Chỉ Số Trạng Thái Ròng Đối Với Các Tổ Chức Tín Dụng H 7


cao thì càng cho thấy tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động và sử dụng vốn của ngân hàng ở mức khá cao, khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp.

2.4.8 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6

Trong đó, theo công văn số 2601/NHNN – TCKT:

- Chứng khoán kinh doanh: gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác mà TCTD mua với chiến lược kinh doanh, mua để bán trong thời gian không quá 1 năm nhằm mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch giá và ngân hàng không có mục đích kiểm soát đơn vị được đầu tư.

- Chứng khoán sẵn sàng để bán: gồm chứng khoán nợ, chứng khoán vốn hoặc chứng khoán khác để đầu tư với mục tiêu dài hạn, có thể được bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ứng phó với trường hợp thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Chỉ số này càng cao thì càng cho thấy trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên, chỉ số này còn tùy thuộc vào từng chiến lược kinh doanh, chính sách đầu tư của ngân hàng.

2.4.9 Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.



Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 4

Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD cho thấy tỷ lệ giữa đi gửi và vay của ngân hàng đối với TCTD khác, thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản do các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD thường có kỳ hạn ngắn. Chỉ số H7 càng cao thì càng cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, có nhiều lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

2.4.10 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi khách hàng H8




Chỉ số H8 cho biết tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao, sẵn sàng để huy động khi cần (như tiền mặt, các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD) so với lượng tiền gửi của khách hàng.

Tương tự như chỉ số trạng thái tiền mặt H3, cả hai chỉ số H8 và *H8 đều phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng theo hướng giống nhau, không có khác biệt.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU‌

3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên tổ chức: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

- Tên Giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

- Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885

- Website: http://www.acb.com.vnEmail: acb@acb.com.vn

- Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (tính đến thời điểm 31/12/2012)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH – GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 24/4/1993, Giấy phép số 533/GP

– UB do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

a. Các cột mốc chính

- Ngày 04/06/1993: Ngân hàng ACB chính thức đi vào hoạt động.

- Ngày 27/4/1996: Phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB Master Card.

- Năm 1997: Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam thành lập Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO) và phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB – Visa.

- Tháng 11/1998: Mở siêu thị địa ốc, cung cấp dịch vụ địa ốc cho khách hàng.

- Năm 1999: Thực hiện chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin.

- Ngày 29/6/2000: Thành lập công ty chứng khoán ACBS.

- Ngày 02/01/2002: Vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi TCBS.

- Ngày 14/11/2003: Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB – Visa Electron.

- Ngày 10/12/2004: Cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.

- Ngày 17/06/2005: ACB và Ngân hàng Standard Chartered (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB cũng trở thành cổ đông chiến lược của ACB.

- Tháng 11/2006: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

- Năm 2007: Thành lập công ty cho thuê tài chính ACBL, hợp tác với Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu.

- Năm 2008: Hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB.

- Năm 2009: ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng.


- Năm 2010: Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai; phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống như: ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại.

- Năm 2011: Khánh thành Trung tâm Dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Đồng thời, Trung tâm Vàng ACB được tổ chức QMS Autralia và tổ chức Công nhận Việt Nam chứng nhận đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn.

- Năm 2012: sự cố 8/2012 tác động đến hoạt động huy động và kinh doanh vàng của ACB.

- Năm 2013: Triển khai tiện ích “Xác thực và quản lý thư bảo lãnh trên ACB online” và “Giao dịch chứng từ, xác thực điện tử” dành cho khách hàng doanh nghiệp.

Trong suốt thời gian hoạt động của mình, ACB đã được Nhà nước Việt Nam tặng hai huy chương lao động và liên tục nhận được các giải thưởng do các tạp chí Tài chính – Ngân hàng danh tiếng bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker).

b. Cơ cấu bộ máy tổ chức của NHTMCP Á Châu

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định; thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát Ngân hàng,….

- Hội đồng Quản trị (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.

- Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Các Hội đồng: do HĐQT thành lập, tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

- Tổng Giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc Khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Văn Thuận


Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của ACB


ĐẠIHỘIĐỒNG CỔ ĐÔNG




BAN KIỂM SOÁT

HỘIĐỒNG QUẢN TRỊ



CÁC HỘIĐỒNG


CÁC ỦY BAN

BAN KIỂM TOÁN NỘIBỘ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


VĂN PHÒNG DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC

KTT &CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC

PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG THẨM ĐỊNHTÀISẢN

PHÒNG PHÁPCHẾ VÀ TUÂN THỦ

GĐTC &CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC


PHÒNG ĐẦU TƯ

BAN ĐẢM BẢO CHẤTLƯỢNG


KHỐIKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

KHỐITHỊTRƯỜNG TÀICHÍNH

KHỐIPHÁTTRIỂN KINHDOANH

KHỐIQUẢN LÝ RỦIRO


KHỐIVẬN HÀNH

KHỐIQUẢN TRỊ NGUỒN LỰC

KHỐIQUẢN TRỊ HÀNHCHÁNH

KHỐICÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHỐIKHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP



SỞGIAO DỊCH, CÁC CHINHÁNHVÀ PHÒNG GIAO DỊCH

Nguồn: Báo cáo th ờng niên ACB 2012



Các công ty có liên quan

- Các công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS); Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản ACB (ACBA); Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL); Công ty Quản lý Quỹ (ACBC).

- Các công ty liên doanh, liên kết: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổ phần Địa ốc (ACBR); Công ty Cổ phần Sài gòn Kim hoàn ACB – SJC (góp vốn thành lập với SJC).

- Cổ đông nước ngoài: Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson Group); Dragon Financial Holdings Limited; Standard Chartered APR Ltd; Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông; Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation) của Ngân hàng Thế giới (World Bank); J.P.Morgan Whitefriars Inc.

3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu

a. Tình hình dư nợ tại NHTMCP Á Châu

ACB luôn chú trọng thực hiện chính sách tín dụng một cách thận trọng và phân tán rủi ro nhằm mang lại hiệu quả. Tuy các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp khá phong phú, có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, nhưng tốc độ dư nợ cho vay lại có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2009 tăng 79% so với 2008, nhưng đến năm 2011, tốc độ tăng chỉ còn 19% so với 2010 và đến năm 2012, tốc độ tăng chỉ còn 0.38%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, nền kinh tế có nhiều biến động, nợ xấu tiếp tục gia tăng, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên người dân chưa có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất; việc mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, ACB chủ yếu tập trung vào việc chi trả trong thời gian xảy ra sự cố và phục vụ cho việc tất toán trạng thái vàng nên dư nợ tín dụng thay đổi rất nhỏ so với đầu năm.

150


100

87,271

104,094 104,488

62,358

50 34,833

0

2008 2009 2010 2011 2012

Tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: Mức dư nợ tín dụng của Ngân hàng qua các năm


Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011,2012.

b. Tình hình huy động vốn tại NHTMCP Á Châu

Theo biểu đồ 3.2, tỷ lệ huy động vốn của ACB cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 huy động được thêm 43.328 tỷ đồng, tương ứng với 47% so với 2008; năm 2010 tỷ lệ huy động tăng 36% so với 2009. Sang đến năm 2011, tỷ lệ này giảm chỉ còn 28%. Và đến năm 2012 thì mức huy động vốn giảm gần 32% (chỉ còn 159.500


tỷ đồng). Nguyên nhân là do sự cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, đồng thời do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và khó khăn của thị trường tài chính nói riêng, khiến các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng và doanh nghiệp bị thu hẹp. Riêng năm 2012, một lượng tiền lớn đã bị rút ra do người dân lo ngại từ sự cố tháng 8/2012, làm cho số dư huy động giảm đột ngột.

300.000

200.000

100.000

-

234.503

183.132

159.500

91.174

134.502

2008 2009 2010 2011 2012

Tđng

Biểu đồ 3.2: Mức huy động vốn của ACB qua các năm


Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000

-

Thu nhập

Chi phí


Lợi nhuận


2008

2009

2010

2011

2012

Tđng

Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB



Thu nhập:

Nguồn: Báo cáo th ờng niên ACB 2012.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập của ACB không ngừng tăng lên trong suốt giai đoạn 2008 – 2011. Cụ thể, năm 2008 đạt 4.314 tỷ đồng, sang năm 2009 là 5.086 tỷ đồng (tăng 17,88% so với 2008); năm 2010 mức tăng chỉ còn 13,20% so với năm 2009. Đến năm 2011, tốc độ tăng của thu nhập được cải thiện ở mức 8.164 tỷ đồng, tăng hơn 2.406 tỷ đồng. Tuy nhiên bước sang năm 2012, do tình hình hình kinh tế khó khăn và với chỉ đạo tất toán trạng thái vàng của NHNN đã làm cho hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối của ACB lỗ 1.864 tỷ đồng, làm cho tổng thu nhập giảm 2.018 tỷ đồng so với năm 2011.

Chi phí

Song song với mức gia tăng của thu nhập thì chi phí cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 493 tỷ đồng so với năm 2008, năm 2010 mức tăng giảm chỉ còn


407 tỷ đồng; đến năm 2011, tổng chi phí tăng thêm 1.306 tỷ đồng (tương ứng với 49,20%) so với năm 2010. Năm 2012, chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh, lên hơn

4.200 tỷ đồng do đầu tư cho kế hoạch tăng trưởng mạng lưới hoạt động và nhân sự dự phòng; đồng thời cũng do ảnh hưởng từ khủng hoảng và phải giải quyết sự cố tháng 8/2012 đã làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng hơn gấp đôi. Chi phí đầu tư về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lưới của Ngân hàng chưa được sử dụng một cách hiệu quả do chủ trương của NHNN trong việc hạn chế các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động của mình.

Lợi nhuận

Tình hình lợi nhuận trong giai đoạn 2008 - 2011 đều tăng dù tốc độ không được đồng đều. Năm 2009, lợi nhuận tăng ở mức 10,84% do ảnh hưởng nhiều từ khủng hoảng năm 2008; năm 2010, lợi nhận tăng khá thấp (chỉ tăng 9,30% so với 2009) vì ACB gia tăng dự phòng rủi ro làm gia tăng chi phí và do vậy, lợi nhuận giảm sút. Năm 2011, lợi nhuận mới thực sự tăng thêm đáng kể so với 2010 (35,47%) do hiệu quả của hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ. Nhưng đến năm 2012, Ngân hàng chỉ thực hiện được khoảng 22% kế hoạch. Lợi nhuận giảm hơn 75,19% do lỗ từ kinh doanh vàng, ngoại hối và đầu tư chứng khoán. Về hiệu quả kinh doanh, tỷ suất sinh lời trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROEtt) và trên tổng tài sản bình quân (ROAtt) năm 2012 của ACB lần lượt là 8,50% và 0,50%, mức thấp nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, đây cũng là tình hình chung của khá nhiều ngân hàng hiện nay khi có những lúc toàn hệ thống ngân hàng rơi vào khủng hoảng và nền kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn.

3.1.3 Cơ hội và thách thức đối với NHTMCP Á Châu

a. Cơ hội

- Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế tuy là thách thức nhưng cũng đem lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong việc thâu tóm tài sản giá rẻ, đa dạng hóa đầu tư. Thách thức bị mua bán, sáp nhập của ngân hàng yếu kém cũng chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trong nước tham gia thâu tóm các ngân hàng khác để nâng cao tiềm lực tài chính, nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động, quy mô khách hàng. Đây cũng là cơ hội giúp đưa các ngân hàng nhỏ khẳng định được tên tuổi khi phát huy được thế mạnh trong đúng lĩnh vực kinh doanh của mình thay vì đầu tư dàn trải, chạy đua các sản phẩm tương tự nhau với các ngân hàng khác trên thị trường.

- Mâu thuẫn của thời điểm giao thoa giữa tìm tòi mô hình tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội, kịch bản tái cấu trúc ngành ngân hàng sẽ tạo cho ACB nhiều cơ hội trong ngắn hạn để tăng tốc.

- Trong những năm tới, hoạt động tín dụng sẽ vẫn bị hạn chế tăng trưởng trong khi trần lãi suất huy động tiếp tục được duy trì chính là cơ hội cho ACB chọn lọc khách hàng có thông tin tài chính tốt và duy trì được hiệu quả hoạt động tín dụng.


- Hiện nay, nhiều ngân hàng hoạt động còn yếu kém, chưa hiệu quả, chiến lược kinh doanh chưa hợp lý khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh; một số ngân hàng không đủ điều kiện hoặc thiếu vốn trong kinh doanh dẫn đến thua lỗ chính là nguyên nhân mà chủ trương cơ cấu lại hệ thống các TCTD được thực hiện. Chủ trương này sẽ giúp sắp xếp lại hệ thống ngân hàng hợp lý hơn, nâng cao hoạt động của các ngân hàng để tránh nợ xấu và tình trạng chậm thu hồi vốn như hiện nay; làm cho thị trường vận hành an toàn, hiệu quả và minh bạch hơn. Nếu việc tái cấu trúc này thành công trong thời gian tới thì tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn rất lớn.

- Các ngân hàng nước ngoài sẽ không quá tích cực xâm nhập vào thị trường Việt Nam (do các vấn đề tại các thị trường chính của họ) sẽ làm cho việc cạnh tranh với các ngân hàng này bớt căng thẳng, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Hoạt động giao thương với các nước trong khu vực ASEAN với châu Á sẽ ngày càng mạnh hơn, làm cho giao dịch tài chính và thương mại, đầu tư giữa các nước trong khu vực tăng cao.

b. Thách thức

- Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và ACB nói riêng vẫn đang bị chi phối từ những bất ổn của nền kinh tế như lạm phát, biến động giá vàng, ngoại hối,…; bị tác động bởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước và bị đe dọa từ nguy cơ hiệu ứng domino của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu.

- Chủ trương hạ trần lãi suất huy động của Chính phủ và NHNN là nguyên nhân khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút tiền gửi từ khách hàng. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến cho nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng.

- Kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm tới sẽ còn gặp phải rất nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm, doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, hoạt động cầm chừng làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng giảm, cầu tín dụng bị thu hẹp, tín dụng phát sinh mới hạn chế trong khi ngân hàng đang triệt để thu hồi nợ xấu, lợi nhuận từ mảng tín dụng sẽ không tăng trưởng mạnh.

- Những bất cập trong hệ thống ngân hàng, thanh khoản yếu kém cùng với nợ xấu tăng cao khiến việc tái cơ cấu, cải tổ hệ thống tài chính trở nên cấp thiết. Áp lực tái cơ cấu đã đặt ra thách thức cho các TCTD khi phải tìm đối tác sáp nhập để nâng cao năng lực tài chính hoặc giải thể, góp phần tạo ra những ngân hàng mới và có thể trở thành thách thức cạnh tranh mới cho các ngân hàng lớn trong tương lai.Tuy nhiên, quá trình này diễn ra khá chậm và gặp nhiều rào cản do nhiều ngân hàng lớn lại rất ngại khi phải sáp nhập với ngân hàng yếu kém; lợi ích của việc sáp nhập do mở rộng mạng lưới chi nhánh hay có thêm khách hàng có khả năng không lớn hơn chi phí giải quyết nợ xấu do sự thiếu minh bạch trong sổ sách của các ngân hàng này; việc sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng cũng dẫn tới khó tái cấu trúc và sáp nhập.

- Nợ xấu và xử lý nợ xấu đang là vấn đề nóng trong thời gian gần đây khi tỷ lệ nợ xấu thực tế lớn hơn nhiều so với mức cho phép của NHNN. Điều này làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào an toàn của hệ thống ngân hàng. Hiện tại, ngoài

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí