Phân Tích Dựa Vào Mô Hình Hồi Qui Theo Phương Pháp Bình Phương Bé Nhất:



Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.

6.4. Phân tích các chỉ số chủ yếu:

Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính:

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.

- Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.

- Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời.

6.5. Phương pháp liên hệ - cân đối:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế không nên quá chú trọng vào lý thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích.

7. Phương pháp dự báo:

Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang - 4

7.1. Phân tích dựa vào mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương bé nhất:

Đây là phương pháp toán học được vận dụng trong phân tích kinh tế. Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp chúng ta biết được xu hướng biến động của các khoản mục, chỉ số qua các năm, đồng thời nó còn phục vụ cho công tác dự báo các số liệu tương lai.

7.2. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu:

Một cách đơn giản để dự báo hoạt động tài chính của công ty là đặt trong mối quan hệ giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán với doanh thu dự kiến trong tương lai. Các hệ số của tỷ lệ phần trăm so với doanh thu, chi phí khả biến và hầu hết đối với tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu. Tất nhiên, không phải tất cả các khoản mục đều chịu ảnh hưởng này và chắc chắn là một vài dự báo cần được tính toán một cách độc lập. Dù vậy phương pháp tỷ lệ phần trăm so với doanh thu là một phương pháp đơn giản, cho phép dự báo hầu hết các biến số tài chính quan trọng.

7.3. Phương pháp cảm tính:

Căn cứ vào những dự báo khách quan về sự thay đổi cuả thị trường trong tương lai và bằng cảm tính chúng ta có thể ước đoán mức độ thay đổi cuả các khoản mục trong năm tiếp theo.





CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG

1. Lịch sử hình thành và phát triển:

Ngành du lịch An Giang ra đời rất sớm so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ngày 12/06/1978), khi mới thành lập công ty chỉ có hơn 40 cán bộ-công nhân viên và một nhà khách tiếp quản.

Qua quá trình phát triển đến cuối năm 1986 toàn công ty có hơn 350 cán bộ-công nhân viên, cũng trong thời điểm này, theo hướng tập trung một số công ty ban ngành cấp Tỉnh, UBND Tỉnh An Giang quyết định sáp nhập Công ty Du Lịch và Công ty Khách Sạn Ăn Uống thành Công Ty Du Lịch An Giang. Hoạt động của công ty thời gian này còn mang nặng tính kế hoạch hoá, bao cấp, trang thiết bị cũ kỹ…Kết quả hoạt động kinh doanh chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác.

Trước thực trạng trên, đầu năm 1989 Đảng Uỷ, Ban Giám Đốc công ty đã có nhiều đề án nâng cấp hệ thống khách sạn-nhà hàng, thay đổi hệ thống trang thiết bị, sắp xếp lại nhân sự, giảm bộ máy gián tiếp, giải tán một số đầu mối kinh doanh kém hiệu quả, tiếp tục sáp nhập thêm một số cơ sở. Kết quả là công ty đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy và cuối cùng là hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, chất lượng phục vụ tốt.

Để phù hợp với điều kiện quản lý, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, phát huy thế mạnh của Tỉnh ngày 15/01/1995 UBND Tỉnh An Giang quyết định sáp nhập Công ty Du Lịch An Giang và Công ty Thương Mại & Phát Triển Miền Núi thành Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang.

Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang là một Doanh Nghiệp Nhà Nước

được thành lập ngày 16/01/1996 theo quyết định số 26/QĐ-UB của UBND Tỉnh An Giang.

Sau hơn 4 năm hoạt động, đến ngày 18/04/2001 Công ty Du Lịch & Phát Triển Miền Núi An Giang đổi tên mới là Công ty Du Lịch An Giang theo quyết định số 366/QĐ-UB- TC ngày 22/03/2001 của Chủ Tịch UBND Tỉnh An Giang về việc đổi tên doanh nghiệp.

Tên tiếng Việt: Công Ty Du Lịch An Giang Tên giao dịch: AG Tourimex Company Tên giao dịch viết tắt: AG Tour Co.

