Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 2


Bảng 3.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của ACB qua các năm 23

Biểu đồ 3.1: Mức dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm 19

Biểu đồ 3.2: Mức huy động vốn của ACB qua các năm 20

Biểu đồ 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB 20

Biểu đồ 3.4: Vốn điều lệ của ACB qua các năm 24

Biểu đồ 3.5: Vốn điều lệ của các ngân hàng 25

Biểu đồ 3.6: Hệ số CAR của ACB qua các năm 26

Biểu đồ 3.7: Hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng 26

Biểu đồ 3.8: Hệ số giới hạn huy động vốn của ACB qua các năm 27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.9: Hệ số giới hạn huy động vốn của các ngân hàng 27

Biểu đồ 3.10: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng tài sản có của ACB 28

Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 2

Biểu đồ 3.11: Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và t ổng tài sản có 28

Biểu đồ 3.12: Hệ số trạng thái tiền mặt của ACB qua các năm 29

Biểu đồ 3.13: Hệ số trạng thái tiền mặt của các ngân hàng 30

Biểu đồ 3.14: Chỉ số năng lực cho vay của ACB qua các năm 30

Biểu đồ 3.15: Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng 31

Biểu đồ 3.16: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của ACB qua các năm 31

Biểu đồ 3.17: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của các ngân hàng 32

Biểu đồ 3.18: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của ACB qua các năm 32

Biểu đồ 3.19: Chỉ số chứng khoán thanh khoản các ngân hàng 33

Biểu đồ 3.20: Chỉ H7 của ACB qua các năm 33

Biểu đồ 3.21: Chỉ số H7 của các ngân hàng 34

Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của ACB qua các năm 34

Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của các ngân hàng 35

Biểu đồ 3.23: Tỷ trọng nợ xấu và nợ cần chú ý của ACB 39


Hình 2.1: Ba vị thế tính thanh khoản cơ bản 7

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của ACB 18

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức Khối Quản lý rủi ro 36

Sơ đồ 3.3: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng ACB 38

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI‌

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM tại NHNN, quy định trần tăng trưởng tín dụng, quy định tỷ trọng tối đa dư nợ lĩnh vực phi sản xuất,… nhằm ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên chính sách này đã khiến không ít các ngân hàng phải rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản, nhất là các NHTM có quy mô nhỏ, phải đi vay mượn thị trường liên ngân hàng và huy động nguồn vốn với lãi suất cao để thu hút nguồn vốn người dân, dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng, có những lúc, lãi suất tối đa lên đến 21%/năm. Tuy nhiên, với việc hàng loạt các nước trên thế giới hạ lãi suất cơ bản để đối phó với suy thoái, NHNN đã điều chỉnh kịp thời các mức lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng dễ dàng.

Vào năm 2010, nền kinh tế tiếp tục diễn biến khá phức tạp, lạm phát tăng 11,75%, vượt xa chỉ tiêu dự báo cũng như điều chỉnh, chính sách tiền tệ điều hành theo hướng giảm cung tiền và hạn chế tín dụng; lãi suất duy trì ở mức cao, cuộc đua lãi suất đột ngột bùng phát vào thời điểm cuối năm, lãi suât cho vay trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng, lên trên mức 12%/năm, thậm chí lãi suất qua đêm cũng lên đến 10%. Các ngân hàng thường xuyên đẩy lãi suất huy động tất cả các kỳ hạn lên sát trần huy động tối đa là 10,5%. Lãi suất ngắn hạn cao hơn dài hạn. Thậm chí, có trường hợp các ngân hàng phải thỏa thuận với khách hàng lớn về lãi suất để huy động được nguồn vốn nhiều hơn. Đến cuối năm, tình hình tương đối ổn định hơn khi NHNN thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng đồng loạt các lãi suất chính, rút bớt kỳ hạn và nâng cao lãi suất chào mua trên thị trường mở. Trong năm này còn có hai sự kiện nổi bật khác là việc nợ xấu của hệ thống ngân hàng có khả năng gia tăng do nợ nần của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và NHNN ban hành Thông tư 13 nhằm quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Năm 2012, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam bị chi phối bởi những mục tiêu và sức ép chính trị - xã hội trái ngược nhau. NHNN vừa phải thắt chặt chính sách tiền tệ để làm giảm lạm phát, giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng, đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống; vừa phải bơm thêm vốn tín dụng với lãi suất hợp lý để giảm bớt tình trạng khó khăn tài chính, đình đốn của nhiều doanh nghiệp. Trần lãi suất huy động vẫn được áp đặt và liên tục bị hạ với mức độ nhanh chưa từng có. Một số ngân hàng thừa vốn, phải cạnh tranh cho vay với lãi suất thấp hoặc đầu tư vào trái phiếu chính phủ; trong khi có những ngân hàng khó khăn thanh khoản, phải “xé rào” để huy động vốn lãi suất cao hơn quy định. Các quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, quản lý chặt chẽ việc sản xuất và lưu thông vàng miếng và đóng trạng thái vàng đã tạo thêm nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng. Trước kia, có


nhiều ngân hàng huy động vàng với lãi suất thấp, rồi bán đi lấy tiền đồng về cho vay với lãi suất cao. Nay phải dừng huy động vàng, có nghĩa là những ngân hàng này đã thiếu đi một nguồn vốn lớn, đó là chưa tính đến nhiều ngân hàng đang có trạng thái vàng âm do lượng bán và mua thời gian trước đây chưa được bổ sung cho cân bằng. Điều này làm cho thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực từ những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nước làm cho thanh khoản của hệ thống các NHTM bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của chính ngân hàng và tác động xấu đến nền kinh tế và thị trường tiền tệ. Vấn đề thanh khoản đã trở thành một vấn đề mang tính thời sự, không chỉ là nỗi lo của ban lãnh đạo ngân hàng mà đây còn thu hút mối quan tâm của cả người dân. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho tình hình thanh khoản luôn bị lặp đi lặp lại trong suốt thời gian qua? Trên cơ sở là một sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng, được học và cung cấp các kiến thức về tình hình kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng và bản thân đã trải qua 3 tháng thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Phòng giao dịch Phan Văn Trị, khóa luận đề cập đến vấn đề “Phân tích tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu”.

1.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để có thể giải quyết được những vấn đề cần nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng của đề tài nghiên cứu này là đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

- Thế nào là thanh khoản và rủi ro thanh khoản? Nhũng nguyên nhân nào gây ra rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong ngân hàng như thế nào? Điều này sẽ được làm rõ ở chương 2.

- Sự cố rủi ro thanh khoản một lần nữa lại xảy ra với NH TMCP Á Châu. Có phải chăng ACB là Ngân hàng luôn tồn tại rủi ro thanh khoản hay không? Liệu rủi ro này vẫn còn tồn tại phải chăng là do các chỉ tiêu trên hệ thống chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản của Ngân hàng còn yếu kém? Trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau sự cố thanh khoản vào cuối tháng 8/2012, tình hình thanh khoản của Ngân hàng ACB như thế nào? Câu hỏi này sẽ được giải quyết trong chương 3.

- Thanh khoản là một vấn đề quan trọng, quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất cứ tổ chức kinh tế nào chứ không riêng một mình NHTMCP Á Châu. Vậy làm thế nào để phòng ngừa rủi ro thanh khoản xảy ra? Câu hỏi này sẽ được trả lời ở chương 4.


1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

- Phân tích về thực trạng tình hình thanh khoản, rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu trong giai đoạn 2008 – 2012, đồng thời so sánh với một số ngân hàng khác trong cùng giai đoạn để thấy được vị thế thanh khoản của ACB. Qua đó, đánh giá những kết quả mà ngân hàng đã đạt được, những mặt còn yếu kém của ACB.

- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp để phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu.

1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế là sinh viên thực tập tại NHTMCP Á Châu nên khóa luận tập trung vào việc phân tích tình hình thanh khoản và các rủi ro thanh khoản của NHTMCP Á Châu trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2012, dựa trên các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng ACB được công bố trên website của Ngân hàng. Qua đó, dùng hệ thống chỉ tiêu tài chính để nhận diện vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. Từ đó, đánh giá và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phòng tránh rủi ro thanh khoản phù hợp với tình hình hiện tại của Ngân hàng trong những năm tới.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện tiếp cận với số liệu còn hạn chế, nên đề tài chỉ xoay quanh và nhìn nhận dựa trên số liệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố của ngân hàng ACB trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 để làm phạm vi nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung của chuyên đề được nghiên cứu theo phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh – đối chiếu, tổng hợp,…. Cụ thể:

- Trên cơ sở của nội dung đề tài đặt ra, thực hiện thu thập số liệu thông qua báo cáo thường niên, báo cáo tài chính kết hợp với bảng thuyết minh của Ngân hàng ACB và các NHTMCP lớn như Sacombank, Vietcombank, Vietinbank trong giai đoạn 2008

– 2012.

- Tổng hợp dữ liệu từ báo cáo tài chính vào Excel. Từ đó, tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản dựa trên những số liệu đó. Qua đó, thực hiện so sánh tuyệt đối, tương đối trong giai đoạn 2008 đến 2012 và so sánh, đối chiếu với các ngân hàng khác để đưa ra các phân tích, đánh giá về tình hình thanh khoản thực tế của Ngân hàng ACB, những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế.


- Tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước, của Ngân hàng ACB và các giáo trình tài liệu, tạp chí từ cơ quan ban ngành; các đề tài nghiên cứu có liên quan và dùng logic để giải thích, lý giải một số vấn đề để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu.

1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Bố cục của khóa luận “Phân tích tình hình thanh khoản của NHTMCP Á Châu được trình bày thành bốn chương với kết cấu được xây dựng gồm:

Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Tổng quan lý thuyết về thanh khoản và rủi ro thanh khoản.

Chương 3: Thực trạng tình hình thanh khoản tại NHTMCP Á Châu.

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN‌

2.1 KHÁI QUÁT VỀ THANH KHOẢN

2.1.1 Khái niệm thanh khoản

a. Tính thanh khoản của tài sản

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), dưới góc độ tài sản, thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền của tài sản được đo bằng thời gian và chi phí (khả năng giảm giá của tài sản) và ngược lại. Tiêu chí đo lường tính thanh khoản của tài sản bao gồm: có sẵn số lượng để mua hoặc bán (the right amount is available); có sẵn thị trường giao dịch (at the right location); có sẵn thời gian giao dịch (at the right time) và chi phí giao dịch hợp lý (at the right price).

Một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao nếu chuyển tài sản đó thành tiền mất thời gian ngắn và chi phí thấp. Ngược lại, một tài sản mất nhiều thời gian hoặc chi phí cao để chuyển thành tiền thì được coi là có tính thanh khoản thấp.

b. Tính thanh khoản của ngân hàng

Theo Joel Bessis (1999), thanh khoản của ngân hàng là khả năng có đủ tiền mặt để cho vay và xử lý những yêu cầu rút tiền ký gửi ở một chi phí vừa phải trong một khung thời gian hợp lý. Còn theo Nguyễn Văn Tiến (2010), là khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác.

Tính thanh khoản của một ngân hàng được tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản mà ngân hàng đó nắm giữ và tính thanh khoản của nguồn (từ tài sản hiện có và nguốn vốn có thể huy động mới). Tính thanh khoản của ngân hàng được xem như khả năng tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Một ngân hàng được coi là thanh khoản tốt nếu có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán chi trả phát sinh mới một chi phí hợp lý đúng vào thời điểm khách hàng hoặc khi đối tác có nhu cầu.

2.1.2 Cung – cầu thanh khoản

a. Nguồn cung về thanh khoản

Nguyễn Văn Tiến (2010) cho rằng cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng. Cung thanh khoản bao gồm các tài sản hiện có và khả năng huy động mới của ngân hàng. Trong đó, nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng, tiếp đến là các khoản tín dụng được hoàn trả và doanh thu từ dịch vụ.

- Cung thanh khoản phát sinh từ tài sản có bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản tín dụng của các TCTD, TCKT và cá nhân đến hạn hoàn trả;


chứng khoán do chính phủ phát hành; các tài sản có tính thanh khoản khác như các khoản tiền mà ngân hàng đem cho vay trên thị trường tiền tệ, các khoản phải thu đến hạn, các khoản tạm ứng,……

- Cung thanh khoản phát sinh từ tài sản nợ gồm: tiền gửi huy động từ TCKT, cá nhân; phát hành giấy tờ có giá; đi vay trên thị trường liên ngân hàng; vay cầm cố, chiết khấu NHNN; nhận tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước; nhận tiền gửi, vay các TCTD khác.

- Cung thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng như các sản phẩm phái sinh thông dụng hiện nay như hợp đồng mua bán kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ, quyền chọn trong giao dịch ngoại tệ, các hối phiếu của bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu được ngân hàng nước ngoài chấp nhận,….

b. Nguồn cầu thanh khoản

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), cầu thanh khoản là số tiền ngân hàng có nhu cầu chi trả ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. Cầu thanh khoản cũng phát sinh từ tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng. Trong đó, bộ phận cầu thanh khoản chủ yếu là khách hàng rút tiền gửi và cấp tín dụng cho khách hàng.

- Cầu thanh khoản phát sinh từ tài sản nợ gồm: nhu cầu rút tiền gửi của Kho bạc Nhà nước; nhu cầu rút tiền gửi của các TCTD; nhu cầu rút tiền gửi KKH của dân cư và TCKT; nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, rút tiền gửi trước hạn của TCKT, dân cư; khoản vay NHNN, TCTD khác đến hạn; nhận vốn cho vay đồng tài trợ đến hạn; vốn huy động dưới hình thức phát hành các GTCG đến kỳ hạn; các tài sản nợ khác như : khoản phải trả, thanh toán các chi phí hoạt động như tiền lương và các chế độ trợ cấp, mua sắm tài sản, chi phí sử dụng dịch vụ của các tổ chức khác, trả thuế, trả cổ tức cho các loại cổ phiếu mà ngân hàng phát hành và chi trả các nghĩa vụ tài chính khác.

- Cầu thanh khoản phát sinh từ tài sản có gồm: dự trữ bắt buộc, các cam kết cho vay, các khoản cho vay được cam kết trong tương lai,….

- Cầu thanh khoản phát sinh từ khoản mục ngoại bảng gồm các cam kết mua kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

2.1.3 Trạng thái thanh khoản (Net Liquidity Position)

Theo Joel Bessis (1999), trạng thái thanh khoản là chênh lệch giữa số dư của tài sản có và tài sản nợ của một danh mục đầu tư ngân hàng trong khoảng thời gian xác định.

NLP = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản

NLP > 0: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản, ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị cần phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư như thế nào để mang lại hiệu quả, lợi nhuận tới khi số vốn này được sử dụng, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.

NLP < 0: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản, ngân hàng đang ở trong tình trạng thâm hụt khả năng thanh khoản. Nhà quản trị phải xem xét, quyết định sử dụng nguồn tài trợ và chi phí nào để đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022