Một Số Nhận Định Về Pháp Luật Kiểm Soát Hoạt Động Taxi Công Nghệ Việt Nam Hiện Hành

2.2.2.3. Hợp đồng kinh doanh vận tải của taxi công nghệ

Nghị định 10/2020/NĐ-CP dành hẳn một chương để quy định về Hợp đồng vận chuyển (Chương IV) khác biệt hẳn so với Nghị định 86/2014/NĐ- CP khi chỉ lồng ghép hợp đồng kinh doanh vận tải vào điều luật quy định về hoạt động vận tải hành khách của xe hợp đồng.

Tại Điều 15 là những quy định chung về hợp đồng vận chuyển vẫn khẳng định giá trị pháp lý tương đương giữa hai loại hợp đồng là hợp đồng văn bản giấy và hợp đồng điện tử. Quan điểm của nhà nước ta là khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực vận tải, chúng ta không bỏ lỡ xu thế phát triển của thế giới nhưng hợp đồng vận chuyển dù dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo những nội dung tối thiểu. Theo khoản 2 Điều 45 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT cũng quy định những nội dung tối thiểu trong một hợp đồng vận tải nhưng chỉ đề cập chung là bảo đảm quyền lợi của hành khách và các dịch vụ phục vụ hành khách trong hành trình thì trong Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã cụ thể hóa quyền lợi của hành khách là giải quyết khiếu nại tố cáo, phản ánh của hành khách, cam kết trách nhiệm thực hiện hợp đồng và quy định về đền bù thiệt hại cho người thuê vận tải, hành khách. Nghị định 10/2020/NĐ-CP bảo đảm hợp đồng vận chuyển là sự thỏa thuận mang đến lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và phải được đặt dưới sự quản lý của nhà nước nên lực lượng chức năng có thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan quản lý giá, cơ quan thuế, công an, thanh tra giao thông có quyền được tiếp cận với thông tin tối thiểu của hợp đồng vận chuyển hành khách khi có yêu cầu.

Quy định riêng về thực hiện hợp đồng điện tử được quy định tại Điều 16 Nghị định 10/2020/NĐ-CP khi hợp đồng điện tử luôn bị lên án bởi đơn vị kinh doanh truyền thống trong quá trình thực hiện thí điểm, các đơn vị này

cho rằng không tồn tại cái gọi là hợp đồng điện tử trong mô hình kinh doanh taxi công nghệ của Uber hay Grab khi hợp đồng không đủ thông tin tối thiểu; lái xe, phương tiện, giá cước điều do các hãng taxi công nghệ đơn phương quyết định, taxi công nghệ chỉ đang lợi dụng hợp đồng điện tử để điều hành kinh doanh vận tải như taxi truyền thống. Quyết định 24/QĐ-BGTVT quy định sơ sài tại phần IV: nội dung ứng dụng hợp đồng điện tử, quy định để tham gia vào phần mềm ứng dụng đặt xe thì các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải phải ký thỏa thuận hợp tác và hành khách phải được thông báo và chấp nhận những điều khoản, điều kiện được thông báo các quyền và trách nhiệm trước khi sử dụng dịch vụ vận tải. Hợp đồng vận tải hành khách được giao kết thông qua dữ liệu điện tử được nội dung điều chỉnh như hợp đồng giấy theo nghị định 86/2014/NĐ-CP cũ và thông tư 63/2014/TT-BGTVT. Tại Nghị định mới quy định cụ thể hợp đồng điện tử ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định còn phải tuân thủ pháp luật khác có liên quan và quy định chi tiết việc thực hiện hợp đồng điện tử với từng chủ thể.

Với nghị định mới, chủ thể đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử buộc phải cung cấp cho hành khách và những nội dung tối thiểu của hợp đồng theo quy định điều 15, hóa đơn điện tử của mọi chuyến đi ngoài chuyển cho hành khách còn phải chuyển cho cơ quan thuế. Ngoài ra quy định chưa từng có là phải thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu ba năm. Tài xế kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải mang theo thiết bị có thể truy cập vào hợp đồng điện tử và cung cấp cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Người thuê vận tải, hành khách có quyền sử dụng có quyền sử dụng thiết bị truy cập, tiếp cận với mọi nội dung hợp đồng điện tử nhưng có nghĩa vụ tuân thủ theo các quy định pháp luật khi tham gia ký kết hợp đồng điện tử.

2.3. Một số nhận định về pháp luật kiểm soát hoạt động taxi công nghệ Việt Nam hiện hành

2.3.1. Ưu điểm

Nghị định 10/2020/NĐ-CP ra đời đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về quy định pháp lý trong kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô hiện nay. Trải qua bốn năm chúng ta không thể không ghi nhận công sức của Bộ Giao thông vận tải và các Bộ ngành, địa phương, đơn vị có liên quan đã tích cực xây dựng Nghị định mới; tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm của các nước; lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp; rà soát, hoàn chỉnh Nghị định theo đúng trình tự thủ tục pháp luật, cơ bản nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp vận tải.

Sau khi có Nghị định 10/2020/NĐ-CP Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng kể từ ngày 01/04/2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Nhìn lại trong những năm qua sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe công nghệ đã mang đến bước chuyển mình ngoại mục cho ngành vận tải trong nước. Minh bạch thông tin, giá cước cạnh tranh, dễ dàng khi gọi xe – người tiêu dùng được sử dụng một dịch vụ tuyệt vời. Tuy nhiên quyết định 24/QĐ- BGTVT chỉ mang tính tạm thời, thí điểm chỉ cho phép xe công nghệ hoạt động tại 5 tỉnh, thành phố lớn nên đã hạn chế rất nhiều sự lan tỏa của mô hình này. Nhiều người sinh sống tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã quá quen với việc sử dụng các ứng dụng đặt xe như Grab, nên cảm thấy khá bất tiện khi sang tận nước ngoài vẫn gọi được grab nhưng đến các tỉnh, thành phố khác trong nước lại không dụng sử dụng được dịch vụ này. Ngưng thí điểm nghĩa là xe công nghệ không còn là loại hình vận tải thí điểm mà đã được chính thức công nhận tại Việt Nam. Mô hình này sẽ được thoải mái, triển khai, mở

rộng ở bất cứ tỉnh thành nào có đủ điều kiện về hạ tầng kĩ thuật, thay vì chỉ giới hạn tại 5 tỉnh, thành phố như trước đây [34].

Pháp luật kiểm soát hoạt động của taxi công nghệ ở Việt Nam - 10

Nghị định 10/2020/NĐ-CP đưa ra rất nhiều quy định mới, tiến bộ về hoạt động kinh doanh vận tải và điều kiện kinh doanh vận tải tạo hành lang pháp lý cho các loại hình, tạo sự công bằng cho không chỉ loại hình taxi công nghệ và taxi truyền thống mà còn cho cả 5 loại hình kinh doanh vận tải.

Định nghĩa về kinh doanh vận tải được đưa ra rõ ràng, không chỉ mang tính chất miêu tả hình thức của hoạt động kinh doanh vận tải như trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP cũ mà đi sâu vào bản chất của hoạt động này. Vấn đề định danh cho taxi công nghệ đến nay vẫn là vấn đề gây tranh cãi và đáp số không hề có điểm chung tại các quốc gia khác nhau nên định nghĩa kinh doanh vận tải quy định taxi công nghệ là doanh nghiệp vận tải có thể vừa là ưu vừa là nhược điểm nếu phân tích từ những góc độ khác nhau. Trong Nghị định vẫn để một quyền lựa chọn cho các doanh nghiệp taxi công nghệ nếu muốn trở thành đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải nhưng nếu đã tham gia vào một trong ba công đoạn chính của kinh doanh vận tải: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, hoặc quyết định giá cước thì đã là kinh doanh vận tải. Vận tải hành khách là kinh doanh có điều kiện, tính mạng an toàn của con người là an toàn nhất nên cấn siết chặt quản lý loại hình này.

Các điều kiện kinh doanh vận tải mới trong Nghị định 10/2020/NĐ-CP được coi là một cuộc Cách mạng đáp ứng đúng tinh thần, chỉ thị của Chính Phủ giao cho Bộ Giao thông vận tải khi đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông vận tải bỏ bớt đi rất nhiều các điều kiện kinh doanh không cần thiết, mang tính thủ công trong quản lý nhà nước tạo ra những bất cập, tốn kém với doanh nghiệp; khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp vận tải và khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống tạo lập các nền tảng số, số hóa ở cấp độ doanh

nghiệp và với taxi công nghệ tôn trọng quyền tự quyết mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đảm bảo quản lý và những quy định công khai, minh bạch về những điều kiện kinh doanh cần đáp ứng.

Đơn cử như câu chuyện gắn mào taxi, đây là vấn đề đã gây tranh cãi và thay đổi nhiều lần trong 11 lần dự thảo trước đó. Nhưng Nghị định 10/2020/NĐ- CP đã tháo gỡ vấn đề này một cách nhẹ nhàng khi taxi có thể lựa chọn đeo mào hay không, giải pháp thay thế là nhận dạng các loại xe qua niêm yết tên mô hình kinh doanh vận tải bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và sau xe.

Xe taxi công nghệ có quyền lựa chọn mô hình kinh doanh taxi. Với taxi truyền thống, Nghị định 10/2020/NĐ-CP tháo gỡ hàng loạt các điều kiện kinh doanh như: mào, trung tâm điều hành và đăng kí tần số liên lạc riêng hay số lượng xe tối thiểu. Với loại hình xe hợp đồng siết chặt quản lý về nhận diện, hợp đồng vận tải, nơi cấp phù hiệu, tất cả các điều kiện về công tác bảo đảm an toàn giao thông, về thiếu bị giám sát hành trình, quy định về tổ chức thực hiện của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là giống nhau giữa xe taxi và xe hợp đồng.

Trong quyết định 24/QĐ-BGTVT rằng chỉ có hợp tác xã và doanh nghiệp vận tải mới được kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng điện tử dưới 09 chỗ. Theo nghị định mới đơn vị kinh doanh vận tải được quyền tham gia kinh doanh vận tải theo hợp đồng, như vậy ngoài doanh nghiệp, hợp tác xã thì hộ kinh doanh vận tải cũng được tham gia kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng.

Trên thực tiễn tại sao nếu hộ kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải và có giấy phép được quyền kinh doanh vận tải hợp pháp lại không thể cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng vận tải điện tử mà chỉ được thực hiện thông qua hợp đồng giấy. Hai loại hợp đồng này chỉ khác

nhau về mặt hình thức, không ảnh hưởng tới lợi ích công cộng, nếu có cũng không phụ thuộc bên vận chuyển là doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ kinh doanh cá thể.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng nên cấm hộ kinh doanh cá thể với lý do khó quản lý phương tiện, tài xế và thuế. Thuế đã có đăng ký mã số thuế kết nối với cơ quan thuế và có đối chiếu, hậu kiểm với chính đơn vị cung cấp phần mềm. Quản lý phương tiện và tài xế như trong quyết định 24/QĐ- BGTVT dồn hết trách nhiệm cho hợp tác xã và doanh nghiệp nhưng vai trò rất mờ nhạt trên thực tế. Có thể thấy có những hợp tác xã sinh ra chỉ để cấp phù hiệu và tem. Bảo hiểm xã hội hay rủi ro nghề nghiệp tự các tài xế phải lo.

Hộ cá thể có quyền tham gia kinh doanh trên thị trường (quyền tự do kinh doanh) theo Hiến pháp và Nghị quyết số 10 năm 2017 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nên việc cấm hộ kinh doanh tham gia hoạt động vận tải bằng hợp đồng điện tử là không có cơ sở pháp lý, là hành vi phân biệt đối xử giữa các giữa các đối tượng có hoàn cảnh, tính chất giống nhau. Nghị định 10/2020/NĐ-CP cho phép hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được tham gia mô hình xe hợp đồng là một sự thay đổi đúng đắn.

Nghị định 10/2020/NĐ-CP ra đời sẽ giải quyết được những vướng mắc, khó khăn mà các cơ quan đơn vị gặp phải trong quản lý xe công nghệ nói riêng và các loại hình kinh doanh vận tải khác nói chung. Nghị định bổ sung quy định về xây dựng hạ tầng công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi và lưu trữ lâu dài từ thiết bị giám sát trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp, thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Nghị định cũng khuyến khích dùng chính công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý như Bộ Giao thông vận tải với Bộ Tài chính hay với Bộ Công an. Mục đích cuối cùng là quản lý về trật tự an toàn giao thông

vận tải hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, xử lý vi phạm triệt để hơn so với trước đây.

Điều đặc biệt quan trọng sẽ được giải quyết khi nghị định 10/2020/NĐ- CP được triển khai trong cuộc sống, đó chính là yếu tố quản lý nhà nước về thuế sẽ chặt chẽ hơn. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đều phải đăng ký mã số thuế tại địa phương, hóa đơn mỗi cuốc xe đều được chuyển về cho cơ quan quản lý thuế cả kể hóa đơn điện tử, đặc biệt chúng ta còn đã có nghị định 119/2018/NĐ-CP của chính phủ về hóa đơn điện tử. Tất cả những yếu tố trên đều đảm bảo nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp vận tải sẽ được quản lý, điều hành và tạo sự công bằng giữa các loại hình kinh doanh vận tải trên thị trường, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay.

Một trong những điểm sáng lớn nhất của nghị định 10/2020/NĐ-CP là đã đưa ra một khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng và các lái xe. Sau một thời gian dài những quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và những tài xế xe công nghệ bị bỏ ngỏ, đùn đẩy giữa các hãng taxi công nghệ và những nhà cung cấp dịch vụ thì trong nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định chặt chẽ chủ thể phải chịu trách nhiệm này, thậm chí trong trường hợp hai đơn vị kinh doanh vận tải hợp tác thì trong hợp đồng hợp tác phải thỏa thuận rõ bên chịu trách nhiệm với khách hàng và tài xế. Khi xây dựng một cơ chế, chính sách trong nền kinh tế chia sẻ vấn đề giảm thiểu rủi ro cho các bên đặc biệt là bên yếu thế như người tiêu dùng và tài xế xe công nghệ cần được ưu tiên, trong nghị định 10/2020/NĐ-CP đã đáp ứng yêu cầu đó khi mà việc làm, an sinh xã hội, các quyền của người lao động được bảo đảm cho lái xe công nghệ và sự an toàn của hành khách cũng được đặt lên trên hết, đầy đủ các phương án xử lý khiếu nại, bồi thường thiệt hại cho hành khách.

Nghị định 10/2020/NĐ-CP được ban hành và khi đó hiệu lực sẽ phục vụ tốt nhất yêu cầu đi lại của người dân, bảo đảm vai trò quản lý của nhà nước

đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ, cũng như bảo đảm công bằng cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh vận tải, tạo hành lang pháp lý khuyến khích các mô hình đổi mới sáng tạo như taxi công nghệ.

2.3.2. Các hạn chế của nghị định số 10/2020/NĐ-CP

Nghị định 10/2020/NĐ-CP về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu về quy định pháp lý trong kinh doanh và điều kiện kinh doanh bằng ô tô dù trong nghị định vẫn tồn tại những quy định bất hợp lý. Tuy nhiên việc ban hành nghị định lúc này là đã rất cần thiết bởi công tác soạn thảo đã kéo dài hơn hai năm trong khi bối cảnh hiện nay rất cần một nghị định mới thay thế vì nghị định 86/2014/NĐ-CP đã không còn phù hợp trên thực tiễn.

Vấn đề xếp loại taxi điện tử vào nhóm doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo pháp luật hiện hành đang nổi lên một số bất cập sau:

Qua định nghĩa về kinh doanh vận tải trong nghị định 10/2020/NĐ-CP có thể thấy những mô hình như Grab, Fastgo hiện nay là doanh nghiệp vận tải và phải chọn lựa giữa trở thành taxi truyền thống hoặc loại xe hợp đồng. Pháp luật sinh ra phải được điều chỉnh để thích ứng với những dạng thức mới trong cuộc sống. Có rất nhiều tranh cãi nhưng tất cả đều phải đồng thuận rằng mô hình như Grab là một hình thức kinh doanh mới. Việc áp đặt cơ chế quản lý cũ cho một hình thái kinh doanh mới là không hợp lý. Trong nền kinh tế hiện đại thì doanh nghiệp có xu hướng chuyên môn hóa. Họ chỉ tập trung vào một hay một số công đoạn trong chuỗi cung cấp dịch vụ. Nhà nước đang ép các doanh nghiệp như Grab, Be trở thành những doanh nghiệp công nghệ kiêm cả kinh doanh vận tải.

Rất nhiều những chuyên gia trong các lĩnh vực như pháp lý, vận tải, chính sách công… không đồng tình với quan điểm coi kinh doanh taxi công nghệ, cung cấp phần mềm ứng dụng đặt xe là kinh doanh vận tải tương đương taxi và xe hợp đồng truyền thống. Theo Phó giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Khắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024