Chỉ Số Dư Nợ/tiền Gửi Khách Hàng Của Acb Qua Các Năm


quả, đem lại mức sinh lời cao (tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 là 39,8%).Đến năm 2011, chỉ số năng lực cho vay giảm xuống còn 37,04%, do NHNN kiểm soát chặt việc thực hiện các quy định như: trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20%; tỷ trọng tối đa dư nợ lĩnh vực phi sản xuất đến 31/12/2011 là 16%; thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ nhằm kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tín dụng.

Sang đến năm 2012, hệ số H4 tăng vọt lên 59,26%. Vì hoạt động huy động vàng của ACB diễn ra khá mạnh mẽ trong những thời gian trước, lượng vàng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng nên khi ACB thực hiện tất toán trạng thái vàng theo yêu cầu của NHNN thì tài sản của ngân hàng giảm hơn 37%.

Biểu đồ 3.15: Chỉ số năng lực cho vay của các ngân hàng


80,00%

60,00%

40,00%

20,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Nhìn chung, chỉ số H4 của ACB tuy tăng qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn so với các NHTMCP khác. Các ngân hàng lớn có chỉ số H4 trung bình 5 năm đều trên mức 57% (CTG là 66,58%; STB là 57,40% và VCB là 58,04%) thì hệ số của ACB chỉ ở mức 41,82%. Việc duy trì hệ số H4 ở mức thấp thể hiện ACB luôn giữ mức dư nợ cho vay phù hợp trong tổng tài sản, biết cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận chứ không ưu tiên mục đích lợi nhuận lên hàng đầu, đảm bảo khả năng an toàn thanh khoản tốt.

3.2.7 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5

Thông tư số 13/2010/TT – NHNN quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của ngân hàng không được vượt quá 80% nhằm phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, hạn chế các ngân hàng cho vay quá nhiều. Mặc dù quy định này đã nhận được rất nhiều sự phản đối từ các NHTM và sau đó tỷ lệ này đã bị hủy bỏ, nhưng ta vẫn có thể sử dụng để đánh giá về tình hình rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Biểu đồ 3.16: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của ACB qua các năm

120,00%


80,00%

81,61%

83,43%

40,00%

71,74%

73,19%

54,24%

0,00%

2008

2009

2010

2011

2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.


Dựa vào biểu đồ, hệ số H5 của ACB tăng từ 54,24% trong năm 2008 lên 81,61% trong năm 2010 do tốc độ tăng của dư nợ cao hơn tốc độ tăng của khoản mục tiền gửi khách hàng. Dư nợ trong những năm vừa qua tuy tăng về mặt số lượng nhưng tốc độ tăng lại chậm lại, vì hiện nay, NHNN đang thắt chặt các chính sách nhằm hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất nên nhu cầu vay vốn còn hạn chế.

Sang đến năm 2011, hệ số H5 giảm xuống mức 73,19% và tăng lên 83,43% trong năm 2012. Điều này là do hậu quả từ khủng hoảng vào cuối tháng 8/2012, lượng tiền gửi khách hàng giảm gần 12%. Mặc dù gặp khó khăn nhưng tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng của ACB vẫn nằm dưới mức an toàn mà NHNN đã từng quy định.

Biểu đồ 3.17: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của các ngân hàng


160,00%

120,00%

80,00%

40,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Trung bình 5 năm, chỉ số H5 của ACB ở vào khoảng 72,84%, có nghĩa bình quân Ngân hàng huy động được 1 đồng vốn thì cho vay khoản trên 0,72 đồng. Đây là tỷ lệ khá an toàn khi so sánh với các NHTM lớn như CTG, STB và VCB. Tỷ lệ H5 của ACB thấp cho thấy Ngân hàng cân bằng được kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trước những biến động của ACB cao và an toàn hơn so với các ngân hàng còn lại.

3.2.8 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6

Chỉ số chứng khoán thanh khoản dùng để so sánh những chứng khoán dễ tiêu thụ do ngân hàng nắm giữ với tổng danh mục tài sản của ngân hàng. Chỉ số này càng cao, càng cho thấy trạng thái thanh khoản của ngân hàng tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này còn tùy thuộc vào từng chiến lược kinh doanh, chính sách đầu tư của từng ngân hàng.

Biểu đồ 3.18: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của ACB qua các năm


4,00%

3,00%

2,00%

1,00%

0,00%

3,28%

1,03%

1,62%

0,62%

0,49%

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.


Chỉ số H6 khá thấp cho thấy lượng tiền mà ACB có thể chuyển đổi các chứng khoán này khi sự cố thanh khoản xảy ra là không nhiều. Trung bình trong giai đoạn 2008 – 2012, chỉ số này chỉ ở mức 1,41%. Năm 2012, tỷ số tăng vọt lên 3,28% do lượng tài sản có của Ngân hàng giảm mạnh và lượng trái phiếu chính phủ mà ACB mua vào cũng tăng lên đáng kể. Theo Phó Tổng giám đốc ACB, Ngân hàng đổ vốn mua trái phiếu vì đang thừa tiền. Đây là cách để ngân hàng xử lý tình trạng thanh khoản dư thừa, vừa được hưởng lãi, vừa có thể chuyển thành tiền khi cần.

Biểu đồ 3.19: Chỉ số chứng khoán thanh khoản các ngân hàng


30,00%

20,00%

10,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

So với các ngân hàng lớn khác thì chỉ số H6 của ngân hàng ACB khá thấp, trong khi trung bình qua các năm của CTG, SCB và VCB đều lớn hơn 10%. Nguyên nhân là do các ngân hàng này dành một phần vốn để đầu tư chứng khoán trong khi ACB lại tập trung vào mạng ngân hàng bán lẻ. Tuy chỉ số chứng khoán thanh khoản của ACB thấp nhưng chưa thể kết luận rằng vì thế mà khả năng thanh khoản của Ngân hàng thấp hơn các NHTMCP khác vì ACB sử dụng những loại hình tài sản Có khác để hỗ trợ chuyển đổi sang tiền mặt tốt hơn (thể hiện ở chỉ số H3 khá cao của ACB).

3.2.9 Chỉ số trạng thái ròng đối với các tổ chức tín dụng H7

Chỉ số H7 thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong giải quyết các vấn đề thanh khoản do các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD thường có kỳ hạn ngắn. Chỉ số H7 lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng chủ động trong thanh khoản và ngược lại.

Biểu đồ 3.20 Chỉ H7 của ACB qua các năm


4,00

3,00

2,00

1,00

0,00

3,51

2,64

2,34

2008 2009

1,21

2010

1,60

2011

2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Biểu đồ 3.20 cho thấy, chỉ số H7 của Ngân hàng ACB qua các năm đều lớn hơn 1, đồng nghĩa với việc Ngân hàng cho các TCTD khác vay nhiều hơn là nhận tiền gửi và vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng đảm bảo được dự trữ thanh khoản, có khá nhiều


lợi thế trong việc huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Riêng năm 2012, khoản mục lượng tiền gửi và cho TCTD và khoản mục tiền gửi và vay từ TCTD của ACB đều giảm lần lượt là 72,95% và 60,39% so với năm 2011.

Biểu đồ 3.21: Chỉ số H7 của các ngân hàng


6,00


4,00


2,00


0,00

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

Năm 2012, CTG và STB là 2 ngân hàng có chỉ số trạng thái ròng giảm xuống, trong khi ACB và VCB lại có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do trong năm 2012, lạm phát tăng cao và tình hình tín dụng không mấy khả quan do vốn không được điều hòa và lưu thông hợp lý, NHNN liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành theo hướng thắt chặt và đưa ra trần lãi suất huy động. Điều này làm cho lượng tiền gửi và đi vay từ TCTD của một số ngân hàng giảm hoặc tăng chậm hơn; trong khi các ngân hàng yếu về thanh khoản thì bắt buộc phải huy động bằng mọi giá để đảm bảo hoạt động.

3.2.10 Chỉ số (Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD)/ Tiền gửi khách hàng H8

Chỉ số H8 cho biết tỷ lệ của tài sản có tính thanh khoản cao, sẵn sàng để huy động khi cần so với lượng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này thể hiện khả năng chủ động của ngân hàng khi các vấn đề về rủi ro thanh khoản xảy ra.

Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của ACB qua các năm


90,00%


60,00%


30,00%

55,28%

49,99%

62,37%

41,87%

0,00%

2008

2009

2010

2011

21,90%

2012

Nguồn: Báo cáo tài chính ACB 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Chỉ số H8 của ACB trong giai đoạn 2008 - 2011 khá cao, dao động trong khoảng từ 41,84% đến 62,37% cho thấy khả năng thanh khoản của ACB khá tốt, lượng tài sản có tính thanh khoản cao đủ để tài trợ khi biến động xảy ra. Nhưng đến năm 2012, lượng tiền gửi của khách hàng và tiền gửi của ACB tại các TCTD giảm đáng kể


(gần 75% so với năm 2011) do khủng hoảng tháng 8/2012 làm cho chỉ số H7 giảm đột ngột xuống còn 21,90%, mức thấp nhất từ trước đến nay.

Biểu đồ 3.22: Chỉ số H8 của các ngân hàng


80,00%

60,00%

40,00%

20,00%

0,00%

ACB CTG STB

VCB

2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012

Năm 2012, chỉ số H8 của ACB giảm mạnh hơn so với các năm trước đó. Nhưng nhìn chung, chỉ số H8 của ACB vẫn khá cao so với các NHTMCP lớn khác. Trong giai đoạn từ 2008 đến 2012, trung bình chỉ số H8 của ACB ở mức 46,28%, trong khi các ngân hàng như CTG, STB và VCB lại thấp hơn nhiều (trung bình lần lượt là 18,23%; 30,96% và 29,94%). Việc duy trì chỉ số H8 cao giúp cho khả năng đối phó với thanh khoản của ACB khi xảy ra sự cố cũng cao và an toàn hơn các ngân hàng trên.

3.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTMCP Á CHÂU

3.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro thanh khoản

a. Văn bản quy định của Nhà nước

- Thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010 của NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Thông tư số 19/2010/TT – NHNN ngày 27/9/2010 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

b. Văn bản quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu

- Công văn số 1318/NVQĐ – QLRR.12 ban hành ngày 15/9/2012 v/v ban hành Chính sách QLRR thanh khoản của Ngân hàng TMCP Á Châu.

- Công văn số 435/NVCV – QLRR.11 ban hành ngày 19/4/2011 v/v định mức an toàn thanh khoản tại các đơn vị.

- Công văn số 3242/TCQĐ – TC.12 ban hành ngày 15/6/2012 v/v ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Có.


- Công văn số 5495/TCQĐ – HĐQT.11 ban hành ngày 28/9/2011 v/v ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Ủy ban QLRR.

- Công văn số 5358/TCQĐ – HĐQT.12 ban hành ngày 04/10/2012 v/v thành lập Khối Quản lý rủi ro.

- Công văn số 965/TCQĐ – QTNNL.13 ban hành ngày 22/3/2013 v/v thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Phòng QLRR thị trường trực thuộc Khối QLRR.

3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á Châu

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

KHỐI QUẢN LÝ

RỦI RO

Nguồn:Tài li u n i b c a ACB

P. Quản lý rủi ro thị trường

P. Quản lý rủi ro vận hành

Bộ phận Phân tích rủi ro, Quản lý danh mục, Hạ tầng công cụ & Quản lý dự án

Bộ phận Chính sách

Bộ phận Chính sách & Báo cáo rủi ro vận

Bộ phận Phân tích Rủi ro tín dụng

Bộ phận Quản trị & Kiểm toán tín dụng

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức Khối Quản lý rủi ro



Ban Chính sách & Quản lý tín dụng



Bộ phận Chính sách Tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - 6


Bộ phận Quản lý rủi ro thị trường



Bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản



Bộ phận Phân tích tài sản Nợ - Có

Bộ phận Kiểm soát & Giám thiểu rủi ro vận



Bộ phận Quản lý rủi ro gian lận


B Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận  Khối Quản lý rủi ro 4

B Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận  Khối Quản lý rủi ro 6

B Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận  Khối Quản lý rủi ro 7

b. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận

Khối Quản lý rủi ro

- Xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro nhằm đảm bảo tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và các công ty trực thuộc.

- Đề ra các tiêu chuẩn, kỹ thuật, hạ tầng ứng dụng chung cho công tác quản lý, kiểm soát mọi loại rủi ro nhằm cân bằng rủi ro – lợi nhuận, đảm bảo hoạt động kinh doanh và điều hành Ngân hàng nằm trong khung QLRR và phù hợp với khẩu vị rủi ro.

Phòng Quản lý rủi ro thị trường

- QLRR thị trường và thanh khoản: Xây dựng, cập nhật và giám sát sự tuân thủ các chính sách, quy trình QLRR thị trường và thanh khoản nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng. Thiết lập và áp dụng các công cụ nhằm định lượng rủi ro; mô phỏng, dự phóng nhằm đưa ra các viễn cảnh về cơ hội và rủi ro. Thực hiện các báo cáo trong


đó phân tích, đo lường, cảnh báo và đề xuất giải pháp đối với rủi ro thị trường và thanh khoản trong quá trình hoạt động của ACB.

- Phân tích cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có: Phân tích và đánh giá quy mô, cơ cấu, chất lượng bảng CĐKT cũng như các chỉ tiêu cân đối, các tỷ lệ an toàn hoạt động, hạn mức nhằm tăng khả năng sinh lời trên cơ sở cân nhắc rủi ro. Phân tích các dữ liệu lịch sử làm đầu vào cho các mô hình quản lý tài sản Nợ - Có, đồng thời xây dựng các công cụ, hệ thống báo cáo phục vụ công tác quản lý có liên quan.

Phòng Quản lý rủi ro vận hành

- Xây dựng, triển khai khung quản lý rủi ro vận hành phù hợp với nguyên tắc và chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng.

- Đảm bảo các hoạt động có rủi ro vận hành phải tuân thủ các chính sách, tiêu chuẩn và khẩu vị rủi ro của Ngân hàng, cũng như với pháp luật hiện hành.

Ban Chính sách và Quản lý tín dụng

- Tham mưu xây dựng, triển khai, bổ sung, hoàn thiện chính sách tín dụng của Ngân hàng, hệ thống phê duyệt tín dụng, các công cụ quản lý rủi ro tín dụng để phù hợp với chiến lược kinh doanh và tình hình kinh tế xã hội.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chất lượng tín dụng của hệ thống từ đó cảnh báo và đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro. Đồng thời, phân tích và cung cấp thông tin ngành kinh tế cho toàn hệ thống.

Bộ phận Phân tích rủi ro, Quản lý danh mục, Hạ tầng công cụ, Quản lý dự án

- Đảm bảo các nhân sự tại đơn vị được đào tạo đầy đủ, đạt yêu cầu về chuyên môn quản lý rủi ro.

- Nghiên cứu, triển khai các công cụ và kỹ thuật phân tích rủi ro, phụ trách quản lý danh mục và các dự án có liên quan.

3.3.3 Tổ chức quản lý thanh khoản tại NHTMCP Á Châu

QLRR thanh khoản tại ACB được thực hiện trong kế hoạch tổng thể về QLRR thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản, đảm bảo tuân thủ:

- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoản thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoản thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

- Tuân thủ hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách QLRR thanh khoản.

- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.


ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản, xây dựng kế hoạch ứng phó với tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo và các nhân viên phương cách quản lý và ứng khó khi xảy ra sự cố thanh khoản.

3.3.4 Quy trình quản lý rủi ro thanh khoản tại NHTMCP Á Châu.‌

Sơ đồ 3.3: Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB

Nhận diện

Biện pháp

xử lý

Quản lý rủi

ro thanh khoản

Đo lường

Giám sát

Nguồn: Tài li u n i b c a ACB.

Bước 1: Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro là quá trình Ngân hàng xác định các nguồn có khả năng phát sinh rủi ro, từ đó nhận biết các rủi ro thanh khoản. Hệ thống nhận diện rủi ro hiệu quả yêu cầu những rủi ro thanh khoản trọng yếu có thể ảnh hưởng đến chiến lược của ngân hàng phải được xác định rõ ràng, thường xuyên được xem xét và đánh giá.

Những sự cố xảy ra tại ACB thời gian vừa qua nguyên nhân không phải do thanh khoản của Ngân hàng yếu kém mà khủng hoảng thanh khoản chỉ là hệ quả. Năm 2003, thị trường xuất hiện tin đồn Tổng giám đốc ACB bỏ trốn và năm 2012, ông Nguyễn Đức Kiên – nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập bị khởi tố do sai phạm đã khiến cho tâm lý người dân hoang mang, ồ ạt đến rút tiền làm cho Ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Qua sự cố cuối tháng 8/2012 có thể thấy ACB đã phạm phải sai lầm khi tập trung tín dụng vào một nhóm khách hàng lớn, mà khách hàng này lại là một cổ đông liên quan đến ACB. Theo quy định của NHNN, ngân hàng chỉ được cho vay không quá 25% với một nhóm cổ đông liên quan. Trong khi đó, khoản cho vay liên quan đến 6 công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT lại lên đến hơn 9.400 tỷ đồng, chiếm 75% vốn tự có của ACB. Dù ban lãnh đạo Ngân hàng khẳng định rằng khoản vay này không sai luật, do tại thời điểm đó quy định cho phép các công ty liên quan được dư nợ 60% vốn tự có nhưng đây vẫn là khoản vay khá lớn. Khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt và 3 công ty trên bị điều tra làm cho khoản vay này bị chuyển sang nợ cần chú ý và gây hoang mang cho khách hàng đang có giao dịch tại ACB và dẫn đến tình trạng người dân ồ ạt đến rút tiền.

Bên cạnh đó, ACB cũng gặp phải rủi ro từ kinh doanh vàng và ngoại hối. Bằng cách bán vàng huy động được ra tiền đồng, sau đó đem cho vay với lãi suất cao trên thị

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí