Thông Tin Về Hoạt Động Của Cơ Sở Kinh Doanh Giống

(Ngàn con/m3/đợt)


Hình 4.4 Mối quan hệ giữa lượng thức ăn tổng hợp với năng suất trong SXG

Kết quả khảo sát thu được việc sử dụng thức ăn tổng hợp quyết định đến năng suất trong SXG với lượng thức ăn từ dưới 50 – 150 g/m3/đợt cho năng suất tương đương nhau, khi sử dụng lượng thức ăn từ 150 – 200 g/m3/đợt thì đạt năng suất cao nhất và tỷ suất lợi nhuận thu được 214,1% (mức ý nghĩa p<0,05). Trong khi đó sử dụng lượng thức ăn trên 200 g/m3/đợt sẽ cho năng suất thấp hơn do lượng thức ăn có thể dư thừa, làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận (Phụ lục A 6).

* Mối quan hệ giữa chi phí thuốc/hoá chất với năng suất trong SXG

Hầu hết các trại SXG chủ yếu là sử dụng thuốc hoá chất để phục vụ sản xuất bao gồm hoá chất vệ sinh cơ sở, xử lý nước và thuốc để phòng trị bệnh. Xử lí nước là công đoạn quan trọng trong qui trình SXG, việc xử lí nước đạt tiêu chuẩn góp phần thành công trong sản xuất và giảm chi phí thuốc phòng trị bệnh bởi vì trong môi trường nước luôn luôn có sự hiện diện của mầm bệnh như vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng...với chi phí từ 15 – 30 ngàn/m3/đợt sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất (mức ý nghĩa p<0,05). Chi phí thuốc hoá chất tuỳ thuộc vào qui trình sản xuất

đối với vùng sử dụng qui trình lọc sinh học thì chi phí nước thấp hơn vùng sử dụng qui trình nửa kín nửa hở, vùng 3 có chi phí và tỷ lệ sống Post thấp hơn các vùng còn lại vì ít thay nước hơn. Việc xử lí nước ban đầu rất quan trọng điều này giải thích tại sao năng suất tương đương nhau nhưng chi phí thì có sự khác biệt (15 – 30 ngàn/m3/đợt và lớn hơn 45 ngàn/m3/đợt), việc xử lí ban đầu không tốt sẽ tốn thêm chi phí phòng trị bệnh.

(Ngàn con/m3/đợt)


Hình 4.5 Mối quan hệ giữa chi phí thuốc hoá chất với năng suất trong SXG


* Mối quan hệ giữa số lần đẻ bình quân/tôm mẹ với năng suất trong SXG

Theo Lê Xuân Sinh (2002) thì số lần đẻ/tôm mẹ dao động từ 2-6 lần và cao nhất đến 11 lần. Các trại sản xuất cho tôm mẹ sinh sản từ 2 – 4 lần/tôm mẹ trung bình khoảng 3 lần/tôm mẹ, kết quả này phù hợp với khảo sát của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2006). Qua hình 4.6 cho thấy tôm mẹ sinh sản 4 lần/tôm mẹ cho năng suất cao nhất 77,86 ngàn con/m3/đợt, điều này cho thấy khi tôm mẹ sinh sản nhiều lần số lưọng ấu trùng nhiều hơn góp phần tăng năng suất trong SXG.







(Ngàn con/m3/đợt)





Hình 4.6 Mối quan hệ giữa số lần đẻ bình quân/tôm mẹ với năng suất trong SXG


Thu nhập và lợi nhuận

Sản lượng tôm Post bình quân mỗi trại thu được là 49 triệu tôm Post/trại/năm (5,5 đợt) mang lại thu nhập là 307,9 triệu/đợt đồng và thu được lợi nhuận 163,4 tr.đồng/đợt, như vậy sau mỗi đợt sản xuất cơ sở bỏ ra 1 đồng vốn sẽ thu được hơn 1,19 đồng lời, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận 119,3% (Bảng 4.21)

Bảng 4.21 Các chỉ tiêu tài chánh của trại sản xuất giống


Diễn giải

Đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Tổng chi phí/đợt

n

19

35

12

66

Trung bình

Tr.đ

89,6

193,2

89,5

144,5

Độ lệch chuẩn

Tr.đ

54,4

391,0

62,1

290,1

Tổng thu nhập/đợt

n

19

35

12

66

Trung bình

Tr.đ

174,9

433,6

151,9

307,9

Độ lệch chuẩn

Tr.đ

118,4

623,8

100,4

476,8

Lợi nhuận/đợt

n

19

35

12

66

Trung bình

Tr.đ

85,3

240,4

62,4

163,4

Độ lệch chuẩn

Tr.đ

75,0

315,0

52,1

246,5

Tỷ suất lợi nhuận/đợt (%)

%

19

35

12

66

Trung bình

%

98,7

144,7

78,1

119,3

Độ lệch chuẩn

%

58,5

150,5

69,5

120,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất và cung cấp giống tôm sú (penaeus monodon) ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - 8

Hoạt động sản xuất của Trại tôm giống Khuyến ngư Kiên Giang với công suất trại 50 triệu PL/năm sản xuất. Chi phí cho một đợt sản xuất là 208,5 triệu đồng với thu nhập là 375 triệu đồng và lợi nhuận thu được 166,5 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận là 79,86% tương đương với các trại tại Thành phố Cần Thơ. Chi phí tính trên đơn vị sản xuất (m3) trung bình cho tất cả các đợt sản xuất là 1,45 triệu đồng và lợi nhuận bình quân là 1,16 triệu đồng cao hơn các trại trong 3 vùng khảo sát.

Lợi nhuận bình quân cho PL là 19,98 đồng và tương đương với trại SXG ở vùng 3 và cao hơn 2 vùng còn lại.

4.3 Thông tin về hoạt động của cơ sở kinh doanh giống

Trong quá trình khảo sát dựa trên sự phân bố về địa lý trên bản đồ hành chánh khu vực ĐBSCL, cũng như các cơ sở SXG cơ sở ương vèo trong khu vực nghiên cứu nằm trong vùng biển Đông, biển Tây qua đó tác giả nhận thấy giữa các tỉnh có sự khác biệt về địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, giữa các tỉnh liền kề sẽ chịu ảnh hưởng chung về chế độ thuỷ triều là yếu tố quan trọng trong hoạt động SXG cũng như nuôi tôm thương phẩm. Để có sự so sánh giữa các khu vực với

nhau tác giả chia khu vực khảo sát thành các vùng như sau: Vùng 1: Bến Tre và Trà Vinh (Vùng biển Đông 1).

Vùng 2: Cà Mau và Bạc Liêu (Vùng biển Đông 2). Vùng 3: Kiên Giang (Vùng biển Tây).

4.3.1 Qui mô của cơ sở kinh doanh giống

Nhìn chung diện tích của các cơ sở ương vèo không lớn, nhưng có sự chênh lệch lớn về diện tích trung bình 146 m2 (± 101,2) hầu hết diện tích chủ yếu tập trung vào hệ thống bể ương. Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về diện tích, lớn nhất là vùng 3 với diện tích trung bình 235,7 m2 (± 69) trong khi đó vùng 2 và vùng 3 là tương đương nhau.

Công suất thiết kế trung bình của các cơ sở ương vèo trung bình là 43,6 triệu giống (± 44,2) tuy nhiên theo khảo sát thực tế thì năng suất trung bình là 34,8 triệu giống (±30,8) trong đó vùng 2 có năng suất cao nhất 43,8 triệu giống (±39,1) (Bảng 4.23).

Bảng 4.22 Một số thông tin về thiết kế xây dựng trại ương vèo


Diễn giải

Đvt

Vùng 1


Vùng 2


Vùng 3 Tổng


Diện tích

n


21


33

7

61

Trung bình m2 133,3

135,0

235,7

146,0

Độ lệch chuẩn m2 92,4

104,7

69,0

101,2

Công suất thiết kế

n

21

33

7

61

Trung bình

Tr.con

27,0

56,1

36,4

43,6

Độ lệch chuẩn

Tr.con

13,7

56,7

8,5

44,2

Năng suất thực tế

n

21

33

7

61

Trung bình

Tr.con

22,7

43,8

30,3

34,8

Độ lệch chuẩn

Tr.con

11,6

39,1

6,9

30,8

4.3.2 Tình hình kinh doanh của cơ sở ương vèo giống tôm sú Thời vụ kinh doanh

Các cơ sở ương vèo tôm giống trong vùng nghiên cứu có số tháng hoạt động trung bình khoảng 8 tháng (± 2,7), số đợt ương vèo trong năm vào khoảng 51 đợt (±1,4), trong đó vùng 2 có số đợt kinh doanh lớn nhất 66 đợt (±1,1) và giữa các vùng có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Nhìn chungvới số ngày bình quân là 3 ngày (±1,3) cho một đợt ương vèo điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế trong kinh doanh tôm giống, các cở sở ương vèo nhập giống về cơ sở tuỳ theo nhu cầu của địa phương mà có thể bán trực tiếp cho hộ nuôi hoặc thuần lại tối đa khoảng 5 ngày để phù hợp với môi trường ao nuôi của người mua tôm

giống. Hoạt động của các cơ sở ương vèo chủ yếu là cung cấp cho hệ thống nuôi QCCT. Các cơ sở nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp thì phải phụ thuộc vào khung lịch thời vụ của từng địa phương. Do đó hoạt động kinh doanh giống không thường xuyên mà phụ thuộc vào khâu chuẩn bị ao của người nuôi, có thể hoạt động không liên tục và thời gian kéo dài suốt năm (Bảng 4.23).

Bảng 4.23 Thời vụ và số đợt kinh doanh


Diễn giải

Đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Số tháng

n

21

33

7

61

Trung bình

Tháng

7,4

7,9

12,0

8,2

Độ lệch chuẩn

Tháng

2,4

2,5

0,0

2,7

Số đợt

n

21

33

7

61

Trung bình

Đợt

30,0 a

66,1 c

42,1 b

50,9

Độ lệch chuẩn

Đợt

1,9

1,1

1,6

1,4

Số ngày

n

21

33

7

61

Trung bình

Ngày

2,7

3,2

5,6

3,3

Độ lệch chuẩn

Ngày

0,9

1,0

1,0

1,3

Do phụ thuộc vào nhu cầu của người nuôi nên hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào đầu vụ nuôi, đối với mô hình nuôi quảng canh cải tiến tập trung từ tháng 10, 11, 12 năm trước kéo dài đến tháng 1, 2 là những tháng kinh doanh tốt nhất. Đối với các mô hình nuôi tôm bán công nghiệp và công nghiệp từ tháng 2 đến tháng 5 là những tháng kinh doanh tốt nhất vì đây là các tháng nằm trong khung lịch thời vụ. Ở vùng 3 thì hoạt động kinh doanh giống chủ yếu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với các vùng còn lại thì hoạt động kinh doanh hầu như xảy ra liên tục (Bảng 4.24).

Bảng 4.24 Những tháng kinh doanh tốt nhất (Thống kê nhiều lựa chọn)

Tháng

(DL)


Tháng 1

19,0

45,5

71,4

39,3

Tháng 2

47,6

48,5

71,4

50,8 Thời tiết ổn định, mùa thuận.

Tháng 3

57,1

48,5

100,0

57,4 Chất lượng nước tốt, đầu vụ nhu cầu

Tháng 4

23,8

36,4

57,1

34,4

Tháng 5

9,5

45,5


27,9

Tháng 6

4,8

6,1


4,9

Tháng 7


3,0


1,6 Nhu cầu giống ít.

Tháng 8


3,0


1,6

Tháng 9

4,8

15,2


9,8

Tháng 10

4,8

21,2


13,1 Đầu vụ nhu cầu con giống cao.

kinh doanh tốt

Vùng 1 (%)

Vùng 2 (%)

Vùng 3 (%)

Tổng Lý do


con giống cao.

4,8

33,3


19,7

Tháng 12

19,0

45,5

71,4

39,3

Tháng 11

Thông tin kỹ thuật trại ương vèo

Diện tích cơ sở ương vèo tương đối nhỏ nên số bể ương tôm giống cho một đợt kinh doanh khoảng 8,9 bể (±5,2), ở vùng 3 có số bể ương trung bình 17,0 bể (±4,4) cao hơn số bể ương trung bình của 2 vùng còn lại và giữa chúng có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Thực tế trong kinh doanh tôm giống bằng hình thức ương vèo chỉ nhập tôm giống về khi có đơn đặt hàng của người nuôi, do đó tuỳ theo thời điểm mà số lượng tôm có trong bể nhiều hay ít, điều này thể hiện qua số bể ương vèo bình quân khoảng 6,4 bể (±2,7) trong một đợt kinh doanh. Diện tích bể ương và mật độ ương ấu trùng giữa các vùng hầu như không có sự chênh lệch đáng kể, sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 4.25)

Mặc dù số lượng bể ít nhưng số đợt sản xuất là tương đối nhiều do thời gian kinh doanh tối đa chỉ có 5 ngày/đợt, do đó sản lượng tôm Post kinh doanh trong năm tương đối lớn 34,8 triệu post/năm (±30,8) (Bảng 4.22).

Bảng 4.25 Thông tin kỹ thuật của cơ sở ương vèo


Diễn giải

Đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Số bể ương ấu trùng/đợt

n

21

33

7

61

Trung bình

Bể

8,2 a

7,7 a

17,0 b

8,9

Độ lệch chuẩn

Bể

6,1

2,8

4,4

5,2

Số bể ương bình quân

n

21

33

7

61

Trung bình

Bể

5,4

6,4

9,6

6,4

Độ lệch chuẩn

Bể

2,2

2,6

2,4

2,7

Diện tích bể ương

n

21

33

7

61

Trung bình m2 3,8 a

4,1 a

4,0 a

4,0

Độ lệch chuẩn m2 0,5

2,7

0,0

2,0

Mật độ ương ấu trùng

n

21

33

7

61

Trung bình

con/lít

66, 7 a

73,9 a

65,7 a

70,5

Độ lệch chuẩn

con/lít

35,8

47,0

11,3

40,4

Các cở sở ương vèo cung cấp tôm giống cho người nuôi theo 2 hình thức: (1) nhập tôm giống và giao trực tiếp cho khách hàng; (2) thuần dưỡng tại cơ sở nhằm thuần hoá độ mặn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nguồn nước phục vụ cho hoạt động ương vèo chủ yếu là nước ngọt dùng để thuần dưỡng và thời gian thuần dưỡng từ 3 – 5 ngày nên mật độ ương vèo thường không cao như trong trại SXG trung bình khoảng 70.491 con/m3 (±40.390). Diện tích bể ương của các cơ

sở ưong vèo trung bình 4,0 m2 (±2,0); giữa trại SXG và cơ sở ương vèo có sự khác biệt về qui mô diện tích bể ương; trại SXG với diện tích nhỏ nhất là 4m2. Cơ sở ương vèo diện tích nhỏ nhất là 2 m2, diện tích bể ương có sự chênh lệch khá lớn, nhưng phổ biến là 2 – 3 m2 là phổ biến vì rất thuận lợi trong chăm sóc và thuần dưỡng tôm giống (bảng 4.25).

Nguồn cung cấp tôm giống cho hệ thống cơ sở ương vèo trong địa bàn nghiên cứu chủ yếu là từ các trại SXG ở các tỉnh miền Trung chiếm 93,5%; từ các trại SXG ở ĐBSCL chiếm 5,2 %, còn lại là Vũng Tàu chiếm 1,3%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn tôm giống từ các trại tôm giống Miền Trung mà chủ yếu đó là kinh nghiệm SXG đã có từ lâu, giá thành rẻ hơn các trại ở ĐBSCL, được hưởng lượng tôm giống chênh lệch nhiều hơn (Bảng 4.26).

Bảng 4.26 Nguồn cung cấp tôm giống cho trại vèo

Cung cấp tôm giống Trại ĐBSCL Trại MT Vũng Tàu

Tỷ lệ % 5,2 93,5 1,3

Giá mua bình quân 31,7 21,4 25,5

Thu hoạch

Nhìn chung kích cỡ giống không có sự chênh lệch lớn giữa các vùng trong địa bàn nghiên cứu, kích cỡ giống trung bình 12,8 mm (±1,3), và cũng tương đương với kích cỡ giống trong các trại SXG. Theo quan điểm của của người nuôi tôm trước đây kích cỡ tôm Post thả nuôi tốt nhất là 15 mm, nhưng trong thực tế sản xuất thì kích cỡ giống lớn sẽ làm tốc độ tăng trưởng chậm và những kinh nghiệm trong sản xuất được điều chỉnh, hiện nay kích cỡ tôm giống tối ưu cho nuôi là khoảng 12 mm (tương đương Post 15 ngày tuổi). Do đó các cơ sở kinh doanh giống có sự chủ động lựa chọn nguồn cung cấp giống đầu vào với kích cỡ từ 8 – 11 mm (tương đương post 10 – 13 ngày tuổi), sau thời gian thuần dưỡng tại cơ sở từ 3 – 5 ngày sẽ đạt kích cỡ theo nhu cầu của người nuôi (Bảng 4.28).

Hiện nay nguồn cung cấp tôm giống chủ yếu là các trại SXG miền Trung, với thời gian vận chuyển tương đối dài (từ 15 giờ trở lên) vấn đề hao hụt trong quá trình vận chuyển là không thể tránh khỏi, tuy nhiên qua khảo sát cho thấy tỷ lệ sống của tôm Post từ lúc nhập giống về đến lúc xuất bán là khá cao trung bình 83,8% (±9,7), thấp nhất là ở vùng 2 tỷ lệ sống là 80,0% (±11,1), cao nhất là ở vùng 1 với tỷ lệ 87,6% (±6,2), điều này có thể giải thích như sau: các cơ sở cung cấp giống luôn hỗ trợ các cơ sở kinh doanh từ 20 – 50% lượng tôm giống tuỳ theo chất lượng tôm giống, nhu cầu thị trường trong mỗi đợt giao dịch (Bảng 4.27)


Bảng 4.27 Sản lượng thu hoạch, kích cở, tỷ lệ sống trong ương vèo tôm giống


Diễn giải

đvt

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng

Kích cỡ

n

21

33

7

61

Trung bình

mm

12,7

12,7

13,3

12,8

Độ lệch chuẩn

mm

1,6

1,2

1,6

1,3

Tỉ lệ sống

n

21

33

7

61

Trung bình

%

87,6

80,0

88,6

83,8

Độ lệch chuẩn

%

6,2

11,1

3,8

9,7

Sản lượng

n

21

33

7

61

Trung bình

Tr.con

22,7

43,8

30,3

34,8

Độ lệch chuẩn

Tr.con

11,6

39,1

6,9

30,8

Năng suất PL/m3/ đợt

n

21

33

7

61

Trung bình

1000PL

65.6a

48.7 b

30.9 b

52.5

Độ lệch chuẩn

1000PL

29.8

41.4

9.0

36.6

Năng suất ương vèo trên một đơn vị thể tích bể ương (m3) là 52,5 ngàn PL/m3/đợt (±36,6) trong đó vùng 1 có năng suất cao nhất 65,6 ngàn PL/m3/đợt (±29,8), vùng 2, 3 có năng suất tương đương nhau như vậy giữa vùng 1 và vùng 2, 3 có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05) (Bảng 4.27).

4.3.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong ương vèo tôm giống Chi phí cố định

Chi phí cố định cho ương vèo là 16,6 ngàn đồng/m3/đợt (±12,7) bao gồm: khấu

hao xây dựng, khấu hao máy móc, khấu hao dụng cụ mau hư, thuê trại và thuê đất. Chi phí khấu hao xây dựng là lớn nhất chiếm 54,0 % trong tổng chi phí cố định vì đây là chi phí đầu tư xây dựng ban đầu bao gồm xây dựng nhà, bể ương. Kế đến là chi phí máy móc thiết bị chiếm 20,8%, chi phí cho dụng cụ mau hư chiếm 10,0%, và 15,2% dùng để trả tiền thuê trại hay thuê đất. Trong đó chi phí cố định ở vùng 1 là cao nhất 23,6 ngàn đồng/m3/đợt (±11,2), 2 vùng còn lại chênh lệch không lớn; vùng 3 chi phí cố định là 16,2 đồng/m3/đợt (±8,2) và chi phí ở vùng 2 là 12,2 đồng/m3/đợt (±12,6), mặc dù cùng hình thức kinh doanh nhưng chi phí cố định giữa các vùng có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,05). Chi phí thuê trại ở vùng 3 chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí vì đa phần các là

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí