resort sang trọng bên bờ biển, số phòng nghỉ cao cấp cũng không thể đáp ứng nhu cầu du khách tăng đột biến vào những ngày nghỉ cuối năm.
2.2.3.2. Dịch vụ nhà hàng ăn uống
Các dịch vụ nhà hàng ăn uống khá phong phú, hầu hết các khách sạn, khu du lịch, nhà khách, nhà nghỉ đều có nhà hàng, cơ sở ăn uống với chất lượng từ cao cấp đến bình dân. Hiện có hơn 100 nhà hàng đầy đủ tiện nghi, sang trọng phục vụ các món ăn Âu, Á, đặc sản địa phương, hơn 60 cơ sở massage và hơn 80 cơ sở bán các mặt hàng hải đặc sản. Ngoài ra còn có khá nhiều nhà hàng, quán ăn tập trung ở thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và một số thị trấn trong tỉnh.
Tuy nhiên, nhìn chung chưa có các nhà hàng, phố ẩm thực đặc sắc để thu hút du khách, còn khá ít các cơ sở đạt chất lượng cao, khá nhiều nhà hàng, quán ăn chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.3.3. Cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
Để đáp ứng nhu cầu của du khách trên địa bàn tỉnh có khá nhiều khu vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.
Các khu vui chơi giải trí như: khu vui chơi giải trí và du lịch Suối Cát, khu du lịch Eco Hàm Tiến, Trăng Tròn, công ty Airwaves Việt Nam, khu dịch vụ du lịch Winchamp (Phan Thiết), khu du lịch lặn biển Việt Nam- Scuba (Tuy Phong), khu du lịch sinh thái Suối Dứa (La Gi). Hệ thống quán bar, vũ trường chủ yếu tập trung ở thành phố Phan Thiết nhưng số lượng còn ít, qui mô nhỏ, chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu vui chơi về đêm của du khách và giới trẻ.
Toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 3 rạp chiếu phim, 1 trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm (Bắc Bình), 1 nhà hát ca múa Nhạc Biển Xanh Bình Thuận, 1 nhà thi đấu đa năng, 1 sân vận động 5000 chỗ, 1 trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia II, 1 trung tâm tập luyện và thi đấu thể thao.
Các khu vui chơi giải trí kết hợp với các khu du lịch nghỉ dưỡng tổ chức nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như chơi golf, lướt ván, ca nô trượt nước, lặn biển, câu cá, chèo thuyền thúng, tắm nước khoáng- bùn khoáng…nhằm tăng cơ cấu chi tiêu của du khách và doanh thu du lịch của tỉnh. Tuy nhiên số khu vui chơi giải trí,
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh còn khá ít so với yêu cầu của người dân địa phương và khách du lịch.
Tỉnh cũng đã xây dựng 1 siêu thị ở Phan Thiết, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh hải sản. Ngoài ra còn có hệ thống cửa hàng trên các trục thương mại dịch vụ của thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các thị trấn trong địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên doanh thu từ mua sắm hàng hóa, quà lưu niệm còn thấp. Các siêu thị, chợ, cửa hàng có qui mô nhỏ, mặt hàng chưa phong phú, mẫu mã chưa đa dạng. Vẫn còn tình trạng một số cửa hàng bán hàng hóa kém chất lượng, giá cao, ảnh hưởng đến chất lượng tour du lịch và hình ảnh thân thiện của Bình Thuận. Vì vậy, các sở, ban, ngành của tỉnh đã phối hợp triển khai chương trình xây dựng cửa hàng đạt chuẩn, nhằm đảm bảo chất lượng, giá cả và nâng cao thái độ phục vụ du khách.
Hiện nay các dự án trung tâm thương mại, chợ ở thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư, triển khai xây dựng. Trong tương lai khi các dự án này hình thành kết hợp xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, phố mua sắm qui mô lớn, hàng hóa đa dạng với các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, hàng lưu niệm độc đáo, giá cả hấp dẫn, dịch vụ cao cấp sẽ thu hút du khách, kéo dài ngày lưu trú và tăng doanh thu du lịch.
2.2.3.4. Dịch vụ vận chuyển hành khách
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển khách của tỉnh Bình Thuận đã phát triển rõ rệt.
Bình Thuận có 21 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động, trong đó có 19 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa, 2 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế. Ngoài ra trên tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh có 17 hộ kinh doanh cá thể đăng kí kinh doanh lữ hành nhưng chủ yếu chỉ bán vé xe hoặc cho thuê xe Jeep.
Các doanh nghiệp du lịch lữ hành Bình Thuận liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong việc đưa đón khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nơi khác đến Bình Thuận và ngược lại.
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường sắt: ngoài tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh- Phan Thiết đã có tàu du lịch năm sao và trung chuyển bằng xe buýt về các khách sạn du lịch.
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường bộ: hầu hết khách quốc tế đến bằng đường bộ nên thường đi xe của các cơ sở lữ hành còn khách nội địa chủ yếu đi xe du lịch hoặc xe chất lượng cao của các hãng xe tư nhân như: taxi Bình Thuận, công ty Mai Linh, Phương Trang, Tâm Hạnh…
Dịch vụ vận chuyển du khách bằng đường thủy: hàng tuần có 4 tàu vận tải hành khách- hàng hóa và ba tàu chuyên vận tải hàng hóa từ Phan Thiết ra đảo Phú Qúy. Thời gian đi khoảng 6 tiếng, trung bình 2 ngày có 1 chuyến.
2.2.4. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Năm 2006 toàn tỉnh Bình Thuận có khoảng 7.877 lao động du lịch đến năm 2011 đã tăng lên 15.232 lao động, tốc độ tăng trưởng bình quân của lao động du lịch giai đoạn 2006- 2011 là 14,1%.
Cùng với sự phát triển của cơ sở lưu trú, dịch vụ vận tải khách du lịch thì lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch cũng tăng nhanh. Năm 1999 toàn ngành chỉ có 927 lao động trực tiếp, năm 2000 có 1.576 lao động, năm 2005 có 6.792 người và đến năm 2010 toàn ngành có 8.610 lao động trực tiếp.
Nhìn chung nguồn nhân lực du lịch tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng còn thấp, trình độ ngoại ngữ còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao. Lao động du lịch có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,6% tổng số lao động du lịch.
Biểu đồ 2.4. Chất lượng lao động du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2010. Đơn vị %
Đại học và trên đại học
Cao đẳng và trung
cấp
Công nhân kĩ thuật
Lao động khác
4.6
16.6
29.6
49.2
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận
2.2.5. Tình hình đầu tư phát triển du lịch
Toàn tỉnh có 405 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 57.000 tỷ đồng và diện tích đất xây dựng khoảng 8.176 ha và tổng vốn đăng kí đầu tư là 57.119,5 tỷ đồng. Trong đó có 34 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng kí là 24.242,8 tỷ đồng và 371 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí là 32.876,7 tỷ đồng.
Phần lớn các dự án tập trung ở thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, Hàm Thuận Nam còn lại rải rác ở Tuy Phong, Hàm Tân, Phú Qúy. Riêng thành phố Phan Thiết có khoảng 100 khu nghỉ dưỡng sinh thái, biệt thự biển lớn nhỏ trải dài gần 54 km bờ biển. Các khu vực còn lại chưa có thương hiệu, các nhà đầu tư có tâm lý lo ngại kinh doanh không hiệu quả nên việc đầu tư chưa đồng bộ.
Hiện nay tổng số dự án đi vào hoạt động là 125 dự án, trong đó có 28 dự án vừa kinh doanh vừa xây dựng, 83 dự án đang xây dựng, 18 dự án đang san ủi, trồng cây, vướng đền bù 73 dự án và các dự án còn lại đang làm thủ tục xin giấy phép xây dựng đền bù giải tỏa.
Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư phát triển thêm các khách sạn, resort ở các huyện thị khác như Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong và xa hơn là huyện đảo Phú Qúy. Tuy nhiên một số dự án du lịch lớn triển khai rất chậm việc thuê đất đền
bù, lập hồ sơ thủ tục chưa được giải quyết triệt để. Các dự án khai thác cát đen đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch.
2.3. Đóng góp của hoạt động du lịch đến sự phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận
Vai trò, vị trí của du lịch ngày càng nâng cao trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận. Đóng góp GDP du lịch vào nền kinh tế toàn tỉnh tăng nhanh. Năm 2006 GDP du lịch tỉnh đạt 416,6 tỉ đồng, đến năm 2011 đã đạt 1.905,5 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2011 là 35,54%/năm.
Tỉ trọng GDP của ngành du lịch trong cơ cấu GDP toàn tỉnh cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2006, GDP của ngành du lịch chiếm 4,09% tổng GDP toàn tỉnh, đến năm 2011 tăng lên 6,03%.
Số thuế nộp ngân sách Nhà nước của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận không cũng ngừng tăng lên. Năm 2006, ngành du lịch Bình Thuận góp vào ngân sách gần 52 tỉ đồng đến năm 2011 đã tăng lên hơn 230 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2011 là 34,7%.
Đến năm 2010, tỷ trọng khu vực nông- lâm- thủy sản trong tổng GDP của tỉnh giảm mạnh từ 30,4% xuống còn 21%; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 32,7% lên 34,2%; khu vực dịch vụ tăng từ 36,9% lên 44,8%. Khu vực dịch vụ đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận.
Như vậy hoạt động du lịch có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Bình Thuận, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.
Bảng 2.19. GDP du lịch, tỉ trọng GDP du lịch và số thuế nộp ngân sách của ngành du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006- 2011
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
GDP du lịch (tỉ đồng) | 416,6 | 550,8 | 742,9 | 978,58 | 1.390,5 | 1.905,5 |
Tỉ trọng GDP du lịch (%) | 4,09 | 4,28 | 4,42 | 4,94 | 5,70 | 6,03 |
Số thuế nộp ngân sách của ngành du lịch (tỉ đồng) | 52 | 74 | 112 | 142 | 177 | 230 |
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Các Hồ Ở Bình Thuận Có Khả Năng Khai Thác Du Lịch
- Thống Kê Số Cơ Sở Y Tế Và Giường Bệnh Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận Năm 2010
- Thời Gian Lưu Trú Trung Bình Của Khách Du Lịch Quốc Tế Ở Bình Thuận Giai Đoạn 2005- 2010
- Chỉ Tiêu Bod5 Của Nguồn Nước Mặt Tỉnh Bình Thuận
- Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Biển Ven Bờ Năm 2010
- Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Nhân Văn
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận
2.4. Một số nhận xét về tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tỉnh Bình Thuận
2.4.1. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
2.4.1.1. Tác động tích cực
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.
Góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên như khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú, khu bảo tồn biển Cù lao Cau, khu bảo tồn biển Đảo Phú Quý.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
Tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo… Du lịch góp phần tích cực vào việc tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh
quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá, thông tin, năng lượng… Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển.
Du lịch góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.
Du lịch góp phần tăng cường chất lượng môi trường: hoạt động du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
2.4.1.2. Tác động tiêu cực
a. Đối với môi trường nước
Chất lượng nguồn nước mặt
Nước sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của du khách, trong các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…luôn cao hơn nhiều so với mức nước sử dụng của người dân xung quanh. Nếu các khu du lịch khai thác và sử dụng nguồn nước mặt không hợp lí sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm hoặc cạn kiệt nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe người dân cũng như môi trường tự nhiên.
Nhìn chung hầu hết các cơ sở du lịch tỉnh Bình Thuận cho nước thải tự ngấm hoặc thải trực tiếp ra biển. Năm 2006, toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có 5/84 cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, còn lại phần lớn các cơ sở du lịch chưa quan tâm đúng mức việc thâu gom rác thải, xử lí nước thải. Đến năm 2010, có 90/166 cơ sở du lịch đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy, hoạt động du lịch tỉnh cũng đang quan tâm đến tác động môi trường, tăng cường xây dựng hệ thống xử lí nước thải, rác thải.
Ngoài ra rác thải phát sinh từ việc xây dựng, nạo vét sông hồ và rác thải từ quá trình khai thác du lịch không được thu gom, xử lí đúng qui định cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt, làm gia tăng đáng kể các tạp chất, bùn cát, vi khuẩn, chất độc hại trong nước sông và du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi cũng gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn nước.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong năm, được tiến hành lấy mẫu trong 2 đợt, đó là vào mùa khô (tháng 4/2009) và mùa mưa (tháng 10/2009). Mẫu nước mặt được phân tích đều là nước sông được sử dụng với mục đích cấp nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột A1).
Mỗi đợt tiến hành lấy 18 mẫu, khu vực lấy mẫu cụ thể như sau:
Các mẫu có kí hiệu NM01, NM02, NM03 lấy tại khu vực sông Dinh, huyện Hàm Tân.
Các mẫu có kí hiệu NM04, NM05, NM06 lấy tại khu vực sông Phan, huyện Hàm Thuận Nam.
Mẫu có kí hiệu NM07 lấy tại khu vực sông Cà Ty, huyện Hàm Thuận Nam. Các mẫu có kí hiệu NM08, NM09 lấy tại khu vực sông Cái, thành phố Phan
Thiết.
Mẫu có kí hiệu NM10 lấy tại khu vực hợp lưu giữa sông Lũy và sông Phan,
huyện Bắc Bình.
Mẫu có kí hiệu NM11 lấy tại khu vực sông Lũy, huyện Bắc Bình.
Các mẫu có kí hiệu NM12, NM13 lấy tại khu vực thuộc sông Phan, huyện Bắc Bình.
Các mẫu có kí hiệu NM14, NM15, NM16, NM17, NM18 lấy tại khu vực thuộc sông Lòng Sông, huyện Tuy Phong.
Kết quả phân tích chất lượng các mẫu nước mặt như sau:
+ Chỉ tiêu pH
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, giới hạn cho phép của chỉ tiêu pH đối với cột A1 của nước mặt là 6,5- 8,5. Qua biểu đồ ta thấy tất cả các mẫu đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Biểu đồ 2.5. Chỉ tiêu pH của nguồn nước mặt tỉnh Bình Thuận
Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận