- Xây dựng các định suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư trên cơ sở tình hình diễn biến của thị trường và của khách hàng.
- Tổ chức, chứng kiến việc bàn giao, thuyên chuyển của nhân viên kế toán, thủ quỹ, thủ kho tại đơn vị.
- Tổ chức lưu trữ tài liệu, chứng từ theo qui định của pháp luật.
Nhân viên kế toán:
- Chấp hành nhiệm vụ được phân công, mở sổ sách kế toán theo qui định của nhà nước dưới sự hướng dẫn của người phụ trách kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị, tổ trưởng kế toán và kế toán trưởng cấp trên về phần việc được phân công.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ theo qui định của pháp luật.
4. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
5.000 Triệu đồng
4.000
4.570
4.550
3.835
3.000
2.799
2.487
2.726
2.000
1.000
243
499
-
-
-
(1.000)
Năm
(659)
(2.000)
(1.111)
(1.348)
(1.824)
(3.000)
(2.226)
(2.967)
(4.000)
Tổng lợi nhuận
LN xuất khẩu gạo
LN du lịch
LN xuất khẩu điều
Đồ thị 1: Đồ thị lợi nhuận theo từng lĩnh vực hoạt động qua 4 năm gần nhất.
2000
2001
2002
2003
Hoạt động của Công ty Du Lịch An Giang gồm hai mảng thương mại và du lịch. Trước năm 2002 kinh doanh thương mại bao gồm xuất khẩu gạo và xuất khẩu điều. Nhưng từ năm 2002 đến nay mảng thương mại chỉ kinh doanh xuất khẩu gạo. Xuất khẩu điều kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận mang lại luôn là con số âm vì giá nguyên liệu cao trong khi đó giá bán đầu ra lại giảm mạnh do hạt điều Thái Lan và Myanma cạnh tranh, phá giá nên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp bị thu hẹp, khó tiêu thụ. Chính vì thế nên đến tháng 03/2001 công ty đã quyết định giải thể xí nghiệp hạt điều.
Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo luôn cao nhất trong các hoạt động của công ty. Qua 4 năm từ 2000 – 2003 lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo luôn cao hơn so với tổng
lợi nhuận của công ty, nguyên nhân của vấn đề này là do công ty bù lỗ cho hoạt động xuất khẩu điều kinh doanh không hiệu quả và bù lỗ cho hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch bị lỗ là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới lại hệ thống nhà hàng - khách sạn, nên các khoản chi phí khấu hao, sửa chữa và đầu tư trang thiết bị rất cao, bên cạnh đó các cơ sở mới mới đi vào hoạt động nên bước đầu còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong các năm tới sẽ giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn và lợi nhuận sẽ tăng lên.
Nhìn chung hoạt động của công ty tương đối khả quan, trong đó hoạt động thương mại đạt kết quả khả quan hơn cả, đây là điều mà công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa để nâng cao khả năng kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Các hệ thống nhà hàng, khách sạn qua thời gian xây dựng đã dần đi vào hoạt động ổn định và trong các năm tới sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty, góp phần tạo công ăn, việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho cán bộ - công nhân viên. Bên cạnh đó công tác quản lý và phân công bố trí nhân sự của công ty ngày càng hợp lý giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Đồng thời cùng với tinh thần quyết tâm trong lao động sản xuất của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, công nhân viên đã góp phần đưa công ty vượt qua những khó khăn nhất định và không ngừng phát triển trong những năm qua.
5. Các thông tin tài chính về công ty:
5.1. Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty:
Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty Du lịch An Giang được thực hiện theo những qui định sau:
Niên độ kế toán: Bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/01 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác: Bằng đồng Việt Nam
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung
Phương pháp kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc đánh giá tài sản: Nguyên giá – Giá trị hao mòn
Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt: Theo qui định 166/1999/QĐ_BTC ngày 30/12/99 của bộ trưởng bộ tài chính
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nhập trước, xuất trước
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Đầu kỳ + Nhập - Xuất
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
5.2. Các thông tín tài chính của công ty:
Giới thiệu báo cáo tài chính của công ty trong 4 năm gần nhất: Từ 2000 – 2003
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: Triệu đồng
MÃ SỐ | NĂM 2000 | NĂM 2001 | NĂM 2002 | NĂM 2003 | |
TÀI SẢN | |||||
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn | 100 | 55.577 | 34.775 | 93.750 | 93.863 |
I.Tiền | 110 | 1.596 | 2.257 | 1.747 | 2.293 |
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | - | - | - | 2.000 |
III.Các khoản phải thu | 130 | 46.278 | 25.354 | 79.887 | 77.810 |
IV.Hàng tồn kho | 140 | 6.353 | 6.605 | 11.073 | 10.890 |
V.Tài sản lưu động khác | 150 | 1.351 | 559 | 1.042 | 870 |
VI.Chi sự nghiệp | 160 | - | - | - | - |
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn | 200 | 26.919 | 37.388 | 43.742 | 72.060 |
I.Tài sản cố định | 210 | 19.024 | 31.799 | 38.638 | 54.985 |
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn | 220 | 3.769 | 992 | 992 | 11.950 |
III.Chi phí XDCB dở dang | 230 | 4.127 | 4.597 | 4.112 | 4.720 |
IV.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn | 240 | - | - | - | - |
V.Chi phí trả trước dài hạn | 241 | - | - | - | 405 |
TỔNG TÀI SẢN | 250 | 82.496 | 72.163 | 137.492 | 165.923 |
NGUỒN VỐN | |||||
A.Nợ phải trả | 300 | 61.181 | 48.297 | 101.492 | 125.445 |
I.Nợ ngắn hạn | 310 | 50.572 | 24.537 | 70.792 | 98.629 |
II.Nợ dài hạn | 320 | 10.432 | 21.298 | 19.485 | 26.375 |
III.Nợ khác | 330 | 177 | 2.462 | 11.215 | 441 |
B.Nguồn vốn chủ sở hữu | 400 | 21.315 | 23.866 | 36.000 | 40.477 |
I.Nguồn vốn quỹ | 410 | 21.301 | 23.891 | 35.154 | 38.772 |
1.Nguồn vốn kinh doanh | 411 | 18.477 | 15.268 | 23.832 | 26.576 |
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 412 | - | - | - | - |
3.Chênh lệch tỷ giá | 413 | - | - | - | - |
4.Quỹ đầu tư phát triển | 414 | 118 | 118 | 785 | 1.514 |
5.Quỹ dự phòng tài chính | 415 | 169 | 169 | 302 | 448 |
6.Lợi nhuận chưa phân phối | 416 | (2.698) | 102 | - | - |
7.Nguồn vốn đầu tư XDCB | 417 | 5.235 | 8.235 | 10.235 | 10.235 |
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác | 420 | 14 | (25) | 847 | 1.705 |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 430 | 82.496 | 72.163 | 137.492 | 165.923 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang - 2
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp:
- Phân Tích Dựa Vào Mô Hình Hồi Qui Theo Phương Pháp Bình Phương Bé Nhất:
- Phân Tích Mối Quan Hệ Cân Đối Giữa Tài Sản Và Nguồn Vốn:
- Phân Tích Tình Hình Thanh Toán Và Khả Năng Thanh Toán:
- Phân Tích Tình Hình Thanh Toán Với Ngân Sách Nhà Nước:
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Nguồn tin: Phòng Kế toán-Tài vụ Công Ty Du Lịch An Giang
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: Triệu đồng
MÃ SỐ | Năm 2000 | Năm 2001 | Năm 2002 | Năm 2003 | |
Tổng doanh thu | 01 | 262.865 | 300.813 | 271.058 | 387.311 |
Trong đó: Doanh thu xuất khẩu | 02 | 167.802 | 263.154 | 229.047 | 333.953 |
Các khoản giảm trừ | 03 | 18 | 4.068 | 254 | 290 |
Chiết khấu thương mại | 04 | - | - | - | - |
Giảm giá hàng bán | 05 | - | - | - | - |
Hàng bán bị trả lại | 06 | 8 | 3.973 | 1 | - |
Thuế TTĐB | 07 | 10 | 96 | 252 | 290 |
1. Dthu thuần | 10 | 262.847 | 296.745 | 270.804 | 387.021 |
2. Giá vốn hàng bán | 11 | 239.361 | 261.464 | 221.387 | 350.034 |
3. Lợi nhuận gộp | 20 | 23.486 | 35.280 | 49.417 | 36.987 |
4. Chi phí bán hàng | 21 | 20.019 | 25.969 | 40.231 | 26.295 |
5. Chi phí quản lý | 22 | 4.269 | 5.531 | 7.046 | 7.149 |
6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD | 30 | (802) | 3.780 | 2.139 | 3.543 |
7. Thu nhập HĐTC | 31 | 1.997 | 2.318 | 1.261 | 4.708 |
8. Chi phí HĐTC | 32 | 6.213 | 6.384 | 5.253 | 6.322 |
Trong đó: Chi phí lãi vay | 33 | 6.213 | 6.384 | 5.253 | 6.322 |
9. Lợi nhuận HĐTC | 40 | (4.215) | (4.065) | (3.992) | (1.614) |
10. Thu nhập khác | 41 | 4.354 | 4.014 | 4.340 | 1.363 |
11. Chi phí khác | 42 | 1.562 | 929 | - | 566 |
12. Lợi nhuận khác | 50 | 2.792 | 3.085 | 4.340 | 796 |
13. Tổng lợi nhuận trước thuế | 60 | (2.226) | 2.799 | 2.487 | 2.726 |
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp | 70 | - | - | 828 | 872 |
15. Lợi nhuận sau thuế | 80 | (2.226) | 2.799 | 1.659 | 1.854 |
Nguồn tin: Phòng Kế toán-Tài vụ Công Ty Du Lịch An Giang
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG
1. Phân tích khái quát tình hình tài chính:
Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:
1.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn:
Bảng 1: Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng
MÃ SỐ | ĐẦU NĂM | CUỐI NĂM | % Theo qui mô chung | Chênh lệch | |||
ĐẦU NĂM | CUỐI NĂM | Tuyệt đối | Tương đối | ||||
TÀI SẢN | |||||||
A.TSLĐ & ĐTNH | 100 | 93.750 | 93.863 | 68,19% | 56,57% | 113 | 0,12% |
I.Tiền | 110 | 1.747 | 2.293 | 1,27% | 1,38% | 546 | 31,27% |
II.Các khoản đầu tư ngắn hạn | 120 | - | 2.000 | - | 1,21% | 2.000 | ∞ |
III.Các khoản phải thu | 130 | 79.887 | 77.810 | 58,10% | 46,90% | (2.077) | -2,60% |
IV.Hàng tồn kho | 140 | 11.073 | 10.890 | 8,05% | 6,56% | (184) | -1,66% |
V.Tài sản lưu động khác | 150 | 1.042 | 870 | 0,76% | 0,52% | (173) | -16,56% |
VI.Chi sự nghiệp | 160 | - | - | - | - | - | ∞ |
B.TSCĐ & ĐTDH | 200 | 43.742 | 72.060 | 31,81% | 43,43% | 28.318 | 64,74% |
I.Tài sản cố định | 210 | 38.638 | 54.985 | 28,10% | 33,14% | 16.347 | 42,31% |
II.Các khoản đầu tư dài hạn | 220 | 992 | 11.950 | 0,72% | 7,20% | 10.958 | 1104,56% |
III.Chi phí XDCB dở dang | 230 | 4.112 | 4.720 | 2,99% | 2,84% | 608 | 14,78% |
IV.Ký cược, ký quỹ dài hạn | 240 | - | - | - | - | - | ∞ |
V.Chi phí trả trước dài hạn | 241 | - | 405 | - | 0,24% | 405 | ∞ |
TỔNG TÀI SẢN | 250 | 137.492 | 165.923 | 100,00% | 100,00% | 28.430 | 20,68% |
NGUỒN VỐN | |||||||
A.NỢ PHẢI TRẢ | 300 | 101.492 | 125.445 | 73,82% | 75,60% | 23.954 | 23,60% |
I.Nợ ngắn hạn | 310 | 70.792 | 98.629 | 51,49% | 59,44% | 27.837 | 39,32% |
II.Nợ dài hạn | 320 | 19.485 | 26.375 | 14,17% | 15,90% | 6.890 | 35,36% |
III.Nợ khác | 330 | 11.215 | 441 | 8,16% | 0,27% | (10.773) | -96,07% |
B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU | 400 | 36.000 | 40.477 | 26,18% | 24,40% | 4.477 | 12,44% |
I.Nguồn vốn quỹ | 410 | 35.154 | 38.772 | 25,57% | 23,37% | 3.619 | 10,29% |
1.Nguồn vốn kinh doanh | 411 | 23.832 | 26.576 | 17,33% | 16,02% | 2.744 | 11,51% |
2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 412 | - | - | - | - | - | ∞ |
3.Chênh lệch tỷ giá | 413 | - | - | - | - | - | ∞ |
4.Quỹ đầu tư phát triển | 414 | 785 | 1.514 | 0,57% | 0,91% | 729 | 92,91% |
5.Quỹ dự phòng tài chính | 415 | 302 | 448 | 0,22% | 0,27% | 146 | 48,28% |
6.Lợi nhuận chưa phân phối | 416 | - | - | - | - | - | ∞ |
7.Nguồn vốn đầu tư XDCB | 417 | 10.235 | 10.235 | 7,44% | 6,17% | - | 0,00% |
II.Nguồn kinh phí, quỹ khác | 420 | 847 | 1.705 | 0,62% | 1,03% | 858 | 101,40% |
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN | 430 | 137.492 | 165.923 | 100,00% | 100,00% | 28.430 | 20,68% |
1.1.1. Phân khái quát tình hình biến động tài sản:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm tăng so với đầu năm là 28.430 triệu đồng, tức là tăng 20,68%. Trong đó:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm đầu năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 93.750 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 93.863 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng 113 triệu đồng, tức là tăng 0,12%. Nguyên nhân của sự biến động này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 546 triệu đồng (tăng 31,27% so với đầu năm), các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 2.000 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu 2.077 triệu đồng, tương ứng là giảm 2,60%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 184 triệu đồng (giảm 1,66% so với đầu năm) và giảm các tài sản lưu động khác mà chủ yếu là các khoản tạm ứng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm đã giảm 11,62% (56,57% - 68,19%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản phải thu giảm 11,21% (46,90% - 58,10%), kế đến là sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác.
Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc gia tăng các khoản mục có tính thanh khoản cao như tiền sẽ giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiệu quả hơn; việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm tăng so với cuối năm là 28.318 triệu đồng, tức là tăng 64,74%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 11,62% (43,43% - 31,81%). Trong đó tài sản cố định tăng 16.347 triệu đồng, tương ứng là tăng 42,31% so với đầu năm; các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 10.958 triệu đồng, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 608 triệu đồng (tăng 14,78% so với đầu năm), ngoài ra các khoản chi phí trả trước dài hạn cũng tăng 405 triệu đồng. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng, trừ chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tỷ trọng giảm 0,15% (2,84% - 2,99%). Như vậy trong năm 2003 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
1.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2003 vào cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 28.430 triệu đồng, tức là tăng 20,68%, trong đó:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm là 4.477 triệu đồng, tức là tăng 12,44% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh tăng 2.744 triệu đồng, chủ yếu là do ngân sách cấp, quỹ đầu tư phát triển tăng 729 triệu đồng (tăng 92,91%), quỹ dự phòng tài chính tăng 146 triệu đồng (tăng 48,28%), ngoài ra các quỹ khác tăng 858 triệu đồng, tương ứng là tăng 101,40% so với đầu năm. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào cuối năm đã giảm 1,79% so với đầu năm, sự suy giảm này chủ yếu là do tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh giảm 1,32% và tỷ trọng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giảm 1,28%.
Như vậy qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động, việc gia tăng các quỹ thể hiện tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm.
Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy tài sản của doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả, cụ thể là vào thời điểm đầu năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 73,82 đồng. Đến thời điểm cuối năm cứ 100 đồng tài sản thì nhận nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 75,60 đồng. Như vậy về mặt kết cấu thì nợ phải trả cuối năm đã tăng 1,78% so với đầu năm. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy về giá trị nợ phải trả cuối năm cũng tăng so với đầu năm là 23.954 triệu đồng, tức là tăng 25,60%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Bảng 2: Bảng phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2003 Đơn vị tính: Triệu đồng
Đầu năm | Cuối năm | % Theo qui mô chung | Chênh lệch | |||
2002 | 2003 | Tuyệt đối | Tương đối | |||
Vay ngắn hạn | 25.214 | 38.516 | 18,34% | 23,21% | 13.302 | 52,76% |
Nợ dài hạn đến hạn trả | - | - | - | - | - | - |
Nợ dài hạn | 19.485 | 26.375 | 14,17% | 15,90% | 6.890 | 35,36% |
Nguồn vốn tín dụng | 44.699 | 64.891 | 32,51% | 39,11% | 20.192 | 45,17% |
_Phải trả cho người bán | 448 | - | 0,33% | - | (448) | -100,00% |
_Người mua trả tiền trước | - | - | - | - | - | - |
_Thuế và các khoản phải nộp nhà nước | 997 | 401 | 0,72% | 0,24% | (596) | -59,80% |
_Phải trả công nhân viên | 452 | 160 | 0,33% | 0,10% | (292) | -64,61% |
_Phải trả cho các đơn vị nội bộ | 42.274 | 58.391 | 30,75% | 35,19% | 16.118 | 38,13% |
_Các khoản phải trả, phải nộp khác | 1.408 | 1.161 | 1,02% | 0,70% | (247) | -17,52% |
Nợ khác | 11.215 | 441 | 8,16% | 0,27% | (10.773) | -96,07% |
Nguồn vốn đi chiếm dụng | 56.793 | 60.555 | 41,31% | 36,50% | 3.762 | 6,62% |
TỔNG NGUỒN VỐN | 137.492 | 165.923 | 100,00% | 100,00% | 28.430 | 20,68% |