Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 2


LỜI MỞ ĐẦU‌


Trong bối cảnh kinh tế thị trường, tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Chính điều đó đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên, xu hướng này cũng làm phát sinh những vấn đề phức tạp về phía các doanh nghiệp, đặt ra cho họ những khó khăn, thách thức, đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực vượt qua, tránh nguy cơ bị đào thải bởi sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Có thể nói, hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. Do đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững và đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, thực hiện đổi mới và hoạt động có hiệu quả. Các nhà quản lý cần nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu thị trường, tìm kiếm và sử dụng những yếu tố sản xuất mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh.

Kết quả của phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu thực hiện hay kiểm tra mức độ thành công của dự án đầu tư. Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp.


Sau quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cùng với những kiến thức đã học tại trường Đại học Ngoại Thương, em nhận thấy việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh là rất phù hợp với công ty hiện nay. Em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:“ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương”.

Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung đề tài nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh doanh, từ đó đi sâu vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn 2008- 2010 để thấy rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong giai đoạn 2008-2010 và so sánh với Công ty bao bì PP (HPB), Công ty cổ phần thương mại Sông Đà (STP), Công ty cổ phần bao bì nhựa Tân Tiến (TTP).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được vận dụng chủ yếu là các phương pháp phân tích chi tiết, so sánh và tổng hợp từ số liệu thực tế từ những báo cáo tài chính, tài liệu nội bộ của doanh nghiệp.

Nội dung của đề tài gồm có ba chương:

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 2

Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Chương II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.

Chương III: Phương hướng hoạt động và các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương trong thời gian tới.

Phân tích hoạt động doanh nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được nhiều sự góp ý từ các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành


cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô PGS.TS Bùi Thị Lý cùng sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 2011.

Sinh viên Đinh Thị Thu Huyền


.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP‌‌‌


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1. Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh.

“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ thuật để từ đó đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách trong tương lai.

Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành đơn giản xem xét một số chỉ tiêu tổng quát dựa trên dữ liệu của bảng tổng kết tài sản – còn gọi là phân tích kế toán hay kế toán nội bộ. Khi nền kinh tế càng phát triển, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ xuất phát từ nhu cầu quản lý một cách có hiệu quả trong nội bộ doanh nghiệp mà còn do tốc độ phát triển của các xu hướng thương mại quốc tế, sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ ngành, trên khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.



1 PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004) Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội. Trang 9


Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hoạt động kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan từ đó đề ra các biện pháp để phát triển hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.

2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh.

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh. Nội dung của phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa. Các quá trình, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế, trong mối quan hệ tác động của các nhân tố.

Chỉ tiêu: tiêu thức phản ánh nội dung phạm vi cuả kết quả hiện tượng kinh tế nghiên cứu.

Nhân tố: là yếu tố bên trong của chỉ tiêu mà mỗi sự biến động của nó có tác động đến tính chất, xu hướng và mức xác định của chỉ tiêu phân tích.

Các hình thức phân loại nhân tố:

- Theo tính tất yếu của nhân tố

+ Nhân tố chủ quan: doanh nghiệp kiểm soát được

+ Nhân tố khách quan: nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp

- Theo tính chất của nhân tố:

+ Nhân tố số lượng: số lao động, doanh thu, chi phí,…

+ Nhân tố chất lượng: năng suất lao động, tỷ suất lợi nhuận,…

- Theo xu hướng tác động

+ Nhân tố tích cực


+ Nhân tố tiêu cực

- Theo nội dung kinh tế

+ Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh

+ Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh

3. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh.

Khác với việc nghiệp vụ mang tính pháp chế và chuẩn mực, phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào nội bộ quản trị doanh nghiệp rất linh hoạt và đa dạng trong phương pháp kỹ thuật. Số liệu của phân tích không được cung cấp rộng rãi mà chỉ ở một vài khía cạnh, là bí mật riêng của doanh nghiệp. Việc phân tích đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Phân tích hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá thế mạnh, thế yếu của bản thân để từ đó có những hành động củng cố, phát huy, khắc phục hay cải tiến việc quản lý nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

Bất kỳ hoạt động kinh doanh như thế nào thì vẫn có những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích thì doanh nghiệp mới có thể phát hiện và dựa vào đó mà phát huy mọi tiềm năng thị trường cùng với việc khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất trong kinh doanh.

Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được tiến hành sau mỗi kỳ kinh doanh mà còn phân tích trước khi tiến hành kinh doanh như phân tích tính kinh tế các dự án, tính khả thi, phân tích các luận chứng kinh tế kỹ thuật… giúp các nhà doanh nghiệp quyết định hướng đầu tư vào các dự án đầu tư một cách đúng đắn. Kết quả của phân tích là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn.

Bên cạnh đó, phân tích kinh doanh giúp cho doanh nghiệp dự báo được những xu hướng, biến động trong tương lai từ đó có những biện pháp đề phòng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Không chỉ nhà quản trị sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh mà công cụ này còn rất cần thiết đối với các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối


quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp đó là những nhà cho vay, nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan quản lý khác…

4. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần xem xét, đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu bình quân nội ngành và các thông số thị trường.

Tiến hành việc phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch.

Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài

hạn.


Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.

Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt‌

động doanh nghiệp

Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. Các báo các được thể hiện bằng văn bản, bảng biểu và bằng các loại đồ thị hình tượng, thuyết phục.

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ NGUỒN TÀI LIỆU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.

1. Phương pháp phân tích.

Sự phát triển trong việc nhận thức các hiện tượng kinh tế cùng với sự phát triển của các môn khoa học kinh tế và toán ứng dụng, đã hình thành nên các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế. Để đạt được mục đích có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau, mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó. Sau đây là một số phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong phân tích hoạt động kinh doanh.

1.1. Phương pháp chi tiết:

Khái niệm: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Mọi kết quả kinh doanh đều cần chi tiết theo các hướng khác nhau. Thông thường, phân tích chi tiết được chia theo các hướng.


Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt về kết quả sản xuất kinh doanh.

Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp đánh giá được nhịp điệu, tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ khác nhau, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp có hiệu lực để nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.

Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi các bộ phận, phân xưởng, đội, tổ sản xuất khác nhau trực thuộc doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: khoán doanh thu, khoán chi phí, khoán gọn cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào. Cũng thông qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch toán kinh tế nội bộ.

1.2. Phương pháp so sánh.

Khái niệm:Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). 2

So sánh là phương pháp đơn giản và sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

So sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.


2 THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Giáo trình phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 16

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí