" năm 2007 của Nguyễn Thị Hiên, Trường đại học luật Hà Nội;

Bài viết của tác giả đã hướng tới và chỉ ra được những điểm mới của BHXHHT bắt buộc theo Luật BHXH 2006. Nghiên cứu này đưa ra được nhưng so sánh cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới từ đó áp dụng thực tiễn vào nước ta để đề xuất ra những giải pháp áp dụng trong thực tế.

- Luận văn thạc sĩ: “Phân tích tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam” năm 2012 của Nguyễn Hữu Thọ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội;

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHXHHT bắt buộc theo Luật BHXH 2006. Từ đó, phân tích tình hình thực hiện BHHT bắt buộc ở Việt Nam qua đó phản ánh những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của nó.Từ đó, đề xuất những giải

pháp, kiến nghị để nhằm hoàn hiện công tác thực hiện BHXHHT bắt buộc ở nước ta.

- Luận văn thạc sĩ: “Chế độ hưu trí trong quy định luật bảo hiểm xã hội và thực trạng tại thành phố hà nội” năm 2015 của Nguyễn Thế Mừng, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội;

Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về nội dung, vai trò của BHXHHT bắt buộc 2006 và đưa ra những điểm mới của BHXH 2014. Ngoài ra, luận văn còn đánh giá thực trạng của các quy định pháp luật về BHXHHT bắt buộc hiện hành, chỉ ra những điểm hạn chế và nguyên nhân của sự bất cập để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện các quy định về BHXHHT bắt buộc ở nước ta hiện nay từ thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Luận văn thạc sĩ: “Chế độ bảo hiểm hưu trí theo quy định luật bảo hiểm xã hội năm 2014” năm 2016 của Nguyễn Thị Thu Hằng, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Đề tài đưa ra một số phương hướng nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của pháp luật về BHXHHT bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014, thực trạng thực hiện những quy định đó, từ đó đánh giá tổng thể những điểm đạt được và hạn chế của Luật BHXH 2014 về BHXHHT bắt buộc. Qua nghiên cứu này đề tài đưa ra những kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định của BHXHHT bắt buộc cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BHHT bắt buộc trong cuộc sống.

Trên đây là một số nghiên cứu gần đây về BHXHHT bắt buộc, nhìn chung các nghiên cứu có nhiều nhưng chủ yếu được nghiên cứu theo quy định của Luật BHXH 2006 nên chưa thể hiện được tổng thể các vấn đề về BHXHHT bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014. Mặt khác, có những nghiên cứu về Luật BHXH 2014 nhưng đó là thời điểm chưa có hiệu lực thi hành nên phần thực trạng áp dụng luật và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện Luật còn hạn

chế hoặc đã có hiệu lực nhưng năm 2018 BHXHHT bắt buộc có nhiều thay đổi đã có hiệu lực thi hành và chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về những quy định đó.

Với vai trò của BHXHHT bắt buộc cũng như tính cấp thiết của vấn đề, luận văn "Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam" đưa ra một số phương hướng nghiên cứu chuyên sâu về các quy định của pháp luật về BHXHHT bắt buộc theo quy định của Luật BHXH 2014 và những quy định mới được sửa đổi bổ sung 2018, thực trạng thực hiện những quy định đó, từ đó đánh giá tổng thể những điểm đạt được và hạn chế của Luật BHXH 2014 về BHXHHT bắt buộc. Qua nghiên cứu này, luận văn đưa ra những kiến nghị về việc hoàn thiện các quy định của BHXHHT bắt buộc cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng BHXHHT bắt buộc trong cuộc sống trên cơ sở áp dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu quy định pháp luật về BHXHHT bắt buộc và thực tiễn áp dụng những quy định đó tại Việt Nam. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật BHXHHT bắt buộc và giúp cơ quan BHXH nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật BHHT bắt buộc tại các địa bàn của Việt Nam.

3.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHXHHT bắt buộc;

- Đánh giá thực trạng pháp luật về BHXHHT bắt buộc hiện nay và thực trạng thực hiện BHXHHT bắt buộc tại Việt Nam, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, đồng thời chỉ rõ những vấn đề còn hạn chế và nguyên nhân của nó;

- Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXHHT bắt buộc bắt buộc ở nước ta.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Ở nước ta, BHXHHT bắt buộc luôn là chế độ nòng cốt trong hệ thống BHXH và nó liên tục được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Từ khi xuất hiện đến nay, BHXHHT bắt buộc đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống của hàng triệu NLĐ khi hết tuổi lao động, góp phần ổn định xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện pháp luật BHXHHT bắt buộc nhận thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập về chính sách và quá trình vận hành trong thực tế. Do đó, luận văn hướng đến đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về BHXHHT bắt buộc và thực trạng thực hiện các quy định này.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung pháp luật về BHHT bắt buộc và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, cụ thể gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về BHXHHT bắt buộc và pháp luật BHXHHT bắt buộc, phân tích các quy định pháp luật BHXHHT bắt buộc ở Việt Nam;

Thứ hai, đánh giá pháp luật và thực trạng thực hiện các quy định của BHXHHT bắt buộc tại Việt Nam;

Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật BHXHHT bắt buộc tại Việt Nam.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập trong các giai đoạn từ khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực cho đến 2017.

- Phạm vi về không gian: Tình hình thực hiện BHXHHT bắt buộc trên phạm vi cả nước.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn này đã được sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp luận

Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu trong xuyên xuốt 3 chương.

Trong đó, sử dụng phương pháp tiếp cận về sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới trên cơ sở vận dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chế độ BHHT bắt buộc.

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Từ những thông tin đã thu thập được luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đánh giá các thông tin, sử dụng những thông tin phù hợp để đưa vào các nội dung của luận văn.

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá các vấn đề lý luận về BHXHHT bắt buộc và BHXHHT bắt buộc ở một số nước trên thế giới trong Chương 1.

Kết hợp với những phương pháp khác, phương pháp phân tích, tổng hợp trong chương 2, 3 được xem xét khi phân tích các vấn đề ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả quy định pháp luật về BHXHHT bắt buộc trong giai đoạn hiện nay ở chương 3.

Phương pháp so sánh lịch sử

Phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt đề tài để so sánh nội dung quy định pháp luật về BHXHHT bắt buộc trong từng thời kỳ, so sánh quy định giữa các nước trong Chương 1 và các quy định pháp luật về BHXHHT bắt buộc trong các giai đoạn từ đó rút ra những hạn chế, vướng mắc của pháp luật và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

Phương pháp chuyên gia

Luận văn sử dụng những nhận định, đánh giá, nhận xét, phát biểu của đội ngũ những chuyên gia, cán bộ am hiểu sâu về lĩnh vực BHXHHT bắt buộc trong Chương 2 và định hướng giải pháp cho nghiên cứu tại Chương 3 luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024