Hệ Số Giới Hạn Huy Động Vốn Của Acb Qua Các Năm


các khoản trích lập dự phòng có sẵn, vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

- Cạnh tranh từ khối ngoại khi các rào cản, hạn chế đối với ngân hàng đã được dỡ bỏ theo lộ trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

3.2 THỰC TRẠNG THANH KHOẢN TẠI NHTMCP Á CHÂU

Từ năm 2008 đến nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn là vấn đề được Chính phủ, NHNN quan tâm. Tuy đa số các NHTM cũng quán triệt và tuân thủ những chỉ số an toàn trong hoạt động và thanh khoản đã được NHNN ban hành, nhưng có một số thời điểm các NHTM gặp phải vấn đề thanh khoản, phải tăng lãi suất huy động tiền gửi. Điều này làm cho nhưng cuộc đua lãi suất xuất hiện, lãi suất vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng cao. Do vậy, đánh giá khả năng thanh khoản sẽ giúp đo lường được trạng thái an toàn của ngân hàng, từ đó có những kế hoạch đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng ổn định, an toàn và hiệu quả.

Theo lý thuyết đã trình bày tại chương 2 cùng với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong giai đoạn 2008 – 2012 của Ngân hàng ACB và một số ngân hàng thương mại lớn để so sánh, đề tài sử dụng các tiêu chí và chỉ số thanh khoản dưới đây để đánh giá khả năng thanh khoản của ACB.

Vốn điều lệ.

Hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR.

Hệ số giới hạn huy động vốn H1.

Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản có H2.

Chỉ số trạng thái tiền mặt H3.

Chỉ số năng lực cho vay H4.

Chỉ số tỷ lệ giữa dư nợ và tiền gửi khách hàng H5.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6.

Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H7.

Chỉ số tỷ lệ giữa tiền mặt, tiền gửi tại TCTD với tiền gửi khách hàng H8.

Tiêu chuẩn đánh giá, so sánh được dựa trên các quy định của Chính phủ, NHNN và so sánh với 3 ngân hàng thương mại lớn: NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn Thương tín và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.

3.2.1 Vốn điều lệ

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng và ổn định hệ thống tài chính chung, Chính phủ đã ban hành nghị định 141/2006/NĐ – CP ngày 22/11/2006 quy định mức vốn pháp định đối với Ngân hàng TMNN đến năm 2008 và 2010 là 3.000 tỷ VND; đối với NHTMCP đến năm 2008 là 1.000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND. Quy định này đã gây ra áp lực cho một số ngân hàng có quy mô nhỏ trong việc tăng vốn theo quy định; đối với các NHTMCP không bị sức ép theo quy định trên


nhưng vẫn thông báo tăng mạnh vốn điều lệ với tham vọng nâng cao tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng mình.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của ACB qua các năm

Đ n vị tính: tỷ đồng


Khoản mục

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

- Vốn điều lệ

6.355,81

7.814,14

9.376,97

9.376,97

9.376,97

- Các quỹ

713,56

952,95

1.209,55

1.753,24

2.582,36

- Lợi nhuận chưa

phân phối

697,10

1.339,20

790,24

828,89

665,12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 5


Ta có thể thấy ngay từ năm 2008, ACB đã đạt được mức vốn điều lệ lớn hơn mức yêu cầu của NHNN. Việc duy trì mức vốn điều lệ cao không chỉ nhằm mục đích tuân thủ quy định của NHNN mà nó còn giúp Ngân hàng tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro, đảm bảo khả năng chi trả khi xảy ra sự cố thanh khoản.

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.


Biểu đồ 3.4: Vốn điều lệ của ACB qua các năm


10.000

9.000

8.000

7.000

6.000

5.000

2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Bên cạnh đó, mở rộng nguồn vốn còn có thể giúp ACB mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao tiềm lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động theo lộ trình phát triển của Ngân hàng.

Từ mức vốn điều lệ là 6.355 tỷ đồng trong năm 2008, ACB tăng vốn điều lệ của mình dần lên mức 9.377 tỷ đồng trong năm 2010. Đây cũng là mức vốn điều lệ tính đến cuối năm 2012 và theo kế hoạch cho năm 2013, Ngân hàng cũng không có ý định tăng vốn điều lệ vì cho rằng trong thời điểm như hiện nay việc tăng vốn không phải là nhu cầu cấp thiết mà phải cân nhắc đảm bảo quyền lợi cho cổ đông vì giá cổ phiếu của Ngân hàng có xu hướng giảm.

Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 và Nghị định số 57/2012/NĐ – CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ, ACB phải trích lập các quỹ: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác như: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ của các công ty con. Theo đó, 5% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm sẽ được phân bổ vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ cho đến khi quỹ này đạt 100% vốn điều lệ và 10% lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi năm sẽ được phân bổ vào quỹ dự phòng tài chính cho đến khi quỹ này đạt đến 25% vốn điều lệ hiện có. Trong năm 2012, Ngân hàng đã trích bổ sung 633 tỷ


đồng vào Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2011, nhằm mục đích mua lại cổ phiếu quỹ để đảm bảo giá cổ phiếu, tăng niềm tin cho nhà đầu tư. Khi TTCK thuận lợi, Ngân hàng sẽ bán số cổ phiếu để tăng lợi nhuận.

30.000

25.000

20.000

15.000

10.000

5.000

-

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Tđng

Biểu đồ 3.5: Vốn điều lệ của các ngân hàng


Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

So với một số ngân hàng lớn khác như CTG, STB, VCB, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ của ACB thấp hơn các ngân hàng còn lại. Trong khi vốn điều lệ của ACB chỉ tăng thêm 48% trong 5 năm, thì vốn điều lệ của VCB tăng thêm 92%; STB tăng thêm 110%, thậm chí CTG đã tăng hơn 240%. Việc chênh lệch này cũng có thể hiểu một phần là do chênh lệch quy mô tài sản giữa các ngân hàng (quy mô tài sản của CTG và VCB đều gấp hơn 2 lần so với ACB).

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và lĩnh vực ngành ngân hàng đã mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài thì việc tăng vốn điều lệ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, với diễn biến khó khăn của thị trường như hiện nay, NHNN đã “siết chặt” việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tình hình huy động và cho vay đều khó khăn nên nhiều ngân hàng phải cơ cấu từng bước lại mạng lưới hoạt động để cắt giảm chi phí. Chính sách tiền tệ thắt chặt khiến ngành ngân hàng và cả thị trường chứng khoán khó khăn nên cổ phiếu ngân hàng không mấy hấp dẫn, ngân hàng sẽ phải chịu áp lực không nhỏ trong việc huy động và sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn tăng thêm.

3.2.2 Hệ số tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR

Theo Thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010, các TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức 9%. Ngân hàng nào có chỉ số cao hơn, đồng nghĩa với việc ngân hàng đó sẽ có lớp đệm dày hơn để bảo vệ ngân hàng mình trước các biến động bất lợi trên thị trường.

Qua biểu đồ 3.6, ta thấy hệ số an toàn vốn của ACB qua các năm đều đảm bảo trên mức tối thiểu theo quy định của NHNN, thể hiện ACB đã thực hiện tốt trong công tác quản lý nguồn vốn và rủi ro của mình, đảm bảo nguyên tắc thận trọng, an toàn vốn đi đôi với hiệu quả sử dụng vốn, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Hệ số CAR xoay quanh mức tối thiểu giúp cho ACB thực hiện tốt hai nhiệm vụ: tăng quy mô hoạt động và tăng được độ an toàn của ngân hàng mình để cạnh tranh được với các đối thủ lớn.


Biểu đồ 3.6: Hệ số CAR của ACB qua các năm


12,00%

8,00%

4,00%

0,00%

12,44%

9,73%

10,60%

9,25%

11,20%

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo th ờng niên ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Theo công thức, vốn tự có là thành phần quan trọng trong việc tính toán hệ số an toàn vốn; trong đó, vốn điều lệ chiếm tỷ trọng khá cao. Trong năm 2011 và 2012, Ngân hàng không tăng vốn điều lệ do việc huy động vốn khó khăn bởi tình hình kinh tế và chính sách của NHNN về trần lãi suất huy động và gặp phải sự cố vào tháng 8/2012. Tuy vậy, ACB vẫn duy trì được hệ số CAR an toàn do cấu trúc thanh khoản khá vững chắc, khuôn khổ QLRR về quy trình chính sách được xây dựng hoàn chỉnh.

Biểu đồ 3.7: Hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng

16,00%

12,00%

8,00%

4,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo th ờng niên các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011,2012.

Nhìn chung có những thời điểm, tỷ số an toàn vốn của các ngân hàng như CTG và VCB ở dưới mức 9%, nhưng ACB thì luôn giữ hệ số CAR của mình được an toàn và ổn định; ngay cả trong thời gian xảy ra khủng hoảng ở năm 2012, hệ số CAR của ACB vẫn khá tốt. Việc giữ cho tỷ số này nằm ở mức vừa phải giúp Ngân hàng sử dụng vốn một cách an toàn mà còn đảm bảo được lợi nhuận.

Tuy vậy, hệ số CAR cao hơn 9% nhưng không có nghĩa là Ngân hàng đang ổn định, vì tài sản đảm bảo của hầu hết các Ngân hàng chủ yếu là bất động sản, nên với tốc độ giảm giá của bất động sản trong tình hình kinh tế suy yếu như hiện nay, hệ số CAR sẽ giảm rất nhanh. Hơn nữa, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiếp cận hoàn toàn với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Do đó, chỉ số này phần nào vẫn chưa phản ánh chính xác mức độ an toàn vốn thật sự của các ngân hàng.

3.2.3 Hệ số giới hạn huy động vốn H1

Quyết định số 107/QĐ – NH ngày 9/6/1992 do NHNN ban hành quy định “TCTD không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có” - nghĩa là ngân hàng


phải duy trì hệ số H1 tối thiểu ở mức 5%. Hệ số càng tiến gần về mức này thì khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao trong khi mức độ rủi ro vẫn đảm bảo.

Biểu đồ 3.8: Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB qua các năm


12,00%

8,00%

8,52%

4,00%

7,51%

6,21%

7,92%

5,10%

0,00%

2008

2009

2010

2011

2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011,2012. Theo biểu đồ, ta có thể thấy hệ số H1 của Ngân hàng ACB có xu hướng giảm từ 8,52% xuống còn 5,10% trong giai đoạn 2008 – 2011 và tăng lên 7,92% trong năm 2012. Nguyên nhân là do vốn huy động được và vốn tự có của Ngân hàng liên tục tăng, nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm dần do chính sách áp dụng trần lãi suất huy động của NHNN và lãi suất huy động liên tục giảm làm cho người gửi tiền e ngại. Mặc dù sau sự cố tháng 8/2012, người dân bắt đầu gửi tiền trở lại nhưng vẫn không mạnh như trước đó, làm cho lượng vốn huy động của ACB giảm xuống gần 32%. Điều này làm cho hệ số H1 tăng vọt trở lại. Theo thông tư 19/2012/TT – NHNN, “lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.” Quyết định này sẽ giúp cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng khả quan hơn trong thời gian tới và là cơ hội cho ACB cơ

cấu lại nguồn vốn theo kỳ hạn của mình.

Biểu đồ 3.9: Hệ số giới hạn huy động vốn của các ngân hàng


16,00%

12,00%

8,00%

4,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011,2012

Qua các năm ACB và 3 ngân hàng trên luôn duy trì được hệ số H1 cao hơn mức quy định của NHNN, cho thấy hoạt động huy động vốn của các ngân hàng phát triển nhưng vẫn được đảm bảo an toàn bằng nguồn vốn tự có. Năm 2012, dù luồng tiền bị rút ra khá mạnh sau sự cố nhưng ACB lại là ngân hàng đứng thứ 5 trong số các ngân hàng thu hút khách hàng gửi tiền nhất (sau Agribank, BIDV, CTG và VCB).

Trong bối cảnh nền kinh tế ảm đạm, sản xuất chưa có dấu hiệu khởi sắc, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, còn thị trường vàng bị siết chặt


như hiện nay thì tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả và an toàn. Dự đoán hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng vẫn tăng mạnh trong thời gian tới.

3.2.4 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có với tổng tài sản có H2

Hệ số H2 dùng để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm thấp. Hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. NHNN cũng quy định “TCTD phải duy trì thường xuyên tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tổng giá trị tài sản ở mức 5%”. Tuy nhiên, chỉ số này càng cao không phải là tốt vì nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng cũng như thể hiện việc huy động vốn của ngân hàng đang gặp khó khăn.

Biểu đồ 3.10: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có của ACB


8,00%

6,00%

4,00%

2,00%

0,00%

7,38%

6,02%

7,16%

5,55%

4,26%

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 201, 2012.

Qua biểu đồ 3.10, hệ số H2 của ACB qua các năm giảm dần, đến năm 2011 thì tỷ lệ này chỉ còn 4,26%. Vì Ngân hàng thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận nhưng vốn tự có lại không đổi nên làm cho lượng tài sản có vượt lên trên mức bảo vệ mà vốn tự có có thể đảm bảo an toàn. Năm 2012, hệ số H2 của ACB tăng lên 7,16% do tài sản có của Ngân hàng giảm hơn 37%. Nguyên nhân do chủ trương của NHNN yêu cầu các TCTD không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi TCTD không đủ vàng để chi trả. Do vậy, số dư chứng chỉ tiền gửi vàng của Ngân hàng giảm 28.000 tỷ; đồng thời tiền gửi của khách hàng cũng giảm

8.000 tỷ do ảnh hưởng của sự cố tháng 8/2012.

Biểu đồ 3.11: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có


12,00%

8,00%

4,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.


Mặc dù có thời điểm, hệ số H2 của ACB có lúc dưới mức an toàn quy định nhưng nhìn chung, chỉ số H2 của ACB trung bình ở mức 6,07% trong khi của CTG, STB và VCB lần lượt là 5,87%; 9,99% và 7,48%. Tuy vốn tự có của CTG và VCB cao gần gấp 3 lần so với ACB (tính đến năm 2012) nhưng chỉ số H2 của các ngân hàng này lại chênh lệch không đáng kể. STB lại là ngân hàng có vốn tự có gần tương đương với ACB nhưng chỉ số H2 lại cao hơn nhiều. Mặc dù, hệ số H2 càng cao thì khả năng thanh khoản của Ngân hàng càng được đảm bảo nhưng khi xét theo khía cạnh lợi nhuận thì Ngân hàng lại không hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn của mình để đem lại lợi nhuận, tình hình huy động vốn gặp khó khăn. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách thích hợp để duy trì được một hệ số hợp lý.

3.2.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3

Chỉ số trạng thái tiền mặt chỉ ra khả năng thanh khoản tức thời của ngân hàng trong bất cứ thời điểm nào mà khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt; giúp đánh giá tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, càng chứng tỏ tính thanh khoản của ngân hàng tốt, lượng tiền mặt và tiền gửi cao, đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trong các trường hợp biến động đột ngột.

Biểu đồ 3.12: Hệ số trạng thái tiền mặt của ACB qua các năm


40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

31,79%

31,57%

25,88%

21,83%

15,55%

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Theo biểu đồ 3.12, chỉ số H3 giảm trong giai đoạn 2008 – 2010, sau đó tăng lên 31,57% rồi giảm mạnh xuống còn 15,55% trong năm 2012. Năm 2010, lượng tiền mặt tại Ngân hàng tăng do dịch vụ phát hành thẻ ATM năm 2010 phát triển mạnh và ACB mở rộng quy mô huy động vốn nhưng do tốc độ tăng của tài sản có tăng mạnh hơn nên H3 vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Năm 2011, tiền gửi giảm 20%, thay vào đó là lượng tiền gửi tại các TCTD tăng khá mạnh (tăng hơn 139% so với 2010). Nhận thấy tiền mặt là khoản không sinh lời nên ACB thay bằng việc đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao khác. Động thái này đã giúp cho Ngân hàng sử dụng nguồn vốn nhàn

rỗi hiệu quả hơn, tăng khả năng sinh lời mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh khoản. Đến năm 2012, do sự cố bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên và khởi tố thành viên

HĐQT của ACB đã làm cho Ngân hàng rơi vào tình hình khó khăn; lượng tiền gửi và cho vay các TCTD đã giảm hơn 73% đã làm hệ số H3 giảm xuống. Đồng thời, tài sản có của ACB giảm do thực hiện tất toán trạng thái vàng theo chủ trương của NHNN.


Biểu đồ 3.13: Hệ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng


40,00%

30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Dựa vào biểu đồ ta có thể thấy, trong giai đoạn 2008 – 2012, ACB đã chứng tỏ khả năng thanh khoản của mình tốt hơn nhiều so với những ngân hàng khác. Trong khi trung bình hệ số H3 của ACB trong khoảng 25,33% thì chỉ số này của các ngân hàng như CTG, STB và VCB đều ở dưới mức 20%. Điều này thể hiện ACB luôn tích trữ lượng tài sản có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, tỷ lệ trên được đánh giá là khá phù hợp và ổn định, ACB hoàn toàn có khả năng đảm bảo khả năng chi trả của mình trong những trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền đột ngột mà vẫn đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.2.6. Chỉ số năng lực cho vay H4

Chỉ số năng lực cho vay phản ánh phần tài sản được phân bổ vào những khoản mục tài sản có tính thanh khoản kém nhất. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ sự yếu kém trong khả năng thanh khoản của mình vì các ngân hàng chủ yếu dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nên xảy ra rủi ro giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Bên cạnh đó, trong trường hợp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất tiền gửi lên trong khi lãi suất của các hợp đồng tín dụng trong thời điểm đó không đổi làm cho thu nhập của ngân hàng giảm đi. Do vậy, ngân hàng nên duy trì chỉ số này ở mức hợp lý.

Biểu đồ 3.14: Chỉ số năng lực cho vay của ACB qua các năm


80,00%

60,00%

40,00%

20,00%

0,00%

59,26%

33,08%

37,14%

42,55%

37,04%

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Qua biểu đồ 3.14, chỉ số H4 của ACB tăng từ 33,08% ở năm 2008 lên 42,55% ở năm 2010, do tốc độ tăng của dư nợ cho vay và cho thuê lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Tỷ trọng của khoản mục dư nợ tăng lên thể hiện ACB đã sử dụng vốn hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022