Trụ sở chính: Số 17 _ Đường Nguyễn Văn Cưng _ TP.Long Xuyên _ Tỉnh An Giang

Điện thoại: 076.843752 – 076.841308 Fax: 076.841648

Chi nhánh văn phòng đại diện: Số 195 _ Đường Trần Phú _Quận 5_ TP.Hồ Chí Minh



2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

2.1. Chức năng - Nhiệm vụ:

Góp phần phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh. Đầu tư sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực, nông sản. Kinh doanh du lịch và các dịch vụ du lịch, phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu du lịch.

2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:

Hình thức sở hữu vốn: Vốn nhà nước

Hình thức hoạt động: Xí nghiệp quốc doanh

Phạm vi hoạt động: Giao dịch thương mại và liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đáp ứng: Nhu cầu du lịch, thực hiện điều hành du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, kinh doanh nhà hàng – khách sạn, các khu du lịch, vận chuyển hành khách; Nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực. Có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nhà nước giao. Có quyền quản lý sử dụng vốn và các quỹ phục vụ nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.

3. Cơ cấu tổ chức:

3.1. Bộ máy tổ chức của công ty:

Mô hình cơ cấu tổ chức thuộc loại theo chức năng nhiệm vụ. Văn phòng công ty quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Các đơn vị cơ sở trực thuộc quản lý của công ty trực tiếp hoạt động kinh doanh với chế độ tài chính là hạch toán báo sổ.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

Giám đốc: Là người có quyền hành cao nhất trong công ty, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh.

Phó giám đốc: Gồm hai người:

Phó giám đốc phụ trách mảng du lịch: Phụ trách khối ăn và nghỉ, khối dịch vụ vui chơi, giải trí toàn công ty ( Khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên - Cửu Long, Khu du lịch Bến Đá Núi Sam, khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, Khu du lịch Tức Dụp, nhà nghỉ An Hải Sơn…). Phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo, chiêu thị, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, được giám đốc công ty ủy quyền giải quyết công việc thuộc lĩnh vực du lịch khi giám đốc vắng mặt.

Phó giám đốc phụ trách mảng thương mại: phụ trách công tác quản lý hệ thống các xí nghiệp chế biến và xí nghiệp thu mua, phụ trách công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và được giám đốc ủy quyền giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực thương mại khi giám đốc đi vắng.



Phòng tổ chức hành chánh: Nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức về nhân sự, tham mưu cho giám đốc trong việc đào tạo tuyển dụng nhân viên, sắp xếp nhân sự công ty. Quản lý chế độ lao động, tiền lương, văn thư lưu trữ, tạp vụ,…

Phòng Kế toán - Tài vụ: Thực hiện công tác kế toán tài chính của toàn công ty, điều hành nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng, lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện trong kỳ và năm về tài chính.

Phòng kế hoạch nghiệp vụ:

- Tham mưu cho giám đốc công ty về định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ phát triển du lịch, thực hiện kinh tế hợp tác xã.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, qui hoạch phát triển 5 năm, 10 năm của công ty.

- Thực hiện phương thức đầu tư vốn, tiêu thụ lương thực của nông dân và hợp tác xã theo định hướng gắn kết giữa công ty và nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã xay xát, hợp tác xã dịch vụ,…

- Thống kê, tổng hợp, theo dõi báo cáo quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà hàng, khách sạn và khu du lịch,…

- Tiêu chuẩn hoá trang thiết bị, công cụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, nghiệp vụ nhân viên theo đúng qui định của ngành.

- Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch.

Phòng xuất nhập khẩu:

- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về thông tin giá cả, thị trường và kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu theo định hướng của công

ty.

- Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu: lập hợp đồng kinh tế nội thương, ngoại

thương; Theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận; Thanh lý hợp đồng nội thương và thanh toán quốc tế.

- Thu nhận, phân tích và truy cập thông tin chính xác về giá cả thị trường trong nước và quốc tế, kịp thời tham mưu cho giám đốc công ty.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo qui định.

Phòng đầu tư xây dựng:

- Lập kế hoạch, qui hoạch về đầu tư xây dựng, phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh theo định hướng của công ty.



- Thực hiện, theo dõi thực hiện, kiểm tra các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, trang thiết bị đúng trình tự, thủ tục theo qui định của pháp luật và qui định về việc quản lý đầu tư và xây dựng của công ty.

- Thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo hộ lao động và an toàn lao động toàn công ty.

Chi nhánh thành phố Hố Chí Minh: Là văn phòng đại diện cho công ty giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước. Tham vấn cho giám đốc công ty về việc đàm phán và ký kết hợp đồng đối nội và đối ngoại. Đảm nhận công việc tiếp thị và quảng cáo, khai thác các chuyến du lịch lữ hành quốc nội và quốc ngoại.

Các khách sạn Đông Xuyên – Long Xuyên - Cửu Long: Kinh doanh dịch vụ lưu trú,

ăn uống và các dịch vụ bổ sung như: Xông hơi, massage, ca nhạc, hàng mỹ nghệ.

Khu du lịch Bến Đá Núi Sam: Kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, massage, karaoke, discotheque, bãi xe, vệ sinh công cộng, sân tennis, đại lý bán vé máy bay – vé tàu cánh ngầm, lữ hành nội địa, vận chuyển khách du lịch, dịch vụ giải trí.

Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm: Kinh doanh dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, lưu trú, ăn uống, discotheque, massage, karaoke.

Khu du lịch Tức Dụp: Kinh doanh dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, lưu trú, ăn uống, karaoke.

Trung tâm dịch vụ du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế, dịch vụ vận chuyển du lịch (xe, canô), đại lý bán vé máy bay, đại lý bán vé tàu hoả, đại lý bán vé tàu cánh ngầm.

Hệ thống xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu: Thu mua, chế biến lương thực xuất khẩu, cung ứng nội địa.



3.2. Bộ máy tài chính - kế toán của công ty:


Kế toán văn phòng công ty Kế toán tại đơn vị trực thuộc

kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thu chi & kế toán phần hành

Kế toán ngân hàng

Kế toanù tiền mặt

Kế toán công nợ - Công cụ, dụng cụ

Kế toán hàng hóa

Thủ quỹ

Kế toán thuế Tài sản

Kế toán tổng hợp mãng du lịch

Thủ quỹ

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

Tổ trưởng kế toán (kế toán tổng hợp)

Kế toán trưởng:

- Thực hiện các qui định của pháp luật về kế toán tài chính trong toàn công ty.

- Tổ chức, điều hành bộ máy kế toán tại công ty, các đơn vị trực thuộc.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, theo dõi đối tượng & nội dung công việc theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản lý và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.

- Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho mỗi khi có sự thuyên chuyển, thay đổi cán bộ kế toán, thủ quỹ, thủ kho.

- Tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty và tình hình chấp hành các định suất, định mức kinh tế, kỹ thuật, các dự toán chi phí.

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán.



Phó phòng kế toán:

Là người giúp việc cho kế toán trưởng, được kế toán trưởng uỷ quyền hoặc thực hiện một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc và kế toán trưởng công ty về phần việc được phân công.

Công việc được phân công cụ thể như sau:

- Thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc về chuyên môn khi kế toán trưởng vắng.

- Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả kiểm kê.

- Hướng dẫn và kiểm tra kế toán tại công ty và các đơn vị trực thuộc việc ghi chép, mở sổ sách kế toán theo đúng qui định nhà nước.

- Kiểm tra việc lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán theo đúng thời gian qui định của nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, vật liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trên cơ sở tình hình diễn biến của thị trường.

Phòng kế toán công ty:

- Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật kế toán và thống kê.

- Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

- Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nguồn vốn cấp, vốn vay, vốn huy động phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và các đơn vị trực thuộc.

Tổ trưởng kế toán các đơn vị trực thuộc:

- Chịu trách nhiệm tổ chức, phân công nhân viên kế toán tại đơn vị, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, mở sổ sách kế toán theo đúng mẫu biểu qui định, lập chứng từ liên quan về các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thống kê thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị.

- Thực hiện quyết toán tháng, quý, năm đúng thời hạn và tiến độ.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 02/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí